Dù ai buôn đâu bán đâu
Mùng 9 tháng 8 trọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mùng 9 tháng 8 thì về trọi trâu
Câu ca dao đã thể hiện nét quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân Hải Phòng nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. Năm 2005, tổng cục du lịch, bộ văn hóa thông tin đã đề nghị Chính phủ công nhận là lễ hội trọng điểm cấp quốc gia, coi đây là lễ hội mang đậm đà bản sắc dân tộc với nét đẹp văn hóa - tâm linh - thượng võ của người dân vùng biển.
II-Lễ hội Chọi Trâu
1.Nguồn gốc lễ hội
-Để có thể tìm hiểu một vấn đề việc đầu tiên chúng ta phải làm là đi tìm lich sử hình thành của vấn đề đó từ đó mới có thể thấy được những giá trị tinh thần cũng như vật chất được truyền tải.
-Về truyền thuyết về lễ hội chọi trâu thì có rất nhiều nhưng có những truyền thuyết chính được nhân dân nơi đây lưu truyền là:
1.1. THẦN TÍCH TƯỚC ĐIỂM ĐẠI VƯƠNG.
Ở Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Xuyên, ( các xã của huyện Đồ Sơn) đều thờ chung một vị tôn thần, tên hiệu là Tước Điểm Đại Vương.
Theo thần tích, dưới chân Núi Tháp, thuộc đìa phận xã Ngọc Xuyên, có một ngôi đền, mỗi khi trời u ám, thường có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch bàn, trước cửa đền có hai con trâu chọi nhau. Cảnh đó thường diễn ra vào mùng 9 tháng 8 hàng năm, nên dân ba xã làm mâm bột đặt trong đền làm lễ cầu thần hiện Sáng ra, chỉ thấy dấu chân chim sẻ trên đó, nên đặt tên là Tước Điểm thần.
Riêng sách Đồng Khánh Địa Dư Chí Lược ghi rõ: " Đền Hùng Trấn Tước Điểm Thần thờ thuỷ thần Đồ Sơn trên Núi Tháp thuộc huyện Nghi Dương. Tương truyền, dân ba xã Đồ Sơn sống bằng nghề chài lưới, vẫn muốn lập ngôi đền để thờ thuỷ thần, có người trong xã mộng thấy Thần Thuyền nên dựng đền trên núi Tháp, ngày hôm sau người đó lên núi thấy một đàn chim sẻ quây lượn trong giây lát rồi bay ra phía biển. Dân Đồ Sơn dựng đền trên núi. Hội chọi trâu được tổ chức hàng năm vào mùng chín tháng Tám âm lịch hàng năm là ngày đại sự.
Nguồn gốc hội chọi trâu còn được sách Đồng Khánh Dư... ghi lại qua lời tương truyền: " Xưa có người dân trong xã đi qua đền Hùng Trấn Tước Điểm Thần thấy hai con trâu húc nhau, thấy động chúng bỏ chạy xuống biển. Về sau, dân xã Đồ Sơn mở hội chọi trâu vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch hàng năm và cho rằng trong ngày hội thế nào cũng có rtận mưa to gió lớn. Đó là thuỷ thần Đồ Sơn hiển linh.
1.2. HUYỀN TÍCH BÀ ĐẾ.
Đây là một câu truyện nhuốm màu sắc thần thoại mà dân Đồ Sơn đã sáng tạo nên nhằm giải thích nguồn gốc lễ hội chọi trâu mà bao đời nay đã vô cùng gắn bó với họ.
Nàng là người con gái đẹp nhà nghèo, tên là Đế, có tiếng hát mê hồn quyến rũ đã đến tai vua Thuỷ Tề. Hồng nhan bạc phận, nàng bị oan với tội hoang thai. Hôm nàng bị dìm xuống nước, mây vàn vũ, trời âm u, và biển như thể nổi giận, từng đợt sóng chồm lên. Ba lần bọn hào lý ném nàng xuống biển là ba lần nàng nổi lên. Chúng đã dùng dây thừng buộc nàng vào cối đá, ném xuống. Vua Thuỷ Tề chỉ chờ có vậy đón người vợ oan ức về cung sau bao nhiêu tháng ngày đằng dẵng nhớ thương cái giây phút truy hoan ấy.
