KIA RAY nói:
Hộp số về nguyên tắc là thiết bị truyền động có thể thay đổi cấp số truyền để phù hợp với điều kiện hoạt động của động cơ và xe.
Động cơ ô tô xe máy nói chung là động cơ đốt trong, đặc tính làm việc thay đổi nhiều theo tốc độ vòng tua máy, thường thì chỉ có một khoảng động cơ tiết kiệm nhiên liệu, hiệu suất cao, moment lớn... trong khi xe hoạt động liên tục ở khoảng tốc độ rất rộng và thay đổi liên tục -> cần có hộp truyền động thay đổi tốc độ truyền trong khi xe đang hoạt động, các cụ ngày xưa nghĩ ra cái hộp số.
Có 2 loại truyền động cơ bản là có cấp và vô cấp.
- Hộp số có cấp (2,3,4,5,6,7,8,9... cấp) có các tỉ số truyền cố định theo từng cấp số vì nó truyền bằng bánh răng, mỗi cặp/bộ bánh răng có tỉ số truyền khác nhau, chỉ việc "chọn" cặp bánh răng làm việc qua đó "chọn" được tỉ số truyền. Cơ bản loại này có 2 dòng là hộp số tay/số sàn (MT) dùng bánh răng thường sang số bằng cơ bắp hay hộp số tự động (AT) dùng bánh răng hành tinh, sang số tự động dựa vào hệ thủy lực... sau này MT phát triển thêm hộp số bán tự động sang số kiểu cơ điện tử hay gắn trên xe đua và gần đây là hộp số ly hợp kép. Ưu điểm là truyền động bằng bánh răng nên hiệu suất rất cao, chịu tải lớn. Nhược điểm là có cấp số cố định không tận dụng được hết dải hoạt động lý tưởng của động cơ, sang số thường hay bị giật xe, không êm bằng CVT. Cấu tạo gồm nhiều bánh răng phức tạp, đặc biệt là hộp số tự động.
Hộp số sàn cơ bản, gồm các cặp bánh răng.
(zf.com)
Hộp số ly hợp kép, giống hộp số sàn nhưng có tới bộ 2 ly hợp, 1 bộ cho 1,3,5,R, bộ kia cho 2,4,6. 2 ly hợp tuần tự đóng ngắt kết hợp với sang số giảm được giật xe khi sang số và tăng tốc độ sang số.
(carworld.ge)
Hộp số tự động 7 cấp với các bộ bánh răng hành tinh tạo ra 7 cấp số tới, 1 lùi.
(benzinsider.com)
- Hộp truyền động vô cấp (CVT), gọi là hộp số hay "gear box" đều không đúng vì nó chẳng có cấp cũng chẳng thấy răng đâu. Đơn giản nhất là xe máy, chỉ gồm 1 dây cu-roa (V-belt) nằm giữa 2 puli, 2 puli này thay đổi đường kính thông qua thay đổi khoảng cách giữa 2 má puli ép belt (chiều dài dây belt không đổi) để thay đổi cấp số truyền. Puli chủ động thường thay đổi đường kính thông qua một hệ thống quả văng, lò xo, rãnh... và thường là một hệ cân bằng rất độc đáo về cơ khí đã được tính toán kỹ. Của ô tô thì cơ bản vẫn như trên, thay belt cao su bằng belt lá thép, thêm số lùi... Loại này về lý thuyết là lý tưởng vì có vô số cấp truyền ứng với từng tốc độ của xe và động cơ, cấu tạo đơn giản, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó là nhược điểm về cơ khí. CVT bắt buộc sử dụng mặt ma sát không răng, chắc chắn sẽ có trượt gây tổn hao năng lượng, chưa kể độ bền giảm vì belt bị uốn liên tục và các chi tiết bị mài với nhau... Nhược điểm nữa là công suất chịu tải có hạn, thường chỉ thích hợp gắn trên xe máy và ô tô cỡ nhỏ...
Hộp số CVT cho ô tô, có thể thấy rõ nó gần như không có răng nào (chỉ tính bộ phận CVT), dây belt bằng kim loại nằm giữa 2 puli thay đổi được đường kính.
(Cazz.org)