Hạng B2
27/7/18
109
75
28
40
1/ Tên gọi:
Chùa Tàu còn có những tên gọi khác như: Chùa Thiên Vương Cổ Sát hay Chùa Phật Trầm.

Sở dĩ phần lớn người dân địa phương và du khách gọi tên là Chùa Tàu bởi vì xưa kia nơi đây là nơi sinh sống của một số người Hoa, những người đầu tiên thành lập nên ngôi Chùa nên đến giờ vẫn gọi là chùa Tàu cho dễ biết, hiện bây giờ vẫn còn những người sử dụng tiếng Quảng Đông tại Chùa.
“Chùa Tàu” Đà lạt! (Thiên Vương Cổ Sát).

Thực sự thì Chùa Tàu được khởi công xây dựng vào những năm 1958, do hòa thượng Thọ Dã thuộc hội quán Triều Châu lên ý tưởng xây dựng. Đây là một ngôi chùa được xây dựng với kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm phong cách văn hóa của hội quán Trung Hoa.
“Chùa Tàu” Đà lạt! (Thiên Vương Cổ Sát).

Tên gọi Chùa Thiên Vương Cổ Sát: là do ngôi chùa duy nhất bên trong Từ Bi Bảo Điện thờ Tứ Vị Thiên Vương gồm: Tăng Trưởng Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương.

Tên gọi Chùa Phật Trầm: Tên gọi này gắn liền với 3 pho tượng phật tại Quang Minh Bảo Điện, được thỉnh về từ Hồng Kong, nặng 1.500kg cho mỗi bức và được điêu khắc hoàn toàn bằng gỗ Trầm.

2/ Vị trí và đường đi đến chùa Tàu:
Chùa Tàu là một trong những ngôi chùa tọa lạc bên trong một ngọn đồi thông xanh ngát mà người dân nơi đây gọi là Đồi Rồng, nơi này được đông đảo người dân địa phương và khách du lịch yêu thích bởi sự cổ kính của nó. Vị trí này nằm trên đèo Mimosa, 385 Đường Khe Sanh, Phường 10, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố tầm 5km về hướng Đông Bắc.
Nếu xuất phát từ chợ Đà lạt ta có thể có thể dễ dàng đến chùa như sau: Chợ Đà Lạt –> Cầu Ông Đạo –> Đường Hồ Tùng Mậu –> đường Trần Hưng Đạo –> chạy thẳng đến đường Khe Sanh, từ đây bạn chỉ cần chạy thẳng chừng 350m là đến chùa.

3/ Kiến trúc xây dựng và bên trong, bên ngoài của Chùa Tàu
Ban đầu chùa được thiết kế với 3 gian nhà bằng gỗ, lợp mái bằng tôn nhưng đến nay 1989 nhằm mục đích tạo sự thông thoáng, thoáng mát cho ngôi chùa nên ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu lại ngôi chùa và đã tháo gỡ 1 gian nhà.
Ngày nay, khuôn viên Chùa Tàu có 03 Công trình chính yếu:
“Chùa Tàu” Đà lạt! (Thiên Vương Cổ Sát).

+ Từ Tôn Bảo Điện là khu vực chánh điện của chùa Tàu, khi du khách đặt chân đến đây du khách sẽ bắt gặp một tượng Phật Di Lạc cao chừng 3m được sơn son thiết vàng hết sức công phu, bên cạnh đó là tượng Phật Thích Ca cao 0.5m, hai bên là bốn bức tượng của Tứ Đại Thiên Vương vô cùng to lớn, uy nghiêm và tượng thần Thiện và Ác vô cùng chân thật và oai phong.
“Chùa Tàu” Đà lạt! (Thiên Vương Cổ Sát).

Ngoài ra, trong Từ Bi Bảo Điện còn có 1 chiếc bàn xoay kỳ diệu. Đây cũng chính là điều thu hút du khách bốn phương về sự kì lạ và hấp dẫn của nó.
Du khách chỉ cần đặt tay lên bàn xoay, muốn xoay bên nào thì hô to: “quay trái, quay phải, nhanh lên,…” sẽ làm cho du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nhưng thật ra, bàn xoay này được làm bằng một loại gỗ (ở vùng Bình Định) có khả năng tích điện, vì vậy khi ta đặt tay lên mặt bàn, lực điện từ của bàn tay tác dụng làm cho cái bàn xoay với lại bàn được thiết kế khá đặc biệt, phần mặt bàn và chân bàn tách rời nhau, mặt bàn có thể xoay nhưng chân vẫn đứng yên.
“Chùa Tàu” Đà lạt! (Thiên Vương Cổ Sát).

