Trần Quốc Tuấn là con của Trần Liễu
Trần Liễu là anh ruột của vua Trần Cảnh (miếu hiệu là Trần Thái Tông)
Vợ của Trần Cảnh là công chúa Chiêu Thánh không có con.
Vợ của Trần Liễu là công chúa Thuận Thiên, chị của công chúa Chiêu Thánh, lúc đó đang mang bầu 3 tháng.
Trần Thủ Độ, lúc bấy giờ là chỉ huy cao nhất của quân đội, cũng là chú của anh em Trần Liễu, Trần Cảnh.
Vì lo sợ vua Trần Thái Tông không có con trai, sẽ gây chính biến trong lúc tình hình cực kỳ nhạy cảm khi nhà Trần vừa mới ép nhà Lý nhường ngôi, Thủ Độ ép Trần Liễu phải gả công chúa Thuận Thiên (chị dâu, cũng là chị vợ của vua Trần Thái Tông) cho vua. Trần Liễu tức lắm, tính làm phản, Trần Thái Tông buồn, nửa đêm cưỡi ngựa trốn lên Yên Tử tính đi tu, Trần Thủ độ đuổi theo, bảo vua là đã làm vua thì không thể hành động theo sở thích cá nhân mà phải vì trăm họ. Nếu vua không về thì lập cung điện tại Yên Tử luôn. Thái Tông không biết trả lời sao, đành phải về kinh.
Trần Liễu vì cái thù mất vợ nên làm phản, nhưng bị Thủ Độ bắt, nếu không được Thái Tông can thì chắc đã bị Thủ Độ giết, cuối cùng, nhận tước vương, về Hải Dương trú. Nói chung, Trần Liễu tài chẳng có mà đức cũng không, nhưng lại có một người con khôi ngô, cực kỳ thông minh là Trần Quốc Tuấn. Đoán con là người tài, Trần Liễu tìm thầy giỏi trong thiên hạ, về dạy Quốc Tuấn cả văn lẫn võ. Trước khi chết, Trần Liễu bảo sau này phải trả thù cho cha. Quốc Tuấn buộc nhận lời mà khóc.
Vì chứng tỏ tài năng trong cuộc KC quân Mông lần 1, nên khi Trần Thủ Độ chết, binh quyền hoàn toàn truyền vào tay Quốc Tuấn. Bên tai vẫn nhớ lời cha dặn.
Quốc Tuấn có 2 người gia tướng cực giỏi võ thuật là Yết Kiêu và Dã Tượng, một hôm, ông hỏi 2 người:
- Cha ta trước khi qua đời, có dặn phải vì người mà trả thù, theo ý các ngươi, ta phải làm sao?
Hai gia tướng cùng khảng khái thưa rằng:
- Làm thế, tuy được phú quý một đời, nhưng để tiếng xấu nghìn năm. Nay, đại vương còn chưa đủ phú quý hay sao? Chúng tôi xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà mang tiếng bất trung.
(đến đây mỡi ngẫm tới câu các cụ đã nói: chủ nào tớ ấy)
Trần Quốc Tuấn bật khóc nói rằng mình có 2 gia tướng như vậy thì quả không gì quý bằng.
Một lần khác, Quốc Tuấn hỏi người con cả là Trần Quốc Nghiễn:
- Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con có muốn ta truyền cả thiên hạ cho con không?
Quốc Nghiễn thưa:
- Người khác họ còn không nên làm, huống chi chỗ ruột già.
Một hôm khác nữa, Quốc Tuấn hỏi người con thứ là Quốc Tảng về chuyện ấy, Quốc Tảng nói:
- Tống Thái Tổ vốn là ông lão làm ruộng, thừa lúc vận nước nguy mà lấy được thiên hạ, huống chi, cha đang có toàn quyền bính trong tay.
Quốc Tuấn rút gươm chỉ mặt Quốc Tảng nói:
- Bọn loạn thần là từ lũ bất hiếu mà ra
Rồi đòi giết Quốc Tảng. Quốc Nghiễn nghe thế liền chạy đến can, nói rằng em không biết đạo nghĩa là do anh không biết kèm cặp, nếu có giết em thì hãy giết anh trước. Quốc Tuấn thương Quốc Nghiễn nên tha cho Tảng, nhưng nói, “từ nay Tảng không được gặp mặt ta, khi ta chết, đóng quan tài rồi mới cho vào viếng”
Sau 3 cuộc kháng chiến quân Mông thắng lợi, Quốc Tuấn về Chí Linh ở ẩn, dân trong vùng lập đền thờ ông khi ông vẫn còn sống, gọi là “sinh từ”, tôn ông như một vị thánh sống. Đền đó chính là đền Vạn Kiếp ngày nay.
Khi ông bệnh nặng, Trần Anh Tông tới thăm, hỏi ông:
- Nếu Quốc công qua đời, giặc phương bắc lại tới thì phải làm sao?
- Vua quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước.
Vua, quan, quân, cha, con như vậy nên thời Trần đã phát triển rực rỡ, chói sáng nhất trong lịch sử.
Mới hay câu “nhà dột từ nóc”, thật là đúng lắm.