Hạng D
22/10/07
1.921
9
38
Melbourne, Australia
Số phận của Ssangyong Motor hiện như chỉ mành treo chuông trong khi ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục tác động mạnh đến nhà sản xuất ô tô nhỏ nhất HQ này.
Mặc dù vậy, công đoàn của SS vẫn tiếp tục từ chối hợp tác, làm tối đi hy vọng sống sót của SS, theo ý kiến của một nhà phân tích ngày hôm qua (24/12).
Hôm thứ Sáu, công ty đã gửi thư đến nhân viên thông báo khoản lỗ hơn 100 tỉ won (77,6 triệu đo Mỹ) trong năm nay và không còn khả năng trả lương tháng 12 do không còn ngân sách hoạt động.
Khó khăn của Ssangyong Motor lại thêm chồng chất, theo thông tin của đại biểu Đảng Dân Chủ: Jeong Jang-seon, người vừa có cuộc họp với Tổng Giám Đốc của Ssangyong Motor Choi Hyung-tak vào thứ Ba.
Tin từ văn phòng của Jeong cho biết ông Choi tiết lộ trong cuộc họp là công ty mẹ của Ssangyong Motor, SAIC sẽ xem xét lại vai trò của họ trong Ssangyong nếu công đoàn của tiếp tục phản đối các kế hoạch cải tổ. "Thời điểm quyêt định sẽ là đầu hoặc giữa tháng Giêng, khi đó Ssangyong Motor sẽ phải tuyên bố phá sản" theo lời của Choi. Mặc dù tình hình ngày càng xấu đi, công đoàn công ty vẫn tiếp tục có những hành động mà giới quan sát cho là không khác gì đổ dầu vào lửa. Vào ngày 16 tháng 12, các thành viên công đoàn của Ssangyong Motor's đã tổ chức biểu tình trước cửa Sứ Quán Trung Quốc ở Seoul, yêu cầu các quan chức quản lý nguòi Trung Quốc của công ty phải về được đưa về nuớc.
Ngày hôm sau, thành viên công đoàn đã chặn xe chở một quan chức đại diện của Tập Đoàn Công Nghiệp Ô Tô Thượng Hải, khi chiếc xe đang rời một nhà hàng ở Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi. Họ cáo buộc người này ăn cắp công nghệ của nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc.
SAIC đã không bỏ qua những hành động của công đoàn trong những ngày qua, và được biết đây cũng là lý do SAIC đưa ra khi từ chối rót tiền mặt để cứu công ty chuyên sản xuất SUV này khỏi khó khăn.
Thêm vào đó, công đoàn còn tổ chức cuộc biểu tình bên ngoài toà thị chính Pyeongtaek hôm thứ Ba và phát đi thông cáo cho biết họ sẽ không chấp nhận thực hiện kế hoạch cải tổ. Thông cáo của công đoàn còn đổ những khó khăn của Ssangyong Motor là do việc từ chối bơm vốn của SAIC. Họ còn nói thêm là nếu những yêu cầu của mình không được đáp ứng, Công đoàn SS sẽ khiến tình hình thêm căng thẳng khi họ lôi kéo Nghiệp Đoàn Công Nhân Thép và Tổng Liên Đoàn Lao Động Hàn Quốc vào cuộc.
Phản ứng của công đoàn Ssangyong Motor là hoàn toàn trái ngược với công đoàn GM Daewoo Auto and Technology Co.
Cũng giống như Ssangyong Motor, GM Daewoo buộc phải ngưng sản xuất do kinh tế toàn cầu trì trệ. Mặc dù hoạt động sản xuất chỉ hoàn toàn đình chỉ từ ngày 22 tháng 12, và theo kế hoạch sẽ kéo dài chỉ trong hai tuần. Nhưng cũng giống như ở Ssangyong Motor, nhiều công đoạn sản xuất đã ngưng hoạt động tư ngày 1 tháng 12 trong vòng một tháng. Công đoàn GM Daewoo đã đồng ý với các biện pháp của công ty và không gây ra vấn đề gì lớn.
"Đã trải nghiệm cuộc phá sản và tái cơ cấu công ty (trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-98), công đoàn của công ty chúng tôi có cách làm việc mềm dẻo hơn và luôn sẵn sàng đàm phán," một quan chức của GM Daewoo cho biết. Ông nói thêm là, trước khi bị General Motors mua lại, công đoàn của công ty đã có thời nổi tiếng vì tính bạo động của mình. "Hiện nay, công ty và công đoàn luôn duy trì các kênh đối thoại"

Mặc dù tình hình cũng không khả quan như mong muốn, công đoàn khét tiêng của Hyundai Motor Co. đang phát đi những tín hiệu mềm mỏng.
Hôm thứ Hai, công ty đã tuyên bố giảm nửa giờ làm tại hầu hết các nhà máy của mình, và hầu hết các công đoàn nhà máy đã chấp nhận kế hoạch này, hơn 900 công nhân ở nhà máy Ulsan còn tổ chức mít tinh ủng hô kế hoạc cắt giảm chi phí và hỗ trợ công ty vượt qua khủng hoảng.
Tuy vậy, tình hình của Hyundai Motor cũng chưa hẳn đã ổn. Công đoàn nhà máy Jeonju của Hyundai Motor phát các tờ rơi nói rõ họ không đồng thuận với các biện pháp khẩn cấp và vẫn có thể xem xét biện pháp "đấu tranh".
"Những người tham gia là thành viên công đoàn muốn chống lại kề hoạch khẩn cấp của công ty, nhưng không có cơ sở cho để chuyện này xảy ra" một quan chức của Hyundai cho biết. "Công đoàn của chúng tôi hiểu rõ tình hình khó khăn và đồng ý các biện pháp (của công ty), tuy nhiên với vai trò là đối trọng của công ty, các lãnh đạo của công đoàn phải khẳng định vai trò này thông qua các thống cáo nói là họ phản đối kế hoạch của công ty, trong khi vẫn để thành viên của mình thực hiện các công việc theo kế hoạch (của công ty)."