+ Khi tham quan chánh điện xong, đi qua khỏi sân chùa là đến công trình kiến trúc chính của Chùa chính là Quang Minh Bảo Điện. được xây dựng rất độc đáo, Quang Minh Bảo Điện được dựng thành hình tứ giác có chiều cao là 12m và chiều dài các cạnh là 12m, được xây dựng với hai tầng chông mái.
Ngoài ra, bên trên nóc Điện còn được đắp hình hai con rồng đang chầu vào.
Đây là một tòa kiến trúc Bảo điện vừa độc đáo, vừa lộng lẫy uy nghi. Bên trong Quang Minh Bảo Điện thờ Tây Phương Tam Thánh gồm: A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Cả ba pho tượng đều cao 4m , nặng khoảng 1500kg và được làm từ gỗ trầm hương quý.
Đây là 3 pho tượng quý được hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông về năm 1958. Và là nét đặc biệt nhất của ngôi chùa Thiên Vương Cổ Sát.
“Chùa Tàu” Đà lạt! (Thiên Vương Cổ Sát).

+ Cuối cùng, khu vực phía sau Chùa (nơi mà trước đây nhà sư Thọ Dã thường dùng làm nơi tu luyện của mình) được tạo dựng một tượng Phật Thích Ca cao hơn 10m tọa trên đài sen giữa đồi thông lộng gió. Bức tượng khổng lồ góp phần tạo nên sự tráng lệ cho ngôi chùa đặc biệt này.
“Chùa Tàu” Đà lạt! (Thiên Vương Cổ Sát).

4/ Lời kết:
Với những nét kiến trúc độc đáo cùng lịch sử hình thành của Chùa Tàu… Những lữ khách đã đặt chân đến đây hẳn sẽ toại nguyện trong tâm tư riêng của mình và chắc hẳn sẽ khó mà quên được hình ảnh những tòa bảo điện, cùng ba pho tượng đặc biệt …

(Sưu tầm)
Thông Đà lạt
16/11/2018.

Bài viết nhờ sự hỗ trợ của "Mộc Đà lạt lữ quán"
 
Tập Lái
17/3/16
39
10
8
36
Đặc biệt chùa không có Sư nhe
Em cũng đã đi và cũng chưa gặp Sư chỉ có 1 Chú bán hàng lưu niệm 1 góc nhỏ ở Chánh điện. Khung cảnh bình yên, Chùa có 1 máy rút xăm tự động rất hay và vui, bỏ coin ( có sẵn) vào máy sẽ có 1 quẻ xăm được trả ra thể hiện nội dung. ( Em đi khoảng tháng 8/18). Phước sương tuỳ hỉ chứ không quy định gì cả.
 
  • Like
Reactions: zace4000
Hạng F
8/7/16
5.097
10.651
113
Bác @hoangNIT

“Chùa Tàu” Đà lạt! (Thiên Vương Cổ Sát).

Chùa thờ tứ đại Thiên vương sao chỉ thấy có 3 pho tượng?
Tương nào là:
- Tăng Trưởng Thiên Vương,
- Trì Quốc Thiên Vương,
- Quảng Mục Thiên Vương,
- Đa Văn Thiên Vương.?
 
Hạng B1
11/4/06
75
9.414
98
Bác @hoangNIT

View attachment 1800814
Chùa thờ tứ đại Thiên vương sao chỉ thấy có 3 pho tượng?
Tương nào là:
- Tăng Trưởng Thiên Vương,
- Trì Quốc Thiên Vương,
- Quảng Mục Thiên Vương,
- Đa Văn Thiên Vương.?
Đây là chính điện, thờ Tam Thế:
- A Di Đà Phật (Tượng chính giữa)
- Đại Thế Chí Bồ Tát (Bên trái màn hình)
- Quán Thế Âm Bồ Tát (Bên phải màn hình)
Tứ đại Thiên Vương và Di Lặc Tôn Phật thờ ở điện phía trước chính điện (ngay cổng đi vào chùa)