Nơi vua Thuỷ Tề đón nàng về cung bỗng dưng có rất nhiều tôm cá. Vì thế, người ta bèn tổ chức chọi trâu, mỗi một vạn chài được phép mang một con trâu ra thi đấu. Trâu của vạn chài nào thắng, tức là năm ấy vạn chài ấy được độc chiếm bãi cá. Con trâu thắng cuộc được dùng vào tế thần, cầu mong thuỷ thần phù hộ cho dân chài Đồ Sơn quanh năm được mùa tôm cá.
1.3. THẦN TÍCH CÁ KÌNH
Nhiều lão làng kể lại rằng: Cư dân làm nghề mò cua, bắt cá ở Đồ Sơn thường bị cá kình ăn thịt. Trước sự hung tợn, sự quấy nhiễu của quái vật, con người lập đàn cầu thần linh phù hộ vào thượng tuần tháng sáu và hứa sẽ mổ trâu, mổ lợn lễ tạ. Quả nhiên, sau hai tháng, vào một đêm mưa bão gió giật, sáng ra thấy xác cá kình chết. Trên hầu có vết chim cắn, một loại chim thần giáng thế độ dân. Từ đó, người bắt cá không bị cá kình ăn thịt nữa. Giữ lời hứa với thần linh, hàng năm dân làng đi mua trâu về lễ thần ở đền Nghè. Khi lễ ở đền Nghè, chúng đứt dây, chọi nhau quyết liệt. Các cụ cho rằng thần linh thích xem Trâu chọi. Bởi vậy hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội chọi trâu và ngày đó đã trở thành đại sự, ngàu hội truyền thống.
1.4. KHỞI NGHĨA CỦA NGUYỄN HỮU CẦU
Thế kỷ XVIII trong lịch sử VN được coi là thế kỷ của khởi nghĩa nông dân vì chế độ phong kiến Lê Mạt đã khủng hoảng toàn diện đòi hỏi một sự thay đổi đến tận gốc. Trong cơn bão táp của chiến tranh nhân dân đó, nếu khởi nghĩa Tây Sơn là tiêu biẻu cho nhân dân Đằng Trong thì khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, hay còn gọi là Quận He ở Hải Phòng là tiêu biểu cho nhân dân Đằng Ngoài.
Chuyện cũ kể rằng: " Sau khi tập hợp số quân còn lại sau cuộc đàn áp triều đình vào năm 1741, Nguyễn Hữu Cầu kéo quân về Đồ Sơn xây dựng lực lượng. Mỗi khi đánh trận thắng ông thường mổ râu khao quân. Những con trâu trọi mổ bụng dứt dây lao ra, chọi nhau quyết liệt. Quân sĩ thấy thế hứng khởi reo hò vang dội. Kể từ đó, hàng năm, Nguyễn Hữu Cầu mở hội chọi trâu để cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ.
Ngoài ra, trong cuốn Lịch sử Người Hà Nội của Hà Ân viết: " Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng đến xem hội chọi trâu Đồ Sơn đã gặp Kỳ Vỹ, người đã cứu Nhượng Vương thoát chết khỏi nạn cướp nên đã kết nghĩa làm anh em". Vậy theo sách này chí ít tục chọi trâu cũng phải có ít nhất từ thời Trần.
Giải thích về Nguồn gốc Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn khó có thể hoàn thiện trong một sớm, một chiều, thực tế lịch sử có, huyền thoại có... Chỉ biết rằng lễ hội ấy ngày càng được hưởng ứng, mãi mãi là sản phẩm văn hoá tinh thần vô giá độc đáo của cư dân miền biển Đồ Sơn nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung. Để từ đó, chúng ta đón nhận, bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội có một không hai này
2.Công tác chuẩn bị lễ hội
-Nước Việt Nam vốn là một nước có nền văn hoá nông nghiệp nên Trâu là một vật dụng quan trọng không thể thiếu trong sản xuất. Đánh giá sự quan trọng của con Trâu trong đời sống của nhân dân,dân gian ta đã có nói một trong 3 việc quan trọng nhất của đời người con trai(người chủ của gia đình) là cất nhà,gả vợ và tậu trâu.Trâu là biểu trưng cho sự thịnh vượng giàu có của một gia đình
-Trong SEAGAME 22 tổ chức ở Việt Nam năm 2003 để giới thiệu đất nước ta với bạn bè trong khu vực và quốc tế,Nước ta đã chọn linh vật là con trâu àTrâu là một biểu tượng của đất nước ta
-Đời sống vật chất và tinh thần đã thể hiện sự quan trọng của con trâu vì vậy những chú trâu được trọn để tham gia lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn lại càng được trọn lượng một cách kĩ lưỡng nhất.