Bài viết của Choi He-suk ([email protected])

Viết ngày 25/12/2008
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
25/8/06
236
1
18
48
Cũng may la Ssangyong xài nhiều phụ tùng Mec nên đỡ lo.
 
Hạng B2
22/7/08
176
3
16
37
Lo gì đâu bác. Riêng PT đã SX của nó đủ xài cả năm. Cùng lắm sau đó thì ông SAIC chôm công nghệ SY về TQ, biết đâu PT lại rẻ ^^
 
Hạng D
15/10/06
1.830
26
48
3lan
Mua SS nhiều lúc nghĩ cũng sướng vì xe em, xe bác, xe của tất cả những ai đi SS đều sx tại Pyeongtaek, kiểu này sắp tới SSangyong dám đổi tên thành Shangyong quá :D
 
Hạng D
22/10/07
1.921
9
38
Melbourne, Australia
Nhà Sản Xuất Ô Tô Hàn Quốc Xin Trợ Giúp Từ Chính Phủ - The New York Times

30won.600.jpg

CHOE SANG-HUN và BETTINA WASSENER
29/12/2008
SEOUL, Hàn Quốc — Công ty Ssangyong Motor, nhà sản xuất ô tô HQ đang gặp khó, cùng với đối tác Trung Quốc nắm giữ cổ phần chính của công ty, tập đòan
SAIC Motor Corporation, đang tìm kiếm sự trợ giúp từ chính phủ HQ để thóat khỏi sụp đổ.
Ssangyong và SAIC, hiện sở hữu 51 phần trăm cổ phần trong công ty ô tô HQ, cho biết hôm thứ Hai là họ đang tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ chính phủ và các ngân hang.
Mặc dù Ssangyong là công ty nhỏ nhất trong số năm nhà sản xuất ô tô HQ và chỉ có 7,100 lao động, động thái này — yêu cầu trợ giúp đầu tiên từ ngành công nghiệp ô tô HQ — sẽ gây được nhiều chú ý vì nó cho thấy có hay không thiện chí, của Nhà Nước cũng như của các ngân hang tư nhân và ngan hàng nhà nước, sẳn sàng trợ giúp về tài chính cho công nghiệp ô tô.
Các ngân hàng HQ sẽ bắt đầu kiểm tra các công ty ngành xây dựng và đóng tàu trong Tháng Giêng để xem xét hỗ trợ.. Kim Jong-chang, Thống đốc cơ quan Giám Sát Tài Chính nhà nước, cho biết hồi tuấn trước là kế họach trợ giúp sẽ không bao gồm ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên ông vẫn để ngỏ cửa cho các nhà sản xuất ô tô, nói rằng chính sách này có thể thay đổi nếu tình hình xấu đi.
Các công ty Mỹ đã được nhận gói trợ giúp khẩn cấp từ chính phủ, ông khổng lồ trông công nghiệp ô tô,
Toyota đã cảnh báo hồi tuần trước về khả năng thua lỗ trong năm nay — một thông báo được đón nhận bởi nhiwfu người như một chỈ dấu cho tình hình ngày càng tồi tệ của ngành công nghiệp ô tô.
Kinh tế trì trệ đã khiến phần lớn các nhà sản xuất ô tô cắt giảm chi phí nhân công, sản lượng cũng như các khỏan đầu tư đã hoạch định. Hyundai Motor and và công ty con Kia Motors đã giảm dự báo doanh số chung của cả hai xuống 12.5 phần trăm và thông báo sẽ hõan các khỏan lương trả cho cấp quản lý. Ssangyong, đã bán 87,125 xe trong 11 tháng năm 2008, giảm 27.4phần trăm so với năm ngóai, hiện đã ngưng sản xuất và trì hõan trả lương nhân viên.
SAIC, nhà sản xuất ô tô lớn nhất TQ và ngân hàng chủ nợ lơn nhất của Ssangyong, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (The Korea Development Bank), có vẻ như đã bế tắc trong việc quyết định ai sẽ giải cứu Ssangyong. The Korea Development Bank đã yêu cấu SAIC cung cấp 120 tỉ won, tương đương 95 triệu đô la Mỹ, bằng tiền mặt mà họ (SAIC) đã hứa đầu tư cho phát triển công nghệ mới, đông thời phải bảo lãnh cho khỏan vay 200 tỉ won từ các ngân hàng Trung Quốc dành cho Ssangyong, một quan chức dấu tên của ngân hàng này cho biết hôm thứ Hai.
“Nếu muốn có được các khỏan vay từ những ngân hàng khác, thì đây là việc đầu tiên mà Ssangyong phải làm,” vị quan chức này cho biết, “đây là thủ tục cơ bản.”
Choe Sang-Hun tSeoul và Bettina Wassener tHong Kong.
 
Last edited by a moderator: