Các bác xem ổn không nhé
Kính gởi: Ban biên tập báo VnExpress.
Tôi có một giải pháp vi mô chống ùn tắc giao thông như sau.
Tôi có đọc qua một số giải pháp của các độc giả (Xin lỗi vì chưa thể đọc tất cả được do đó có thể giải pháp của tôi trùng ý tưởng với ai đó đã đưa ra rồi), tôi thấy hầu như mọi người điều đưa ra các giải pháp tầm VĨ MÔ, những giải pháp tầm vĩ mô thì không thể thực hiện ngay được và cũng không mang lại hiệu quả tức thời.
Cái chúng ta cần làm ngay là giải quyết càng sớm càng tốt tình trạng kẹt xe hiện nay. Vì hằng năm thành phố chúng ta thiệt hại khoảng 14.000 tỷ đồng/năm = 1.166 tỷ đồng / tháng = 38 tỷ đồng / ngày (nguồn tin tham khảo).
- Giải pháp: Bố trí 3-4 người điều tiết giao thông tại các điểm giao lộ, lô cốt thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắt giao thông (Ngã tư thì 4 người, ngã 3 thì 3 người, lô cốt 4 người, vòng xoay thì tùy theo số đường phân nhánh mà bố trí mỗi nhánh một người).
- Thuyết minh giải pháp: Hiện tại tôi thấy một số nút giao lộ đã có lực lượng cảnh sát giao thông và thanh niên xung phong, tại những điểm có người điều tiết giao thông thì tình trạng ùn tắt giao thông ít hơn, đây là cơ sở để đưa ra giải pháp.
Hạn chế của CSGT và lực lượng thanh niên xung phong hiện tại là họ hầu như chỉ đứng ngay chỗ cột tín hiệu để thổi còi điều tiết mà ít xuống đường điều tiết, hơn nữa lực lượng này quá mỏng, và trong giờ cao điềm thì ít khi thấy có mặt. Để tăng tính trách nhiệm thì chúng ta giao hẳn cho lực lượng thanh niên xung phong và nhà nước chi ngân
sách trả lương cho họ như những công chức khác đồng thời gắn với họ với trách nhiệm công việc hơn, hiệu quả sẽ cao hơn.
- Cách thức thực hiện:
+ Quản lý và chịu trách nhiệm: Do lực lượng thanh nhiên xung phong.
+ Nguồn lực: Thanh niên, Sinh viên làm bán thời gian, huy động trong quần chúng nhân dân.
+ Chi phí: Trả lương ngày (khoảng 180.000 đồng / ngày / người làm việc 2 ca. hoặc 90.000 đồng / một ca làm việc.
+ Thời gian làm việc: ca 1: từ 5h30 – 9h30; ca 2: từ 16h: 00 – 20h:00, nghỉ chủ nhật (một tháng 26 ngày làm việc)
+ Lực lượng này sẽ xuống đường trực tiếp điều tiết giao thông tại những nơi thường xuyên xảy ra ùn tắt giao thông và có trách nhiệm về tình trạng giao thông tại nơi mình quản lý, điều tiết.
- Chi phí của giải pháp:
Giả sử thành phố HCM có khoảng 1.000 điểm có nguy cơ ùn tắt giao thông (nếu
khảo sát sẽ có con số chính xác) trung bình một điểm có 4 người điều tiết giao thông thì tổng chi phí cho một ngày sẽ là: (chi phí trả lương 180.000đ+20.000 chi phí quản lý bảo hiểm...)
1.000 x 4 x 200.000 = 800.000.000 đồng (tám trăm triệu)
Chí phí cho một tháng là: 800tr x 26 ngày = 20,8 tỷ đồng / năm
Chi phí cho một năm: 20,8 tỷ x 12 = 249.6 tỷ đồng / năm
Phần trăm so với thiệt hại dự tính: 249,6 / 14.000 * 100% = 1,7%
Tôi nghĩ nguồn ngân sách thành phố sử dụng để giải quyết kẹt xe chưa tới 250 tỷ đồng / năm không quá lớn (1,7 %) so với thiệt hại mà nó gây ra.
Tại các vị trí lô cốt do nhà thầu thi công dựng lên thì nhà thầu phải trả chi phí này. (Điều này cũng là một trong những động lực để nhà thầu rút ngắn thời gian thi công, nếu thi công càng lâu thì chi phí càng cao).
- Đánh giá hiệu quả của giải pháp:
+ Nếu sử dụng giải pháp này thì tình trạng kẹt xe có thể giảm được 75% vì nguyên nhân kẹt xe phần lớn là ý thức của người tham gia giao thông. Chúng ta không thể thay đổi ý thức con người trong ngắn hạn.
+ Giải pháp này chúng ta có thể thay đổi trong ngắn hạn, và đồng thời vấn đề giải quyết hậu giải pháp cũng đơn giản ít tốn chi phí, vì lực lượng này hầu như chỉ làm bán thời gian, tạm thời, là học sinh sinh viên.
+ Tạo công ăn
việc làm cho xã hội (4.000 công ăn việc làm hàng năm), giúp cho các học sinh, sinh viên nghèo có điều kiện làm bán thời gian
kiếm tiền trang trải cho học phí. Huy động lực lượng lao nhàn rỗi trong nhân dân....
+ Nâng cao ý thức người tham gia giao thông, tạo thói quen tốt trong giao thông.
+ Hạn chế các tệ nạn xã hội, cướp giật, vì lực lượng giám sát giao thông càng nhiều thì các đối tượng bất hảo cũng không có đất dung thân....
+ Tạo áp lực cho các nhà thầu thi công đào đường đẩy nhanh tiến độ thi công.
+ Và còn nhiều lợi ích khác...
Với chi phí hàng năm dưới 250 tỷ đồng / năm tôi nghĩ thành phố mình sẽ làm được.
Cuối cùng rất mong tòa soạn gởi đề xuất của tôi đến các Cơ quan Ban ngành có liên quan, và được đăng lên để cùng chia sẻ với mọi người. Hy vọng sớm giải quyết được tình trạng kẹt xe hiện nay.
Xin chân thành cảm ơn
TP. HCM ngày 29 tháng 10 năm 2009.
Châu Thanh Hảo.