Mấy ông này có nói 1 đàng làm 1 nẻo ko các bác? Em thấy mấy ổng cũng đang bí đường binh? Mấy ông này là nhà đầu tư chính hiệu nhe các bác.
http://www3.vietinfo.eu/t...tu-do-la%E2%80%9D.html
Tuyên bố nói trên được đăng trên trang thông tin đầu tư có uy tín của Mỹ là BIG GOLD.
Có thể đúc kết lời kêu gọi của nhóm nhà đầu tư tên tuổi của Mỹ bằng một câu: “Trút bỏ đô la, hãy mua vàng!”. Theo ý họ, đồng tiền Mỹ có thể không trụ được trước làn sóng khủng hoảng tài chính thế giới lần thứ hai dự kiến sẽ xảy ra trong ranh giới giữa năm 2011 và năm 2012. Không nên tự an ủi rằng cơn suy thoái đã kết thúc với những con số thống kê được ghi nhận vào cuối năm 2010 và thậm chí là với dự báo về sự tăng trưởng chút ít của nền kinh tế Mỹ (2,5–2,8%) cho năm 2011. Nhóm tác giả của tuyên bố chung viết: “Nước Mỹ ngày nay giống như một gia đình đang mắc nợ đầm đìa nhưng vẫn đi vay tiếp và sau khi vay được thì đến nhà hàng sang trọng để ăn mừng”.
Nhóm tác giả của tuyên bố chung cho rằng một trong những vấn đề cơ cấu căn bản nhất của nền kinh tế Mỹ là giảm mức tăng thu nhập của các hộ gia đình trước nạn lạm phát phi mã, còn vấn đề chính là nợ quốc gia của Mỹ tăng cao.
Nhóm tác giả tuyên bố chung nhấn mạnh: “Là những đại lý lớn về dịch vụ nợ cầm cố, chúng tôi không nhìn thấy sự cải thiện đáng kể nào trong việc thanh toán để chứng tỏ điều tồi tệ ở ta đã lùi về phía sau. Còn với việc tăng lãi suất tín dụng cầm cố thì chúng tôi nhìn thấy có ít cơ hội hơn đối với người giữ cầm cố trong việc thay đổi điều kiện cho vay và giảm thanh toán.
Trong những năm qua Cực dự trữ liên bang không thực hiện bất kỳ sự thay đổi cơ cấu nào, không giải quyết được cán vấn đề. In thêm tiền, được gọi theo cách khác là kích thích tiền tệ, là cách giải quyết nhanh để trì hoãn vấn đề nhưng lại làm cho nó trầm trọng thêm. Chúng ta vẫn còn đang ở giai đoạn đầu của cơn khủng hoảng, chúng ta còn có 4–8 năm (khó khăn) ở phía trước. Làm mất giá nhanh chóng các khoản tiền vay chẳng được bảo đảm bằng bất cứ thứ gì ngoài việc in đô la tới tấp, giờ không còn là điều bí mật đối với mọi người trên thế giới nữa. Chính phủ Mỹ và Cực dự trữ liên bang nói dối rằng số lượng tiền in thêm không tác động tới nền kinh tế.
Chính phủ các nước khác ít ra cũng không tự dối mình, họ thấy tình hình đang xấu đi và đưa ra kết luận về đồng đô la. Chẳng hạn, Trung Quốc năm 2010 lần đầu tiên giảm mua đô la để đầu tư vào vàng. Khách hàng mua đô la nhiều nhất chính là… Cục dự trữ liên bang Mỹ. “Sự tự phục vụ” này không tránh khỏi sẽ làm cho đô la rơi vào khủng hoảng và điều này bộc lộ trong năm 2011 dưới dạng bùng nổ nạn lạm phát “không thể giải thích được”.
Kết cục là nếu như không xảy ra sự sụp đổ hoàn toàn của đồng đô la thì nó cũng yếu đi nhiều không chỉ so với đối thủ cạnh tranh truyền thống là euro mà còn với các đồng tiền kiểu như nhân dân tệ của Trung Quốc, yên của Nhật Bản, rupi của Ấn Độ...”.
Trần Quang Vinh