Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
20/11/12
17
0
0
DU LỊCH QUỐC TẾ HOÀNG GIA
2A Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1
Phone : 0839110030 - 0918723009
Web : dulichhoanggia.com.vn


Ở Việt Nam chợ thường họp ở miền Tây Nam Bộ. Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm ghe, thuyền, xuồng của cư dân. Chợ họp cả ngày, nhưng thường nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Trên thuyền chất đầy hàng hóa, phổ biến là các loại trái cây. Nét riêng của các thuyền là trên mỗi thuyền có một vài cây sào, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm mà mình có bán. Cho nên khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào đó là có thể biết trên thuyền, ghe đó có thứ mình cần hay không.

Chợ nổi Việt Nam có đặc điểm chung là:

Chợ là nơi mua bán thật sự của cư dân địa phương, là nơi người dân địa phương trao đổi sản vật, nông sản, thực phẩm, v.v. Khác hoàn toàn với chợ nổi Damnoen Saduak tại Thái Lan.
Các cửa hàng hay các ghe thuyền thường không có bảng hiệu, chợ bán sản vật gì người ta treo sản vật đó lên cây sào hoặc trên mũi thuyền. Người ta gọi cây này "cây bẹo". Người bán dùng cây chống ngay trước mũi xuồng, ghe của mình rồi treo tượng trưng lên đấy những loại nông sản mà mình muốn bán. Chẳng hạn như bán cam thì người ta treo lên vài quả cam; bán xoài thì treo vài trái xoài; bán chuối thì treo nải chuối, bán mía thì dựng lên bó mía... Với cách tiếp thị độc đáo này, những người mua tới chợ từ xa đã quan sát thấy.

Muốn biết các ghe thuyền và các cư dân sông nước đến từ địa phương nào, chỉ cần nhìn vào mạn thuyền, trên thuyền có ghi mã tỉnh được viết tắt bằng 2 chữ cái đầu. Ví dụ, trên thuyền ghi "TG" thì thuyền đó đến từ Tiền Giang. Chợ nổi là nơi tụ họp của rất nhiều cư dân đến từ khắp miền đất nước.
Tuy rằng người dân "treo gì bán đó" thông qua những cây bẹo, tuy nhiên có 3 trường hợp ngoại lệ:
"Cái gì treo mà không bán?" Chính là quần áo. Cư dân chợ nổi thường sinh sống và sinh hoạt ngay trên thuyền, vì thế, quần áo họ thường phơi cả trên thuyền, do đó "mặt hàng" này họ không bán.
"Cái gì bán mà không treo?" Chính là các thuyền bán hàng ăn uống và nước giải khát. Những thứ này không thể treo lên được.
"Cái gì mà treo cái này, bán cái khác?" Chính là treo lá dừa nhưng lại bán thuyền. Người dân muốn bán ghe thuyền của họ thường treo lên thuyền một cây sào, trên đó có gắn một miếng lá dừa.

Các chợ nổi này hoạt động tự phát từ xưa đến nay, không có sự quản lý hành chính, thu thuế nào một cách chặt chẽ. Chợ nổi tự phát là do những người buôn bán trên sông đã lâu, cùng với những người nông dân làm vườn địa phương và một số người buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương hình thành nên.

Đồng bằng sông Cửu Long là xứ nhiệt đới gió mùa điển hình, trái cây, khoai, củ, rau quả rất đa dạng và phong phú cho nên mùa nào cũng có thể đi mua bán những mặt hàng này được. Từ đó, một số cư dân ở đây hình thành nên thói quen một cách tự phát là đi mua bán các loại trái cây, khoai củ, rau quả lúc nông nhàn hoặc thành nghề truyền từ đời này sang đời khác. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho xuồng, ghe đi khắp nơi trong đồng bằng. Chính vì ghe, xuồng có thể lưu thông tự do khắp nơi trong đồng bằng như vậy nên thương lái có thể len lỏi mọi ngõ ngách ở đồng bằng tìm mua các loại trái cây, khoai, rau quả mà nông dân, người làm vườn bán tại vườn với số lượng nhiều, giá rẻ.

Các khu vực khác ở Việt Nam không thể có chợ nổi trên sông buôn bán nông sản như vậy, do hệ thống sông ngòi và bị đê bao quanh sông cái ngăn lũ nên ghe, xuồng không thể hoạt động, không thể len lỏi khắp nơi trong đồng bằng được.


5 chợ nổi độc đáo miền Tây
Chợ Nổi không chỉ thu hút du khách bởi đặc trưng văn hóa sông nước miền Tây, mà còn bởi phong phú sản vật nhiệt đới được bày bán giữa bao la ghe, thuyền tấp nập.

Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ

Nằm trên sông Cái Răng, cách thành phố Cần Thơ khoảng 6km, chợ nổi Cái Răng trở thành một địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ mỗi khi tới Cần Thơ. Du khách có thể đi thuyền từ bến Ninh Kiều chỉ mất 30 phút.

