RE: Công nghệ đo vận tốc mới!
Có vẻ phức tạp và mơ hồ quá nhỉ !? Đem về SG xài , một rừng xe , một rừng Ba gác máy , xe máy , công nông , một rừng các tiệm sửa xe rồ ga thử máy ngày đêm thì máy đo nào chịu thấu ???
Chưa kể cũng chiếc xe oto đó , sáng đổ xăng tốt , chiều đổ xăng đểu thì có trời mới nhận ra ...hay là thợ củ chuối nó chỉnh lại xăng lửa , máy nổ như bò bị chọc tiết thì làm sao đây ??? Lại nữa : Gặp tay chạy già số , máy rống ầm ầm nhưng xe chạy chậm rì thì cũng bị coi là chạy nhanh sao ?? Mần răng biết tui chạy số mấy mà đòi nhân vận tốc !!? Gặp mấy bác tài " Liều mạng " tắt máy đổ dốc thì đo cách nào ?
Vụ này " Thần kỳ " nhưng có vẻ ...khó ! Bài báo tóm tắt quá , đọc xong nghĩ hòai !
Có vẻ phức tạp và mơ hồ quá nhỉ !? Đem về SG xài , một rừng xe , một rừng Ba gác máy , xe máy , công nông , một rừng các tiệm sửa xe rồ ga thử máy ngày đêm thì máy đo nào chịu thấu ???
Chưa kể cũng chiếc xe oto đó , sáng đổ xăng tốt , chiều đổ xăng đểu thì có trời mới nhận ra ...hay là thợ củ chuối nó chỉnh lại xăng lửa , máy nổ như bò bị chọc tiết thì làm sao đây ??? Lại nữa : Gặp tay chạy già số , máy rống ầm ầm nhưng xe chạy chậm rì thì cũng bị coi là chạy nhanh sao ?? Mần răng biết tui chạy số mấy mà đòi nhân vận tốc !!? Gặp mấy bác tài " Liều mạng " tắt máy đổ dốc thì đo cách nào ?
Vụ này " Thần kỳ " nhưng có vẻ ...khó ! Bài báo tóm tắt quá , đọc xong nghĩ hòai !
RE: Công nghệ đo vận tốc mới!
Người ta chỉ mới "thử nghiệm" thôi mà bác. Từ thử nghiệm cho đến khi ứng dụng vô thực tế nó dài cả mấy trăm cây số. Biết đâu 10 năm nữa con "chíp" của nó đủ mạnh để có thể lọc được tất cả các âm thanh khác, chỉ chừa lại...tiếng pô xe của bác thui thì sao ? Và cho dù có bác tài nào "tắt máy đổ đèo" đi chăng nữa thì chắc nó cũng siêu đến độ nhận biết được tiếng bánh xe, tiếng gió rít v.v.... Nói thế thui chứ em thấy cái "công nghệ" này nó sao sao í.... khó khả thi quá, nhất là tình hình đường sá ở VN.
Người ta chỉ mới "thử nghiệm" thôi mà bác. Từ thử nghiệm cho đến khi ứng dụng vô thực tế nó dài cả mấy trăm cây số. Biết đâu 10 năm nữa con "chíp" của nó đủ mạnh để có thể lọc được tất cả các âm thanh khác, chỉ chừa lại...tiếng pô xe của bác thui thì sao ? Và cho dù có bác tài nào "tắt máy đổ đèo" đi chăng nữa thì chắc nó cũng siêu đến độ nhận biết được tiếng bánh xe, tiếng gió rít v.v.... Nói thế thui chứ em thấy cái "công nghệ" này nó sao sao í.... khó khả thi quá, nhất là tình hình đường sá ở VN.
RE: Công nghệ đo vận tốc mới!
Không phải là "hiệu ứng nhân đôi", mà là hiệu ứng Đốp-le (Doppler effect, Doppler là tên người).
http://en.wikipedia.org/wiki/Doppler_effect
Trích đoạn: cabrio
Hệ thống này dùng các bộ lọc kỹ thuật số để thanh trừ các tiếng ồn từ các tín hiệu âm thanh nhận được để có tiếng máy nó cần. Sau đó nó xác định tốc độ của chiếc xe bằng cái [tạm] gọi là hiệu ứng nhân đôi, trong đó độ cao của tiếng máy chiếc xe thay đổi khi chạy qua - giống như tiếng còi hú của một chiếc xe cứu hỏa khi chạy ngang qua.
