Hạng B2
7/10/18
124
53
28
HCM
Chủ đầu tư đề xuất phương án xóa trạm thu phí gần cầu Vàm Cống

Nếu Chính phủ hỗ trợ 880 tỷ đồng chi phí thực hiện dự án, chủ đầu tư sẽ bỏ trạm thu phí T2 đặt sai vị trí trên quốc lộ 91. 56

Sau khi bị tài xế phản ứng, trạm BOT T2 dừng thu phí từ ngày 25/5.
Chủ đầu tư đề xuất phương án xóa trạm thu phí gần cầu Vàm Cống

Công ty cổ phần đầu tư quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang vừa gửi văn bản cho Thủ tướng về việc đề nghị được hỗ trợ công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án BOT quốc lộ 91.

Theo công ty này, sau ba năm khai thác, dự án thu phí đạt 495 tỷ đồng, chỉ đủ trả nợ gốc, lãi vay ngân hàng và bảo trì; họ lỗ 100 tỷ đồng. Việc dừng thu phí trạm T2 từ ngày 25/5 đã dẫn đến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Nếu không có phương án xử lý sớm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền hoàn vốn và kế hoạch trả nợ ngân hàng; nhà đầu tư có nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu.

Lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan có phương án nhận lại dự án và hoàn trả chi phí đầu tư để họ có nguồn vốn trả nợ ngân hàng.

Trường hợp không được nhận lại dự án, để đảm bảo duy trì hợp đồng BOT theo thỏa thuận đã được ký kết với Bộ Giao thông Vận tải, nhà đầu tư đề nghị Chính phủ có phương án hỗ trợ 880 tỷ đồng (gồm chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 400 tỷ đồng và chi phí xây dựng quốc lộ 91B khoảng 480 tỷ đồng). Khi đó, dự án chỉ thu phí tại trạm T1 để hoàn vốn đầu tư quốc lộ 91.

Công trình cải tạo, nâng cấp quốc lộ 91 nằm trên địa bàn Cần Thơ, gồm phân đoạn 1 là cải tạo, nâng cấp 28 km quốc lộ 91; phân đoạn 2 mở rộng, tăng cường nền, mặt đường 16 quốc lộ 91B. Kiểm toán Nhà nước xác định vốn đầu tư dự án là trên 1.651 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu hơn 277 tỷ đồng, vốn vay theo hợp đồng BOT trên 1.373 tỷ đồng.

Chủ đầu tư thực hiện dự án được thành lập bởi liên danh Tổng công ty cổ phần Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO (CTI).

Để hoàn vốn, chủ đầu tư được đặt hai trạm thu phí, gồm T1 và T2 (đoạn giáp ranh với An Giang). Trong đó, trạm T2 từ khi hoạt động cách đây ba năm đã bị chỉ ra sự bất hợp lý trong vị trí đặt trạm. Nhiều xe chỉ đi vài trăm mét nhưng bị thu phí toàn tuyến, 35.000 - 200.000 đồng. Sự bất cập này lại nóng lên khi cầu Vàm Cống khánh thành hôm 19/5, khi các xe qua cầu đã "đụng" trạm thu phí.
Chủ đầu tư đề xuất phương án xóa trạm thu phí gần cầu Vàm Cống

Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải An Giang, Đồng Tháp đã đưa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ như: Di dời trạm thu phí về vị trí khác; phát thẻ thu phí với mức phí khoảng 2.000 đồng mỗi lượt cho những xe chỉ đi từ 300 m trên quốc lộ 91...
theo VN EXPRESS
 

Attachments

Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
31/10/14
2.038
4.416
113
Biên Hòa
Sao kỳ vậy đã trạm thu phí đặt sai rồi mà phải bù 880 tỷ mới bỏ là sao?
Sao không thấy phương án đặt đúng lại vị trí?
 
