Em sưu tập được bài này thấy hay hay nên mạn phép post lên ạ!!!</h2>
Chọn xe theo phong thủy</h2> <h2>CÁCH CHỌN MÀU XE THEO PHONG THỦY.</h2>
Ngũ hành nạp âm là do Can và Chi phối hợp với Âm Dương mà sinh rạ.
Như Giáp Tý (can dương + chi dương) phối hợp với Ất Sửu (can âm + chi âm) sinh ra Hải trung Kim. Hải trung Kim là mạng của tuổi Giáp Tý và Ất Sửu theo ngũ hành nạp âm.
Lục giáp có 6 vòng, mỗi vòng có 10 năm gọi là một Giáp, từ Can đầu là Giáp đến Can cuối là Quý như:
1. Vòng 1: Các tuổi Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân cuối cùng là Quý Dậụ Những người sanh ra trong 10 năm này, người ta gọi là con nhà Giáp Tý.
2. Vòng 2: Từ tuổi Giáp Tuất đến Quý Mùi (con nhà Giáp Tuất).
3. Vòng 3: Từ tuổi Giáp Thân đến Quý Tỵ (con nhà Giáp Thân).
4. Vòng 4: Từ tuổi Giáp Ngọ đến Quý Mẹo (con nhà Giáp Ngọ).
5. Vòng 5: Từ tuổi Giáp Thìn đến Quý Sửu (con nhà Giáp Thìn).
6. Vòng 6: Từ tuổi Giáp Dần đến Quý Hợi (con nhà Giáp Dần).
Các chu kỳ 60 năm đều giống như nhau:
Thượng ngươn (1864-1923),
Trung ngươn (1924-1983),
Hạ ngươn (1984- 2043).
Các nhà Thuật số cho rằng, Thiên can, Địa chi là chính, nên khi xung khắc rất tai hại, ngũ hành nạp âm có xung khắc thì bị ảnh hưởng nhẹ thôi, cũng như được tương sinh thì chỉ vớt vát phần nào, chớ không tốt như chính ngũ hành.
Nhưng ngày nay, từ ngày có các loại xe gắn máy và xe hơi xuất hiện, sau thời gian dài nghiên cứu, họ thấy rằng ngũ hành nạp âm có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc chọn màu xe cho người mua (thường lái chiếc xe đó).
Nên mua xe có màu tương sinh hay cùng hành, kỵ mua xe màu tương khắc với mạng của chủ nhân.
- Mua chiếc xe có màu tương sinh với mạng người chủ thì chiếc xe đó thường đem lại lợi lộc, khi lái xe sẽ thoải mái trong lòng, ít khi bị hư hỏng bất ngờ và nếu rủi ro có bị tai nạn thì thường bị nhẹ hơn màu tương khắc.
– Mua chiếc xe có màu cùng hành với người chủ cũng tốt, nó ít khi gây phiền phức nhưng cũng không được lợi bằng màu sinh nhập (cùng hành là cùng màu theo ngũ hành).
- Mua xe có màu tương khắc với mạng người chủ, thường làm cho sức khỏe người chủ trở nên suy yếu, trong lòng bực bội khi ngồi vào tay lái, bị buộc phải lái đi làm những việc mà trong lòng không muốn. Xe bị trục trặc thường xuyên, hao tốn tiền bạc để sửa chữa, bị cọ quẹt hay bị phá phách một cách vô cớ, khi xảy ra tai nạn thì bị thương tật và chiếc xe bị hư hại nặng nề có khi phải vứt bỏ (right off).
Ngũ hành tương sinh
Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim – Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc.
Tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là dưỡng nuôi, trợ giúp, làm cho hành kia có lợị Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa…
Sự tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:
* Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành mình. Mình được lợị
* Sinh xuất: Hành mình làm lợi cho hành khác. Mình bị hạị
Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (bị hại).
Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (bị hại).
Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (bị hại).
Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (bị hại).
Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (bị hại).
Ngũ hành tương khắc :
Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay khống chế hành khác. Thí dụ như: Mộc khắc Thổ, rễ cây sẽ ăn hết phân của đất. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chận làm cho nước không thể chảy qua được…
Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:
* Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành mình. Mình bị hạị
* Khắc xuất: Hành mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác. Mình không bị hạị
Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).
Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).
Tóm lại: Chỉ cần nhớ sinh nhập và khắc xuất thì mình được lợi thế (chủ động), ngược lại sinh xuất và khắc nhập thì mình bị hại (bị động).
Màu sắc theo ngũ hành
– Mộc: Màu xanh lá cây lợt hoặc đậm (green).
– Hỏa: Màu đỏ hay màu huyết dụ (burgundy).
– Thổ: Màu vàng lợt hay đậm hoặc màu vàng nhủ (gold).
– Kim: Màu trắng hay xám lợt (gray hoặc silver).
– Thủy: Màu đen hay xanh da trời lợt hoặc đậm (blue).
Mạng theo ngũ hành nạp âm
Xin xem lại bài viết về Ngũ hành Nạp âm. Nếu không có lưu giữ bài này, xin xem bảng liệt kê (ngắn gọn) dưới đây để biết mình thuộc mạng gì theo ngũ hành nạp âm:
* Mạng Kim, gồm có các tuổi:
Nhâm Thân ( 1932 ) & Quý Dậu ( 1933 );
Canh Thìn (1940) & Tân Tỵ (1941);
Giáp Ngọ (1954) & Ất Mùi (1955);
Nhâm Dần (1962)& Quý Mão (1963);
Canh Tuất (1970) & Tân Hợi (1971);
Giáp Tý (1984) & Ất Sửu (1985).
* Mạng Hỏa gồm có các tuổi:
Giáp Tuất 1934 & Ất Hợi 1935;
Mậu Tý1948 & Kỷ Sửu 1949;
Bính Thân 1956 & Đinh Dậu 1957;
Giáp Thìn 1964 & Ất Tỵ 1965;
Mậu Ngọ 1978 & Kỷ Mùi 1979;
Bính Dần 1986 & Đinh Mão 1987.
* Mạng Thủy gồm có các tuổi:
Bính Tý 1936 & Đinh Sửu 1937;
Giáp Thân 1944 & Ất Dậu 1945;
Nhâm Thìn 1952 & Quý Tỵ 1953;
Bính Ngọ 1966 & Đinh Mùi 1967;
Giáp Dần 1974 & Ất Mão 1975;
Nhâm Tuất 1982 & Quý Hợi 1983.
* Mạng Thổ gồm có các tuổi:
Mậu Dần 1938 & Kỷ Mão 1939; Bính Tuất 1946 & Đinh Hợi 1947; Canh Tý 1960 & Tân Sửu 1961; Mậu Thân 1968 & Kỷ Dậu 1969; Bính Thìn 1976 & Đinh Tỵ 1977; Canh Ngọ 1990 & Tân Mùi 1991.
* Mạng Mộc gồm có các tuổi:
Nhâm Ngọ 1942 & Quý Mùi 1943;
Canh Dần 1950 & Tân Mão 1951;
Mậu Tuất 1958 & Kỷ Hợi 1959;
Nhâm Tý 1972 & Quý Sửu 1973;
Canh Thân 1980 & Tân Dậu 1981;
Mậu Thìn 1988 & Kỷ Tỵ 1989.
Cách chọn
Nhìn vào bảng liệt kê các mạng, biết tuổi mình thuộc mạng gì, so với màu của ngũ hành để lấy màu sinh nhập cho mạng mình thì biết được mình hạp với màu nào, nên mua xe theo màu đó. Nếu khó tìm màu sinh nhập, chọn màu cùng hành cũng tốt.