Không phải là "hiệu ứng nhân đôi", mà là hiệu ứng Đốp-le (Doppler effect, Doppler là tên người).
http://en.wikipedia.org/wiki/Doppler_effect
RE: Công nghệ đo vận tốc mới!
không hiểu có liên quan gì đến SONAR - quét bằng siêu âm hay gì đó - mà vẫn dùng trong các công việc dưới đáy biển không các bác nhỉ[8|]
không hiểu có liên quan gì đến SONAR - quét bằng siêu âm hay gì đó - mà vẫn dùng trong các công việc dưới đáy biển không các bác nhỉ[8|]
RE: Công nghệ đo vận tốc mới!
Em thì em nghĩ ngay đến 1 cái máy phát ra âm thanh xe đang chạy với vận tốc 40 km/h... Vỏ quýt dày có móng tay nhọn thôi, chảng cái gì là ko phá được. Sáng chế mới khó chứ phá thì nhanh lắm
Em thì em nghĩ ngay đến 1 cái máy phát ra âm thanh xe đang chạy với vận tốc 40 km/h... Vỏ quýt dày có móng tay nhọn thôi, chảng cái gì là ko phá được. Sáng chế mới khó chứ phá thì nhanh lắm
RE: Công nghệ đo vận tốc mới!
SONAR cũng như RADAR xác định khoảng cách bằng cách đo thời gian phản xạ sóng âm hoặc sóng điện từ.
Súng bắn tốc độ đo sự thay đổi bước sóng phản xạ do hiệu ứng Doppler để xác định tốc độ của xe.
Còn thiết bị mô tả trong bài trên không dùng sóng phản xạ, mà đo sự thay đổi của tần số âm thanh trước và sau khi xe đi qua nó. Vì nó chỉ thu mà không phát sóng nên trên nguyên tắc không thể detect được.
Tôi cũng rất nghi ngờ khả năng phân biệt âm thanh của từng xe trong cả dòng xe cộ trên đường, tuy nhiên việc này cũng có thể làm được vì người ta đã có những phần mềm nhận biết được mặt người trong đám đông.
SONAR cũng như RADAR xác định khoảng cách bằng cách đo thời gian phản xạ sóng âm hoặc sóng điện từ.
Súng bắn tốc độ đo sự thay đổi bước sóng phản xạ do hiệu ứng Doppler để xác định tốc độ của xe.
Còn thiết bị mô tả trong bài trên không dùng sóng phản xạ, mà đo sự thay đổi của tần số âm thanh trước và sau khi xe đi qua nó. Vì nó chỉ thu mà không phát sóng nên trên nguyên tắc không thể detect được.
Tôi cũng rất nghi ngờ khả năng phân biệt âm thanh của từng xe trong cả dòng xe cộ trên đường, tuy nhiên việc này cũng có thể làm được vì người ta đã có những phần mềm nhận biết được mặt người trong đám đông.
Last edited by a moderator:
RE: Công nghệ đo vận tốc mới!
Bác cabrio chơi nguyên bản tiếng Đức thì quá bằng đánh đố mọi người rồi.
Tôi dịch tự động qua tiếng Anh thì hoá ra nó cũng không có gì khó hiểu về mặt nguyên lý và hoàn toàn có thể đưa vào sử dụng.
Thứ nhất: Anh em sẽ không vác nó vào trong thành phố mà vẫn sử dụng chủ yếu trên đường quốc lộ.
Thứ hai: Thiết bị thu âm thanh là một dạng micro định hướng có độ hội tụ cực cao. Đây là những kỹ thuật đã được sử dụng trong các thiết bị nghe trộm để có thể nghe thấy người nói chuyện từ cách xa cả vài trăm mét thậm chí cả khi ở trong phòng.