Hạng B2
7/10/18
124
53
28
HCM
Sao kỳ vậy đã trạm thu phí đặt sai rồi mà phải bù 880 tỷ mới bỏ là sao?
Sao không thấy phương án đặt đúng lại vị trí?
sai nhưng ai cho họ đặt họ mới đặt sai .theo mình nghĩ dự án phải được phê duyệt thì họ mới dám làm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
17/4/19
3
0
1
35
Nói tới BOT là nói tới một câu chuyện dài. Vì đâu phải phê duyệt phương án vị trí đặt trạm đó cho nhà đầu tư dù biết (hoặc vờ như không biết) vị trí đó là nút cổ chai các phương tiện bắt buộc phải đi qua cho dù có hay không có đi trên tuyến 91B? Trả lời được câu hỏi này là thông suốt thôi!
Còn nhà đầu tư, ai đi đầu tư mà đề xuất phương án lời ít, lời nhỏ, lời nhân văn, ... lời nhuận càng nhiều thì càng tốt thôi.
 
Hạng D
5/2/15
3.611
6.483
113
55
TP.Hồ Chí Minh
DCM chúng nó, đầu tư QL91 nhưng lại đòi thu phí QL80 và cầu Vàm Cống! Chúng nó có ngu như Bo Huyền thì vẫn biết đặt sai, nhưng vì lợi ích vẫn nhắm mắt ký. Lúc chúng nó báo cáo khảo sát lưu lượng xe để đưa ra mức phí hoàn vốn đầu tư thì chúng chỉ nói chỉ QL91, nay sai thì chúng nó phải chịu, cớ gì yêu cầu lấy ngân sách đền bù? Làm ăn thì lời ăn lỗ chịu, mắc gì lời thì hùa nhau xâu xé, lúc lỗ thì chạy vô kho bạc móc tiền, làm như chúng nó thì cờ hó nó cũng làm được, đâu cần lũ đầu đất.
 
Hạng B2
7/10/18
124
53
28
HCM
Bộ Xây dựng đề nghị không dùng ngân sách cứu dự án BOT
Xem xét dừng thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ do sao lưu dữ liệu chưa đúng
Công khai khoản thu trước khi nghĩ đến tăng phí BOT
TTO - Bộ Xây dựng nhấn mạnh như vậy khi góp ý về tình trạng sụt giảm doanh thu của hàng chục dự án BOT do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quản lý.

Trước đó, Bộ GTVT cho biết trong số 61 dự án BOT do bộ quản lý có 25 dự án doanh thu thực tế thấp hơn dự báo, 37 dự án BOT phải tăng phí trong năm nay, 12 dự án tiếp tục tăng phí trong giai đoạn 2020 - 2021, số còn lại tiếp tục tăng phí sau năm 2021.

Bộ GTVT cũng cảnh báo nếu không tăng phí hàng chục trạm BOT đúng lộ trình từ nay đến 2021, sẽ có 9 trạm BOT bị phá vỡ phương án tài chính, doanh nghiệp BOT có nguy cơ phá sản và nhà nước phải bỏ 3.000 tỉ đồng để hỗ trợ.

Bộ Xây dựng cho rằng việc thực hiện các dự án BOT hiện nay cần tính tới điều khoản đã ký kết trong các hợp đồng BOT giữa nhà nước và tư nhân, các quy định pháp luật về hợp đồng.

Trong hai phương án Bộ GTVT đề xuất Chính phủ để giải cứu các dự án BOT sụt giảm doanh thu, tránh nguy cơ doanh nghiệp dự án phá sản, theo Bộ Xây dựng cần đánh giá cụ thể từng dự án BOT.

Gỡ vướng cho dự án theo hướng không bố trí, sử dụng ngân sách nhà nước và bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tham gia hợp đồng, tính minh bạch, bền vững và hiệu quả của các dự án BOT.

Bộ Xây dựng ủng hộ Bộ GTVT tăng phí các trạm BOT đúng lộ trình từ nay đến 2021 và để tránh "sốc" khi tăng phí quá nhiều trạm BOT trong năm 2019 Bộ GTVT nên đàm phán với các nhà đầu tư theo hướng chỉ tăng phí những trạm sụt giảm doanh thu lớn.

Bộ Xây dựng cũng lưu ý Bộ GTVT cần đánh giá kỹ tác động việc hoãn tăng phí và giãn thời gian thu phí tối đa đối với các dự án BOT.
theo tuổi trẻ