Hạng C
24/10/10
857
116
43
Gò vấp, HCMC
www.facebook
Va chạm khi tham gia giao thông giữa các loại xe và giữa xe và con ngưòi là chuyện thường tình trong tình hình xe cộ đông đúc như hiện nay. Nhưng hầu hết các vụ va chạm đều được cho là lỗi thuộc về 4b hơn là 2b hay lỗi của "xe lớn" hơn là lỗi của "xe nhỏ". Quan trọng là thái độ của ngưòi dân xung quanh và cả xxx khi xử lý vụ việc. Hiện nay luật đã quy định rõ ràng về vấn đề này chưa và làm sao để thay đổi quan niệm này. Cách ứng xử của chúng ta "4b" như thế nào là hợp lý trong các tình huống nhạy cảm này? Các bác thảo luận nhé.
 
Hạng C
11/9/10
554
287
63
[font="arial,helvetica,sans-serif"]Hi bạn,[/font]
 
Mình xin trích dẫn bài viết dưới để anh em bàn luận thêm.
 
THÔNG TƯ​
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 03/TATC NGÀY 5/4/1983
HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG TAI NẠI Ô TÔ​
 ​
Cho đến nay, các Toà án nhân dân địa phương đã xét xử về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô theo dự thảo Thông tư số 173-UBTH ngày 23/3/1972 của Toà án nhân dân tối cao. Qua thực tiễn xét xử có thể thấy rằng, nói chung, phương hướng xét xử đã được Toà án nhân dân Tối cao hưỡng dẫn là đúng đắn nhưng cũng có một số vấn đề cần được hướng dẫn thêm.
Vì vậy, sau khi rút kinh nghiệm và trao đổi thống nhất với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Giao thông vận tải. Toà án nhân dân tối cao ra Thông tư này hướng dẫn giải quyết một số vấn đề về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô như sau:
 
I. CƠ SỞ CỦA VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
TAI NẠN Ô TÔ​
 ​
Nói chung, việc bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô cũng căn cứ vào 4 điều kiện của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là: Có thiệt hại xảy ra, có việc làm trái pháp luật, cơ quan hệ nhân quả giữa việc làm trái pháp luật với thiệt hại, có lỗi của người gây thiệt hại. Tuy nhiên hoạt động của ô tô là một nguồn nguy hiểm cao độ cho nên phía ô tô có trách nhiệm bồi thường cho người thiệt hại, kể cả trường hợp tai nạn xảy ra vì cấu tạo của máy móc, vật liệu (tai nạn rủi ro).
Tai nạn ô tô có thể có nhiều nguyên nhân cho nên cần phải điều tra thật đầy đủ và tuỳ trường hợp, hướng xử lý như sau:
Lỗi của phía ô tô:
Phía ô tô phải bồi thường trong những trường hợp người chiếm hữu phương tiện hoặc người lái xe có lỗi như: Xe chạy không an toàn mà không được sửa chữa, chở qua trọng tải, phóng nhanh, vượt ẩu, lái xe trong lúc say rượu v.v...
2. Lỗi của nạn nhân:
- Nếu nạn nhân cố ý gây tai nạn (thí dụ: cố ý lao vào xe ô tô đang chạy để tự tử) hoặc nạn nhân là người cố tình xông bừa lên xe mặc dầu người lái xe không đồng ý, thì phía ô tô không phải bồi thường.
- Nếu nạn nhân vô ý (thí dụ: người đi đường chạy qua đường, khi ô tô đã đến gần hành khách tự ý nhảy xuống khi xe đang chạy: nạn nhân là người bám xe mặc dầu người lái xe không đồng ý...) mà phía ô tô không có lỗi thì phía ô tô không phải bồi thường. Nhưng nếu phía ô tô cũng có lỗi, (thí dụ: người lái xe xử lý không hợp lý khi có người đi đường chạy qua...) thì có trách nhiệm hỗn hợp của cả hai bên, do đó, phía ô tô vẫn phải bồi thường phù hợp với mức độ lỗi của họ.
3. Lỗi của người thứ ba:
- Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thứ ba thì người thứ ba phải bồi thường (Thí dụ: cầu hỏng mà không có biển báo làm cho ô tô đi qua bị tai nạn thì cơ quan quản lý cầu đường phải bồi thường những thiệt hại do tai nạn gây ra...)
- Nếu lỗi của người thứ ba và lỗi của phía ô tô đều là nguyên nhân gây ra tai nạn thì người thứ ba và phía ô tô phải liên đới bồi thường (Thí dụ: người đi xe đạp không có phanh đâm vào một người đi đường, làm cho người này bị ngã và bị ô tô chạy quá tốc độ cán bị thương, thì người đi xe đạp và phía ô tô phải liên đới bồi thường cho người bị thương).
- Nếu lỗi của người thứ ba chỉ là điều kiện làm phát sinh tai nạn còn phía ô tô mới là nguyên nhân gây tai nạn thì phía ô tô phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Thí dụ: vì phải tránh chỗ phơi thóc trên đường mà ô tô đâm vào người khác hoặc bị đổ, gây thiệt hại cho người đi đường hoặc hành khách thì phía ô tô phải bồi thường).
4. Ô tô va chạm nhau:
- Nếu chỉ có một bên có lỗi thì bên có lỗi phải bồi thường những thiệt hại mà tai nạn gây ra.
- Nếu hai bên đều có lỗi thì phải liên đới bồi thường cho người đi đường, hành khách hàng hoá... nhưng Toà án có thể quyết định mức độ bồi thường của mỗi bên phù hợp với mức độ lỗi của họ. Đối với thiệt hại gây ra cho xe thì bên có lỗi nặng hơn phải bồi thường cho bên kia với mức chênh lệch giữa thiệt hại của hai bên.
5. Tai nạn xảy ra vì rủi ro thì phía ô tô bị rủi ro phải bồi thường những thiệt hại.
6. Nếu tai nạn xảy ra vì không thể khắc phục được, không thể nhận thức và ngăn ngừa trước (sét, nước lũ, cây đổ, đá lở...) thì phía ô tô không phải bồi thường. Trái lại, nếu có thể nhận thức và ngăn ngừa trước được thì phía ô tô vẫn phải bồi thường.
 