-Để có trâu hay ngay sau lễ hội những chủ trâu đã phải cất công hàng tháng trời đi đến những nơi như Sơn La,Lai Châu,Quảng Bình, Nghệ An để tìm trâu.Có khi còn phải sang đến đất bạn Lào để trọn trâu.Bởi trâu trọi cần tìm phải là trâu còn chất hoang dã thường được thả rong trong các cánh rừng
-Giá một con trâu chọi cũng từ 60 đến 70 triệu đồng. Người đi tìm trâu chọi phải có lòng say mê và sự kiên trì. Theo kinh nghiệm chọn trâu của những cụ già lâu năm có kinh nghiệm trong nghề thì trâu chọi phải có đôi sừng khỏe, rộng, vênh hướng về phía trước; cổ to, ngực rộng; đuôi trai, móng sò; mắt đỏ, mi dày... Thì đó mới là trâu can trường, dũng cảm.
-Trọn được trâu đã khó khăn nhưng công việc chăm sóc huấn luyện trâu cũng vô cùng gian nan vất vả.Chế độ ăn, uống hàng ngày cũng hết sức chu đáo, không thể thiếu đường, thiếu thuốc B1 hằng ngày. Trâu chọi phải chăn dắt xa trâu nhà. Đôi mắt trâu, cặp sừng luôn được bảo vệ cẩn thận. Mắt trâu phải tinh tường, để quan sát được đối phương. Cặp sừng khỏe, nhọn hoắt .Nơi trâu ở sạch sẽ thoáng mát, có màn che muỗi ban đêm...
-Ngay trong việc trọn trâu ta đã thấy được sự vất vả cận thận của những người nuôi trâu nhằm đem đến cho lễ hội những chú trâu tốt nhất thể hiện sự yêu mến và tôn kính với lễ hội trọi trâu
3.Lễ hội
3.1 LỄ
-Các trâu chọi của các làng vào Xào Xá. Người rước trâu thần phải tắm rửa sạch sẽ sao cho thật thanh khiết, mặc áo dài, thắt lưng đỏ, đội nón lá dứa. Trâu thần cũng được trang trí, lưng trùm vải đỏ, sừng buộc những dải lụa điều.
-Lễ dâng hương mở hội bắt đầu ở đền Nghè thuộc phường Vạn Ninh. Sau đó là lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm dẫn trâu đi trình thành hoàng làng. Điệu múa khai hội được 24 tráng niên Đồ Sơn chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ. Màu sắc biến hoá linh hoạt và huyền ảo. Tay vung cờ, chân tiến lùi trong tiếng trống trận. Những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng. Có lúc cờ phất tròn như dải lụa quấn lấy thân người. Múa cờ dàn theo hình thế trận, bên tả, bên hữu, lúc như đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến.
-Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội để người dân địa phương cầu mong cuộc sống hạnh phúc bình yên, làm ăn thịnh vượng và may mắn. Đồng thời lễ hội gắn liền với tục thờ cúng thần biển và tục hiến sinh tâm linh. Nên, sau giải đấu, trâu chiến thắng được mang về đình tế lễ và thịt theo tục lệ hiến sinh
-Các "ông trâu"chọi khác cũng đều được giết mổ ngay sau trận đấu. Giá thịt trâu chọi thường đắt gấp 4 đến 5 lần thịt trâu thường. Người dân ở đây quan niệm, được "thụ hưởng" thịt trâu chọi là mang về may mắn cho bản thân và gia đình.
-Vào ngày lễ hội, người dân Đồ Sơn kiêng ra biển. Họ quan niệm ra biển ngày hội hay gặp rủi ro, bị thần biển phạt. Con em địa phương đi làm xa đều nhớ ngày hội mà về. Ai không về được, đều có lễ gửi về cúng tổ tiên, mong được phù hộ cho nhiều may mắn trong cuộc sống.
