Mazda CX-5 2018 và Honda CR-V 2018 vừa ra mắt với hàng loạt cập nhật, khiến cho cuộc đua giữa các mẫu crossover cỡ nhỏ tại Việt Nam thêm phần gay cấn. Vốn đã là 2 mẫu xe dẫn đầu phân khúc, CX-5 mới và CR-V mới sẽ tiếp tục "làm khó" các đối thủ như Nissan X-trail hay Hyundai Tucson với nhiều chi tiết hấp dẫn.
Vậy giữa Mazda CX-5 2018 và Honda CR-V 2018, đâu sẽ là lựa chọn "đáng tiền"? Chúng tôi mang tới bạn đọc loạt so sánh về mặt thông số dưới đây:
Kích thước Mazda CX-5 2018 gọn gàng hơn :
Tiếp tục giữ truyền thống từ thế hệ trước, Mazda CX-5 sở hữu kích thước tổng thể nhỏ bé hơn đáng kể so với Honda CR-V. Tuy nhiên, mẫu xe này sở hữu trục cơ sở lớn hơn kèm theo bán kính quay đầu nhỏ hơn khá nhiều. Đây sẽ là ưu điểm rất lớn của CX-5 2018 khi người dùng chủ yếu chạy xe trong đô thị. Bán kính quay đầu 5,9 mét của Honda CR-V là một con số tồi tệ khi còn lớn hơn cả chiếc xe cồng kềnh Toyota Fortuner (5,8 mét).
[So sánh xe] Mazda CX-5 2018 và Honda CR-V 2018 tiếp tục ganh đua nhau trong cuộc chiến doanh số phân khúc xe SUV tầm giá 1 tỷ đồng tại Việt Nam với hàng loạt những thay đổi đáng giá ở thế hệ mới. Với Mazda CX-5, dòng xe này tiếp tục thể hiện ưu thế ở trang bị và giá bán trong khi đối thủ Honda CR-V đã nâng lên thành xe 7 chỗ (5+2 chỗ ngồi) nhằm thu hút trở lại đối với nhóm khách hàng mua xe sử dụng gia đình. Tuy nhiên đối với dòng Honda CRV được trang bị 2 ghế sau cùng với kích thước bé hơn các ghế ở hàng ghế phía trước cho nên khá gây khó chịu cho người sử dụng
Động cơ và khung gầm : Công nghệ Sky Activ lên tiếng
Hiện nay trên các dòng Mazda (Mazda 2, Mazda 3, Mazda 6, Mazda CX5) đều được trang bị công nghệ SkyAcitv nhằm cải thiện độ bền và nâng cao hiệu suất làm việc. SkyActiv là công nghệ đột phá nhất của thương hiệu Mazda với giải thưởng “Công nghệ năm” tại Nhật Bản.
Động cơ SkyActiv là động cơ phun xăng trực tiếp (Gasoline Direct injection- GDI), hút khí tự nhiên thế hệ mới. Cốt lõi của động cơ, bao gồm: tập trung vào việc cải thiện quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu với tỷ số nén cao, tỷ số nén này là cao nhất dành cho động cơ xăng hiện nay: 14:1.
Động cơ SkyActiv có hệ thống khí thải 4-2-1, bố trí các cổ góp thải hợp lý để giảm khí nóng tồn tại trong xy lanh. Kim phun động cơ được lắp trực tiếp vào buồng đốt và có piston có khoang cháy đặc biệt để đẩy nhanh và cải thiện quá trình đốt nhiên liệu.
Kết quả là động cơ SkyActiv tạo ra được công suất và momen lớn hơn so với các loại động cơ phun xăng khác: cải thiện 15% hiệu suất đốt nhiên liệu để sinh công và đồng thời cũng cải thiện khoảng 15% momen xoắn từ dải tốc độ động cơ từ thấp đến trung bình.
Con số mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của động cơ SkyActiv thật đáng nể, ví dụ cho động cơ 2.5 trên xe Mazda CX5 All New: 6 lít/100km trên đường trường và 7.5 lít/100km trên đường hỗn hợp.
So sánh với động cơ tăng áp thông thường thì mức tiêu hao nhiên liệu này hiệu quả hơn, vì động cơ tăng áp cần đạt đến 1 vòng quay nhất định của động cơ khi hoạt động, hay nói đúng hơn là lượng khí thải phải đủ nhiều để bắt đầu kéo được turbine tăng áp để tăng công suất.
Và khi turbine tắng áp hoạt động, nếu lượng khí trong hỗn hợp trộn quá nhiều so với xăng sẽ gây nóng máy. Hỗn hợp không khí và nhiên liệu lúc này sẽ cháy trước thời điểm mong muốn và kết quả là xe bị mất công suất. Chính vì vậy mà khi turbine tăng áp hút không khí vào nhiều hơn thì ECU động cơ sẽ điều chỉnh lượng xăng phun vào xy lanh nhiều hơn để làm nguội buồng đốt.
Theo những bài kiểm tra về mức tiêu hao nhiên liệu của 2 xe sử dụng động cơ tăng áp và động cơ phun xăng trực tiếp, hút khí tự nhiên, khi 2 xe di chuyển ở tốc độ cao có cùng công suất đầu ra như nhau thì chiếc xe sử dụng động cơ tăng áp dung tích nhỏ hơn lại tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn so với động cơ phun xăng trực tiếp, hút khí tự nhiên.
So sánh cảm giác lái về tốc độ và độ bốc, thì nhược điểm lớn nhất của động cơ tăng áp đó chính là độ trễ. Cho dù các hãng xe ngày nay đã áp dụng công nghệ để thu nhỏ độ trễ đến mức thấp nhất nhưng vẫn không tránh khỏi sự thật là động cơ tăng áp luôn đi kèm với độ trễ.