II. NHỮNG THIỆT HẠI PHẢI BỒI THƯỜNG VÀ
MỨC ĐỘ BỒI THƯỜNG​
 ​
1. Tai nạn ô tô có thể gây thiệt hại cho người đi đường, người hoặc hàng hoá được chuyên chở, nhà cửa hoặc vườn tược bên đường, cầu cống, phương tiện giao thông khác hoặc bản thân phương tiện đã gây ra tai nạn.
2. Nếu tai nạn xảy ra thiệt hại cho sức khoẻ của nạn nhân thì thiệt hại phải bồi thường là: Tiền thuốc men, tiền bồi thường, tiền chi phí về chân tay giả, mắt giả, tiền tàu xe đưa nạn nhân đi bệnh viện, tiền chi phí về tàu xe và thu nhập bị giảm sút của một thân nhân phải đi lại chăm sóc nạn nhân khi đang điều trị; thu nhập của nạn nhân bị giảm sút hay bị mất sau khi bị tai nạn v.v... Nếu nạn nhân bị chết thì còn phải bồi thường cả tiền chôn cất và mức giảm sút về thu nhập của những người không có sức lao động mà nạn nhân khi còn sống có nhiệm vụ nuôi dưỡng.
3. Người bị thiệt hại về hàng hoá chỉ được bồi thường nếu hàng hoá đó thuộc diện được lưu thông, phân phối hợp pháp... Do đó, người chủ hàng sẽ không được bồi thường nếu hàng hoá của họ thuộc diện những hàng hoá mà họ không được phép tàng trữ, buôn bán (Thí dụ: tư nhân buôn bán thuốc phiện lậu) hoặc hàng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là mua vét với số lượng lớn để đầu cơ.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại nói chung là bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nguyên tắc này cần được áp dụng đối với những người phải bồi thường thiệt hại là cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã và tổ chức xã hội. Tuy nhiên, nếu người phải bồi thường là tư nhân mà khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ không thể bảo đảm được việc bồi thường toàn bộ thì có thể xử bồi thường thấp hơn thiệt hại. Nếu người bị thiệt hại không đòi bồi thường toàn bộ thì Toà án có thể xử chấp nhận mức bồi thường thấp hơn thiệt hại.
 