3.2-Hội
-Trước đây do đời sống kinh tế còn khó khăn nên lễ hội trọi trâu Đồ Sơn không được tổ chức trong nhiều năm từ năm 1990 các cấp ngành đã nỗ lực phục hồi lại lễ hội chọi trâu với mong muốn hội trọi trâu mang đậm nét văn hoá tinh thần tâm linh người Việt sẽ đến với đông đảo nhân dân
-Mọi năm Lễ Hội chọi trâu Đồ Sơn diễn ra 1 ngày vào 9/8 (âm lịch) và không có vòng đấu loại.
-Từ năm 2007 lễ hội diễn ra 3 ngày với quy mô hoành tráng, có vòng đấu loại. Vòng loại được tổ chức trước vòng chung kết 2 tháng. 32 trâu chọi vòng loại thi đấu 16 trận để chọn được 16 trâu vào vòng chung kết. Năm nay, giải thưởng trâu vô địch 20 triệu đồng, cao hơn nhiều so với mọi năm. Nhưng so với công sức - tiền của của chủ trâu thì còn rất nhỏ. Bởi những ông chủ trâu, tham gia lễ hội vì niềm đam mê, vì danh dự bản thân , gia đình và dòng họ. Những chủ trâu đều là những người có đức hạnh, được mọi người kính trọng
-Những “ông” trâu đêm trước vòng chung kết được chăm sóc cẩn thận để có được sức khoẻ tốt nhất. Cắm hương muỗi và bật quạt đuổi ruồi, những điều đơn giản ấy rất quan trọng với các “võ sĩ” trước giờ ra đấu trường
-Vào sân đấu, mỗi "ông trâu" đều có một thế đi, thế đứng riêng. Có "ông trâu" được chủ che lọng vàng khi vào trận, quỳ hai chân trước chào khán giả trước khi thi đấu. 15 trận đấu vòng chung kết diễn ra quyết liệt, có lúc nghẹt thở. Nhiều "ông trâu" với những đòn hay, thế hiểm, mà đang ở thế bại, nhanh chóng chuyển sang thế thắng. Có "ông trâu" vào cuộc luôn ở thế áp đảo đối phương, khán giả nhiệt tình ủng hộ. Nhưng chỉ sơ suất, nóng vội, hở miếng trong một giây , để đối phương lật ngược thế cờ làm cho bao khán giả xuýt xoa, tiếc nuối.
-Khi xưa mỗi bên bãi trọi trâu đều buộc một con trâu cái ngon lành được buộc bằng một dải lụa đỏ để khích lệ trâu đực thi đấu hăng hái. Đúng là khi có trâu cái thì trâu đực bao giờ cũng mạnh mẽ hơn trời đã sinh như thế mà
-Cuộc chơi nào cũng có kẻ thắng người thua.Nhưng những chú trâu đều được hiến tế và bán cho khách thăm quan với mong muốn đem lại những điều may mắn cho một mùa sản xuất làm ăn mới của mọi người trong cuộc sống.Và thật vinh hạnh cho chủ trâu có trâu chiến thắng,tuy tiền thưởng không nhiều nhưng với chiến thắng của chú trâu nhà có thể nói đã đem lại hạnh phúc cho gia đình và dòng họ.Không những thế trong thâm tâm mọi người, người có trâu thắng cuộc sẽ gặp được nhiều may mắn trong công việc
III-Lời kết
- Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là lễ hội cầu thịnh vượng và hạnh phúc cho người dân địa phương có từ thế kỷ thứ 18. Một vùng đất gồm những cư dân nhiều nơi về đây khẩn hoang, sinh cơ lập nghiệp.
- Hội chọi trâu là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh; nhưng bên cạnh những tập tục đó là tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng
-Hy vọng trong sự phát triển chung của cả nước, Lễ Hội chọi trâu Đồ Sơn ngày càng được hoàn thiện, hấp dẫn du khách bốn phương, xứng đáng là một trong 15 lễ hội trọng điểm của cả nước
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Khidong
Ngày đăng:
Người đăng:
GS X
Ngày đăng:
Người đăng:
vnhieu1978
Ngày đăng: