Giao Thông
22/3/19
1.114
2.720
131
34
Ở Việt Nam, có một thực tế đáng buồn là xe lớn và xe nhỏ xảy ra tai nạn thì xe lớn luôn là bên phải đền bù cho xe nhỏ. Vậy pháp luật Việt Nam có quy định điều đó không? Và khi giải quyết các vụ tai nạn như thế nào cho hợp lí?

Có hay không việc khi xảy ra tai nạn xe nhỏ đi sai, xe lớn vẫn phải bồi thường thiệt hại?


Nhiều người dù đi xe nhỏ hay xe tải lớn đều đang hiểu lầm về việc bồi thường nếu có xảy ra tai nạn. Khi xảy ra tai nạn, thiệt hại của xe nhỏ thường sẽ lớn, nên nhiều người lầm tưởng lúc này xe lớn phải có trách nhiệm bồi thường cho xe nhỏ.

Thực chất, không phải trong mọi trường hợp xe lớn đều phải bồi thường trong các vụ tai nạn. Việc bồi thường còn phải xem xét tình tiết vụ tai nạn, lỗi thuộc về bên nào
Theo bộ luật dân sự 2015 có quy định:
"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."

Vậy trong trường hợp này, bạn phải có lỗi gây ra thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe ... VD, bạn đi sai làn đường, bạn đi quá tốc độ, bạn sử dụng rượu bia khi lái xe ... và những yếu tố trên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người hoặc tài sản của đối phương bị thiệt hại. Pháp luật không có quy định về việc xe lớn hay xe nhỏ sẽ là bên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự mà quy định rõ: bên nào có lỗi thì bên đó phải bồi thường.

Thứ hai, vấn đề bồi thường thiệt hại khi có tai nạn xảy ra.

Vấn đề bồi thường chắc chắn sẽ được đặt ra nếu bạn có lỗi trong việc gây ra tai nạn, nếu bạn không có lỗi thì việc bồi thường chỉ mang tính chất động viên tinh thần cho người bị thương (mức bồi thường này sẽ tùy vào bạn). Bạn có thể tham khảo quy định về việc bồi thường khi gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản của người khác như sau:
"Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
  1. Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
  2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
  3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
  4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Có hay không việc khi xảy ra tai nạn xe nhỏ đi sai, xe lớn vẫn phải bồi thường thiệt hại?


Trong trường hợp không may bạn gây ra tai nạn thì việc đâm chết người khác hoàn toàn không được cho phép bởi việc đâm chết người bị nạn không chỉ là vấn đề về mặt đạo đức mà bạn có thể bị truy tố hình sự về hành vi giết người
Điều 93 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
"Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định".

Hãy là người tham gia giao thông thông minh và hiểu luật
 
Hạng D
23/2/09
1.412
8.712
128
Ở Việt Nam, có một thực tế đáng buồn là xe lớn và xe nhỏ xảy ra tai nạn thì xe lớn luôn là bên phải đền bù cho xe nhỏ. Vậy pháp luật Việt Nam có quy định điều đó không? Và khi giải quyết các vụ tai nạn như thế nào cho hợp lí?

View attachment 2322086

Nhiều người dù đi xe nhỏ hay xe tải lớn đều đang hiểu lầm về việc bồi thường nếu có xảy ra tai nạn. Khi xảy ra tai nạn, thiệt hại của xe nhỏ thường sẽ lớn, nên nhiều người lầm tưởng lúc này xe lớn phải có trách nhiệm bồi thường cho xe nhỏ.

Thực chất, không phải trong mọi trường hợp xe lớn đều phải bồi thường trong các vụ tai nạn. Việc bồi thường còn phải xem xét tình tiết vụ tai nạn, lỗi thuộc về bên nào
Theo bộ luật dân sự 2015 có quy định:
"Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này."
Vậy trong trường hợp này, bạn phải có lỗi gây ra thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe ... VD, bạn đi sai làn đường, bạn đi quá tốc độ, bạn sử dụng rượu bia khi lái xe ... và những yếu tố trên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người hoặc tài sản của đối phương bị thiệt hại. Pháp luật không có quy định về việc xe lớn hay xe nhỏ sẽ là bên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự mà quy định rõ: bên nào có lỗi thì bên đó phải bồi thường.

Thứ hai, vấn đề bồi thường thiệt hại khi có tai nạn xảy ra.

Vấn đề bồi thường chắc chắn sẽ được đặt ra nếu bạn có lỗi trong việc gây ra tai nạn, nếu bạn không có lỗi thì việc bồi thường chỉ mang tính chất động viên tinh thần cho người bị thương (mức bồi thường này sẽ tùy vào bạn). Bạn có thể tham khảo quy định về việc bồi thường khi gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản của người khác như sau:
"Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
  1. Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
  2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
  3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
  4. Thiệt hại khác do luật quy định.
View attachment 2322087

Trong trường hợp không may bạn gây ra tai nạn thì việc đâm chết người khác hoàn toàn không được cho phép bởi việc đâm chết người bị nạn không chỉ là vấn đề về mặt đạo đức mà bạn có thể bị truy tố hình sự về hành vi giết người
Điều 93 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
"Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định".

Hãy là người tham gia giao thông thông minh và hiểu luật

cái hình anh lấy minh họa: volant nó nằm bên phải, thằng chạy xe đạp nhìn giống trong phim hoạt hình nobita và doreamon quá!
=> bên Nhật mới ưu việt như bạn và nhiều ng mong muốn nhé! còn ở ta thì........
bạn lên bình dương hỏi thăm người dân về giao thông và TNGT và cách xử lý thì sẽ hết hồn ngay!
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng D
21/12/17
1.854
2.849
113
41
Thế này nhé, thông thường thì Luật và Thực tế nó đi song song với nhau (tức là không thể gặp nhau đó mà).
Khi sự cố xảy ra (cái này em chỉ nói giữa ô tô và 2 bánh thôi nhé):
  • Nếu ô tô lỗi: Ô tô sẽ bị tốn tiền, kèm thêm một hoặc một vài cuốn lịch.
  • Nếu xe 2 bánh lỗi: Ô tô sẽ bị tốn tiền, kèm thêm một mớ rắc rối.
Hết ạ!
 
Hạng B2
20/8/15
307
185
43
70
Thế này nhé, thông thường thì Luật và Thực tế nó đi song song với nhau (tức là không thể gặp nhau đó mà).
Khi sự cố xảy ra (cái này em chỉ nói giữa ô tô và 2 bánh thôi nhé):
  • Nếu ô tô lỗi: Ô tô sẽ bị tốn tiền, kèm thêm một hoặc một vài cuốn lịch.
  • Nếu xe 2 bánh lỗi: Ô tô sẽ bị tốn tiền, kèm thêm một mớ rắc rối.
Hết ạ!
Trong trường hợp xe 2 bánh lỗi, đó là cơ hội thu hoạch vì xe 4 bánh có tóc. Thực tế là thế.
 
  • Like
Reactions: khanhkntg
Tập Lái
6/8/12
19
45
13
Bác chủ đang nói đến trách nhiệm hình sự, nghĩa là nếu người điều khiển không vi phạm quy định hình sự khi xảy ra tai nạn, thì người đó ko chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên còn có 1 điều khoản trong Luật Dân Sự 2015 nữa mà bác chủ ko đề cập đến, đó là điều 601, quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trong đó phương tiện càng to thì tính gây nguy hiểm càng cao, và đó là cơ sở để csgt áp dụng để xử lý trách nhiệm dân sự của người điều khiển phương tiên khi có tai nạn xảy ra kể cả khi họ ko có lỗi.
Thường thì csgt sẽ bảo 2 bên tự thương lượng để ra giấy bãi nại của người bị nguồn nguy hiểm cao độ hơn gây ra, lúc đó chủ xe to mới được lấy xe ra. Còn nếu người bị nạn cố tình gây khó dễ, đòi thương lượng cao, quá đáng, thì chủ xe sẽ phải tiến hành thủ tục pháp lý kiện tụng ra tòa án rất mất thời gian, có khi cả năm trời. Lúc đó tất nhiên phương tiện cũng bị tạm giữ trong kho tang vật của csgt chừng đó thời gian. Do đó, chủ xe đôi khi phải tính toán cân nhắc đến vấn đề kinh tế, thiệt hại nếu tiến hành tiếp thủ tục tố tụng với việc trả tiền "thương lượng" cho người bị thiệt hại để cho xong việc nhanh chóng mà còn lấy xe về cho được việc của mình.
 
  • Like
Reactions: thietbiloc
Hạng C
27/4/11
508
1.124
93
Tôi có ví dụ em của bạn, em nó đi xe máy ở làn xe tải, bị xe Công đâm trúng và tử vong. Và lỗi hoàn toàn là do nó nên xe Công không phải chịu trách nhiệm gì cả, và nhà bạn tôi cũng không được bồi thường đồng nào, tiền viện phí cũng tự chịu. Qua đây tôi thấy vấn đề xe lớn đền xe nhỏ là không còn đúng nữa, mà ai lỗi thì phải chịu trách nhiệm. Xe lớn thường không muốn rắc rối nên hay thương lượng nên chịu nhường cho qua. Còn pháp luật thì sai chịu trách nhiệm nhé
 
Hạng D
10/4/10
1.365
5.097
113
Tôi có ví dụ em của bạn, em nó đi xe máy ở làn xe tải, bị xe Công đâm trúng và tử vong. Và lỗi hoàn toàn là do nó nên xe Công không phải chịu trách nhiệm gì cả, và nhà bạn tôi cũng không được bồi thường đồng nào, tiền viện phí cũng tự chịu. Qua đây tôi thấy vấn đề xe lớn đền xe nhỏ là không còn đúng nữa, mà ai lỗi thì phải chịu trách nhiệm. Xe lớn thường không muốn rắc rối nên hay thương lượng nên chịu nhường cho qua. Còn pháp luật thì sai chịu trách nhiệm nhé
bác có hỏi thêm dc bên xe Cont bơm bao nhiêu tiền không ?