Là một trong ba chợ nổi lớn nhất miền Tây Nam Bộ, Cái Răng tấp nập người mua kẻ bán cùng hàng trăm thuyền, ghe lớn bé đậu san sát ngay từ sáng sớm. Ngày thường, chợ họp từ 3h đến 9h, đến cận Tết chợ họp gần như suốt ngày. Ở chợ nổi Cái Răng, du khách không chỉ thỏa mãn với những xuồng ghe đầy ắp trái cây, nông sản phẩm mà còn được thưởng thức nhiều loại dịch vụ ăn uống mang đậm chất Tây Đô như: hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi. Bạn cũng sẽ ấn tượng với cách tiếp thị độc đáo “treo gì bán nấy” của người dân nơi đây: treo những thứ cần bán lên một cái sào gọi là “cây bẹo” để du khách có thể nhìn thấy từ xa. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng mái chèo khua cùng cảm giác bồng bềnh nơi sông nước chắc chắn sẽ sẽ ghi dấu ấn trong lòng nhiều khách du lịch khi đến với Cái Răng, Cần Thơ.


Chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang

Được hình thành từ thế kỉ thứ 18, chợ nổi Cái Bè là nơi giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang. Chợ nổi lâu đời bậc nhất Tiền Giang này thu hút du khách ngoài cảnh ghe thuyền đi lại như mắc cửi còn bởi bức tranh thủy mặc của thị trấn với những khu vườn nối tiếp vườn, những dãy phố nằm dọc bờ sông, lúc ẩn lúc hiện dưới hàng dừa nước và những rặng bần đặc trưng miền Tây. Ở đây có nhiều sản vật phong phú, đa dạng từ trái cây tới gia cầm, thủy hải sản, thậm chí cả đồ gia dụng, vải vóc. Nếu để mua về làm quà bạn có thể lựa chọn quít đường, kẹo dừa hoặc độc đáo hơn là xà bông từ dừa, đặc sản nổi tiếng Cái Bè. Bạn cũng nên căn giờ ra chợ từ sớm để tham quan bằng thuyền vì chợ chỉ họp từ 2h tới 8h sáng đã tan.


Chợ nổi Phụng Hiệp, Hậu Giang

Chợ nổi Phụng Hiệp cách thành phố Vị Thanh, Hậu Giang 75km và trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 30km về phía Nam. Chợ nằm trên ngã bảy Phụng Hiệp – nơi 7 tuyến sông gặp nhau nên còn gọi là chợ Ngã Bảy.

Cũng giống như chợ Cái Bè và Cái Răng, chợ Phụng Hiệp tập trung hàng trăm ghe thuyền chuyên chở hàng hóa, sản vật cho không chỉ địa phương mà còn ra tận phía Bắc và khách du lịch năm châu. Ngoài thưởng thức đặc sản miền Tây, du khách còn có thể mang về làm quà những hàng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng Hậu Giang. Điểm đặc biệt khác ở Phụng Hiệp đó là chợ rắn với đủ các loại rắn và rượu rắn hảo hạng. Ngoài ra còn có rùa, ba ba, tắc kè, kì đà... Nếu bạn muốn khám phá sông nước miền Tây thì chợ nổi Ngã Bảy này chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn cả về cảnh đẹp lẫn văn hóa đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.


Chợ nổi Long Xuyên

Cách trung tâm thành phố chừng 2km, chợ nổi Long Xuyên tuy không nổi tiếng như các chợ khác nhưng đến đây du khách vẫn có thể cảm nhận được phong thái hào sảng của người dân miệt vườn miền Tây Nam Bộ.

Ở chợ nổi Long Xuyên nhiều nhất là các loại hoa màu như rau, dưa cà, cải, bí, khoai...và cũng không thiếu những hoa trái nức tiếng đủ loại như chuối, bưởi, cam, quít...Thêm vào đó, bạn có thể đi chợ cả ngày mà không phải tranh thủ từ sớm như nhiều chợ nổi khác. Cùng với những ghe thuyền buôn bán, du khách còn được tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt thường ngày của những người dân trên sông nước, để hiểu thêm những mảnh đời số phận con người nơi đây.


Chợ nổi Trà Ôn, Vĩnh Long

Cách vàm Trà Ôn 250m, chợ nổi Trà Ôn là một chợ nổi ở hạ lưu sông Hậu có chiều dài trên 300m. Đặc biệt, chợ thường họp theo con nước nên nước lớn thì chợ đông. Chợ nổi Trà Ôn mang tính chất của chợ đầu mối, các sản vật được phân phối theo dạng sỉ, nông sản thì có khoai mỡ, khoai ngọt, dưa chuột, khổ qua.., trái cây thì có cam sành Tân Thành, vú sữa Hòa Bình, sầu riêng Lục Sĩ Thành. Điểm khác biệt nữa của chợ Trà Ôn là có những ghe bán hoa kiểng trang trí nhiều màu, khá lạ mắt. Du khách đến Trà Ôn cũng không nên bỏ qua đặc sản “cá cháy” với đủ loại chế biến không nơi nào có. Được ăn, được gói mang về những sản vật đặc trưng của miền sông nước Tây Nam Bộ, ít có khách du lịch nào đến mà không quay trở lại nơi đây.
 
Status
Không mở trả lời sau này.