Thứ ba: Việc lọc âm thanh ở đây có nghĩa là chỉ giữ lại âm thanh phát ra động cơ để làm tham số tính toán tốc độ chuyển động của xe.
Và nếu anh em triển khai vụ này thì chắc chưa có kỹ thuật nào để phát hiện ra cả.
P/S: Vụ này cũng gần gần giống như ra đa thụ động hiện đang được nghiên cứu để dùng trong quân sự.
Bác cabrio chơi nguyên bản tiếng Đức thì quá bằng đánh đố mọi người rồi.
Tôi dịch tự động qua tiếng Anh thì hoá ra nó cũng không có gì khó hiểu về mặt nguyên lý và hoàn toàn có thể đưa vào sử dụng.
Thứ nhất: Anh em sẽ không vác nó vào trong thành phố mà vẫn sử dụng chủ yếu trên đường quốc lộ.
Thứ hai: Thiết bị thu âm thanh là một dạng micro định hướng có độ hội tụ cực cao. Đây là những kỹ thuật đã được sử dụng trong các thiết bị nghe trộm để có thể nghe thấy người nói chuyện từ cách xa cả vài trăm mét thậm chí cả khi ở trong phòng.
Thứ ba: Việc lọc âm thanh ở đây có nghĩa là chỉ giữ lại âm thanh phát ra động cơ để làm tham số tính toán tốc độ chuyển động của xe.
Và nếu anh em triển khai vụ này thì chắc chưa có kỹ thuật nào để phát hiện ra cả.
P/S: Vụ này cũng gần gần giống như ra đa thụ động hiện đang được nghiên cứu để dùng trong quân sự.
Last edited by a moderator:
RE: Công nghệ đo vận tốc mới!
@tuandq: Tôi đâu dám đánh đố, vậy nên đã dịch tóm lược nội dung của nó ra rồi thôi. Còn cái link để đó chủ yếu vì mục đích nêu nguồn thông tin (tôn trọng quyền tác giả mà).
@Der Fahrer: tôi cũng nghĩ là đây mới là bước khởi đầu của công nghệ này, do đó sẽ chưa áp dụng được ngay, ngay trong điều kiện vắng vẻ [chắc thế!] mà vẫn còn sai số đến vài phần trăm kia mà.
@ fatboy: cám ơn về hiệu ứng Doppler. Thật thà là tôi chẳng biết nó là cái gì, nên mới phải để chữ [tạm] ở đó.
Bài này lấy lại ở tờ Spiegel, chỉ là một tờ tạp chí phổ thông, nên thông tin khó chi tiết được. Tôi thấy thông tin đó có thể tạm hiểu được cho dân phi kỹ thuật như tôi, nên dùng luôn nguồn đó. Các bác nào là dân kỹ thuật có thể tìm thêm trong tờ New Scientist xem sao. Nhưng tờ đó hình như đòi subscription, nên không phải ai cũng đọc được.
@tuandq: Tôi đâu dám đánh đố, vậy nên đã dịch tóm lược nội dung của nó ra rồi thôi. Còn cái link để đó chủ yếu vì mục đích nêu nguồn thông tin (tôn trọng quyền tác giả mà).
@Der Fahrer: tôi cũng nghĩ là đây mới là bước khởi đầu của công nghệ này, do đó sẽ chưa áp dụng được ngay, ngay trong điều kiện vắng vẻ [chắc thế!] mà vẫn còn sai số đến vài phần trăm kia mà.
@ fatboy: cám ơn về hiệu ứng Doppler. Thật thà là tôi chẳng biết nó là cái gì, nên mới phải để chữ [tạm] ở đó.
Bài này lấy lại ở tờ Spiegel, chỉ là một tờ tạp chí phổ thông, nên thông tin khó chi tiết được. Tôi thấy thông tin đó có thể tạm hiểu được cho dân phi kỹ thuật như tôi, nên dùng luôn nguồn đó. Các bác nào là dân kỹ thuật có thể tìm thêm trong tờ New Scientist xem sao. Nhưng tờ đó hình như đòi subscription, nên không phải ai cũng đọc được.