III. NGƯỜI PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI​
1. Cơ sở của trách nhiệm bồi thường trong tai nạn ô tô là: Hoạt động của ô tô là nguồn nguy hiểm cao độ, cho nên người chiếm hữu phương tiện phải bồi thường những thiệt hại gây ra cho người xung quanh. Do đó, không nên phân biệt trường hợp người chiếm hữu phương tiện chỉ phải bồi thường trong trường hợp người lái xe đang làm nhiệm vụ được giao với trường hợp người lái xe phải trực tiếp bồi thường cho những người bị thiệt hại nếu họ không được giao nhiệm vụ mà đã sử dụng hoặc đã lợi dụng xe để làm việc riêng hoặc chuyên chở người hoặc hàng hoá để kiếm lời. Mặt khác, thực tiễn xét xử cho thấy rằng những người lái xe thường không có khả năng bồi thường khi thi hành án, nhất là trong những trường hợp tai nạn đã gây ra những thiệt hại lớn về người hoặc về của cải, cho nên quyền lợi của người bị thiệt hại không được đảm bảo. Vì vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường của người chiếm hữu phương tiện bảo đảm được một yêu cầu rất quan trọng là quyền lợi của người bị thiệt hại và có tác dụng làm cho người chiếm hữu phương tiện phải giáo dục và quản lý chặt chẽ những người lái xe.
2. Nói chung, người chủ xe là người chiếm hữu xe nhưng cũng từng trường hợp quyền chiếm hữu được chuyển cho người khác. Đó là những trường hợp sau đây:
- Chủ xe cho thuê hoặc cho mượn xe không kèm theo người lái - Xe bị trưng dụng theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
Trong những trường hợp nói trên, người thuê xe, mượn xe hoặc cơ quan đã trưng dụng xe phải bồi thường thiệt hại do xe gây tai nạn và nếu xe có bị hư hỏng thì cũng phải bồi thường cho chủ xe.
Nếu xe vận tải bị huy động phục vụ những yêu cầu đột xuất của Nhà nước như: chống bão lụt, dịch bệnh, tập trung vận tải những hàng hoá hoặc vận tải cho quốc phòng... thì chủ phương tiện vẫn được coi là thực hiện kế hoạch Nhà nước, được Nhà nước cung cấp cho kinh phí, nhiên liệu v.v... cho nên họ vẫn là người chiếm hữu phương tiện và phải bồi thường thiệt hại nếu xe gây ra tai nạn.
3. Chủ xe đã bán xe nhưng chưa sang tên, mà người mua xe sử dụng gây tai nạn thì người mua xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn gây ra.
4. Nếu xe mất trộm gây tai nạn thì kẻ chiếm hữu phi pháp phải bồi thường thiệt hại, nhưng nếu chưa tìm ra kẻ phạm tội thì người chiếm hữu xe vẫn phải bồi thường sau đó khi tìm ra kẻ phạm tội, người chiếm hữu xe có quyền đòi y phải hoàn lại tiền bồi thường. Tuy nhiên, nếu người chiếm hữu xe có lỗi trong việc để mất xe (Thí dụ: không khoá xe, không tắt máy trước khi rời xe hoặc không có biện pháp bảo vệ cần thiết) thì họ và người chiếm hữu phi pháp phải liên đới bồi thường cho những người đã bị thiệt hại do tai nạn gây ra.
5. Trong những trường hợp hành khách đã được bảo hiểm, ngoài tiền bảo hiểm do cơ quan bảo hiểm trả, người bị thiệt hại vẫn có quyền yêu cầu Toà án xử người chiếm hữu xe phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự.
Trong trường hợp chủ xe đã được bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nếu số tiền Toà án xử chủ xe bồi thường bằng hoặc dưới mức tiền Công ty bảo hiểm nhận bồi thường thì Công ty bảo hiểm trực tiếp trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu số tiền bồi thường vượt quá mức Công ty bảo hiểm nhận bồi thường thì Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường theo mức đã ký kết với chủ xe, còn chủ xe phải bồi thường phần còn thiếu. Trong trường hợp chủ xe đã được bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì đại diện Công ty bảo hiểm tham gia tố tụng với tư cách là người dự sự.
6. Nếu người lái xe có lỗi thì sau khi đã bồi thường cho những người bị thiệt hại, người chiếm hữu xe có quyền đòi người lái xe hoàn lại số tiền bồi thường theo trách nhiệm vật chất hoặc trách nhiệm dân sự để thu hồi lại tiền bồi thường mà người chiếm hữu xe đã phải trả và đó cũng là một biện pháp để đấu tranh chống những biện pháp tiêu cực trong những người lái xe. Toà án cần ghi rõ trong bản án về quyền đó của những người chiếm hữu xe. Viện kiểm sát nhân dân cũng có thể khởi tố để buộc người lái xe phải hoàn lại tiền bồi thường cho cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể xã hội... là người chiếm hữu xe.
Nếu người lái xe móc ngoặc với những người đầu cơ buôn lậu... mà chuyên chở trái phép, gây nên thiệt hại thì người chiếm hữu xe có quyền đòi người lái xe và những người đầu cơ buôn lậu... liên đới bồi thường lại cho mình số tiền mà người chiếm hữu xe đã phải bồi thường cho những người bị thiệt hại.
Các Toà án nhân dân sẽ căn cứ vào Thông tư này để xét xử về bồi thường thiệt hại trong tai nạn ô tô và cũng có thể áp dụng đối với cả việc bồi thường thiệt hại do xe máy, xe lăn đường, cần trục tự hành, xe ủi kéo gây ra.

 
Chào bạn.