Những xe sử dụng động cơ tăng áp luôn có 2 đồ thị biểu diễn công suất và mô men khác nhau, và sự chênh lệch giữa giá trị của 2 biểu đồ này cho biết độ trễ chiếc xe đó ít hay nhiều. Đi kèm với hiện đại của công nghệ là chi phí sửa chữa. Và động cơ tăng áp cũng không là một ngoại lệ. Về độ bền thì những động cơ tăng áp đều được các hãng xe thiết kế vòng đời tương đương với những động cơ phu xăng trực tiếp, hút khí tự nhiên khác, tuy nhiên, vấn đề là nếu có hư hỏng xảy ra thì cụm động cơ tăng áp sẽ tốn nhiều chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng hơn.
Hộp số SkyActiv của Mazda là loại hộp số tự động thế hệ mới 6 cấp, hộp số được thiết kế chuyển số mượt mà như hộp số biến thiên vô cấp CVT (Continuously Variable Transmission). Hộp số 6 cấp SkyActiv chuyển số nhanh hơn ở tốc độ vòng tua động cơ thấp nhằm tăng tính êm dịu và tiết kiệm nhiên liệu, và có độ tin cậy cao hơn hộp số CVT về việc truyền công suất, momen xoắn và khả năng tăng tốc.
Mặc dù công nghệ sản xuất hộp số ngày nay đã rất phát triển, tuy nhiên loại hộp số CVT vẫn không tránh hỏi tình trạng trượt dây cua roa khi người điều khiển xe nhấn mạnh ga để tăng tốc, vì vậy, nếu thốc ga đột ngột, thì có thể cảm nhận động cơ thì ngầm rú mà tốc độ thì thay đổi chậm. Chính vì nhược điểm này mà hộp số vô cấp CVT chỉ phù hợp với các dòng xe sedan cỡ nhỏ.
Một số hãng đã sử dụng ở các dòng xe cỡ trung nhưng mục tiêu có thể chỉ là tiết kiệm chi phí chứ không ưu tiên sức kéo và tải nặng. Theo thống kê ở một số thị trường lớn, hộp số CVT đã bộc lộ không thể bền bỉ như hộp số tự động có cấp thông thường với cùng một điều kiện sử dụng và bảo dưỡng.
Ngày nay, xu hướng thế giới phát triển công nghiệp ô tô hướng tới xe chạy bằng năng lượng điện, tuy nhiên Mazda vẫn tin rằng trong tương lai gần động cơ đốt trong vẫn chiếm ưu thế và có chỗ đứng nhất định trong nghành công nghiệp ô tô, vì vậy Mazda là công ty tiên phong về việc áp dụng công nghệ để cải thiện hoạt động của động cơ đốt trong, hướng đến độ tin cậy, an toàn, bền bỉ, tiết kiệm nhiện liệu và mức phát thải thấp, phù hợp với đa số nguồn nhiên liệu sẵn có và cơ sở hạ tầng của các nước trên toàn thế giới.
Mazda hiện nay đang phát triển công nghệ SkyActiv thế hệ thứ 7 trong thời gian sắp đến, hy vọng rằng lúc đó người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ công nghệ của Mazda mang lại theo triết lý tầm nhìn của Mazda: “Đóng góp cho xã hội và thế giới thông qua công nghiệp về máy móc và công nghệ”.
Nội thất: kết quả hòa
CX-5 nổi bật hơn nhờ gương chiếu hậu chống chói tự động và khả năng nhớ vị trí ghế lái, trong khi CR-V có cửa sổ trời toàn cảnh, lẫy chuyển số sau vô-lăng và trang bị vô-lăng thích ứng với chuyển động (giữ vô-lăng nặng ở hướng thân xe không ổn định và nhẹ hơn ở hướng thân xe có xu hướng ổn định).
NGOẠI THẤT: MAZDA CX-5 CÓ TRANG BỊ "SANG" HƠN
Trong khi các yếu tố khác gần như tương đương, Mazda CX-5 2018 một lần nữa lại vượt lên nhờ trang bị đèn chiếu sáng tự động thích ứng, có khả năng tự động chỉnh độ cao thấp theo tải trọng của xe, mở rộng góc chiếu sáng khi vào cua và đặc biệt là tự động tắt bớt các thành phần gây chói mắt xe đối diện (khi ở chế độ chiếu xa). Đây có thể nói là một trang bị nổi trội khi nhìn ra phân khúc xe bình dân hiện nay.
Tiện ích :
An toàn: Mazda CX-5 hoàn toàn áp đảo
Bộ 3 trang bị có thể nói là tiêu chuẩn của những chiếc xe hiện đại trong năm 2018 bao gồm cảnh báo điểm mù, cảnh báo đi chệch làn đường, hỗ trợ giữ làn đường, được Mazda mang lên mẫu crossover "con cưng". Trong khi đó, Honda CR-V 2018 hoàn toàn thiếu vắng những trang bị này. Mẫu xe của Honda thậm chí còn không có cảm biến đỗ xe phía trước. Đây có lẽ sẽ là điểm khiến cho mức giá gần 1,1 tỉ đồng của CR-V trở nên "đắt đỏ", dù được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Attachments
-
140 KB Đọc: 59
Chủ đề tương tự
Người đăng:
ngocnam1919
Ngày đăng:
Người đăng:
Beabeem
Ngày đăng:
Người đăng:
Trainhangheo6789
Ngày đăng: