[h4]Công nghệ Hỗ trợ tầm nhìn ban đêm (Night Vision), bạn có thể thấy nó xuất hiện trong một số phim chiến tranh hay tài liệu. Nhờ nó mà các phi công có thể tìm thấy mục tiêu trong bóng tối và lần theo từng bước đi của chúng.[/b][/h4]
Mặt khác, các nhà sản xuất xe hơi muốn nâng cấp tính năng an toàn cho sản phẩm của họ, vậy nên họ quyết định ứng dụng công nghệ quân sự này giúp cho lái xe có thể phán đoán chính xác những hiểm họa họ có thể bắt gặp khi điều khiển xe vào ban đêm.
Để áp dụng công nghệ này một cách nhanh chóng và thích hợp với xe hơi, các nhà sản xuất hầu như đều tính đến phương án thay đổi loại camera hồng ngoại. Vì vậy, thay vì dải phổ 450-750 nanomet (nm), hệ thống Night Vision trên ô tô hoạt động trên bức xạ có dải phổ 14.000nm.
Khởi đầu của công nghệ Night Vision
Hệ thống hỗ trợ tầm nhìn ban đêm Night Vision đầu tiên dành cho xe hơi xuất hiện trên chiếc Cadillac DeVille đời 2000. Khi đó, hệ thống này sử dụng công nghệ hồng ngoại để dò tìm người, động vật và các loại phương tiện đang di chuyển. Hình ảnh thu được sẽ được hiển thị trên kính lái. Hai năm sau, thương hiệu Lexus của Toyota cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ hồng ngoại để sáng tạo ra hệ thống tương tự. Nhưng sự khác biệt nằm ở chỗ, nếu Cadillac sử dụng bức xạ hồng ngoại xa (FIR), thì Lexus chỉ dùng bức xạ hồng ngoại gần (NIR).
Vì một vài lý do nào đó, công nghệ Night Vision đã không trở nên phổ biến như kỳ vọng ban đầu của các nhà sản xuất. Và nó dần bị “bỏ rơi”.
Công nghệ hỗ trợ tầm nhìn ban đêm chỉ tỏa sáng trở lại vào năm 2005 khi hai đối thủ BMW và Mercedes-Benz cùng công bố hệ thống Night Vision do chính họ phát triển. Đúng như dự đoán, họ không sử dụng cùng nền tảng công nghệ, mà có nhiều điểm đặc trưng riêng biệt.
Hệ thống Autoliv Night Vision của BMW dựa trên FIR
Được giới thiệu vào năm 2005, hệ thống Autoliv Night Vision của BMW hoạt động dựa trên một cảm biến hình ảnh có độ phân giải 320 x 240pixel. Cảm biến này có khă năng dò tìm sự khác biệt về nhiệt độ ở giới hạn rất nhỏ. Hệ thống Night Vision của BMW còn sử dụng một ống góc rộng 36 độ, mở rộng gấp 3 lần so với các hệ thống khác, tạo ra hình ảnh môi trường xung quanh dựa trên nhiệt. Điều này có nghĩa các đối tượng có thân nhiệt như động vật hoặc người đi bộ sẽ xuất hiện dưới hình dạng đốm sáng, trong khi các vật thể không có sự sống thường rất khó quan sát.
Những hình ảnh trên màn hình của bảng điều khiển trung tâm được hiển thị với 2 màu đen và trắng, giống hình ảnh trên phim âm bản. Hệ thống này hiệu quả trong khoảng cách, lên tới 300m mà không yêu cầu sự hỗ trợ của hệ thống chiếu sáng. Chúng ta cùng cần chú ý tới chi tiết camera được gắn trên cản trước của xe, ngay dưới phần biển số, trong khi hình ảnh được chuyển tới màn hình ở táp-lô.
Điều thú vị khác của hệ thống Autoliv Night Vision còn ở tính năng zoom hình ảnh lên 1,5x khi xe chạy quá tốc độ 70km/h.
Hệ thống Night View Assist của Mercedes Benz dựa trên NIR
Không giống như hệ thống Autoliv Night Vision thụ động của “đối thủ” BMW, Mercedes-Benz lại sử dụng bức xạ hồng ngoại gần để chiếu sáng với dải phổ khoảng 800nm trong khoảng hiệu quả khoảng 150m về phía trước xe. Ánh sáng tiếp tục di chuyển cho đến khi gặp vật cản phía trước. Và sự phản chiếu ánh sáng sẽ được ghi lại và hiện thị trên một màn hình đặc biệt sau vô-lăng và gần đồng hồ đo tốc độ.
Đặc biệt, hệ thống Night View Assist của Mercedes-Benz không phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể, vì vậy hệ thống có thể phát hiện ra cả những động vật đã chết hay những vật cản vô tri trên đường.
Ưu và nhược điểm
Trên thực tế, ưu và nhược điểm của hệ thống hỗ trợ nhìn ban đêm đều xuất phát từ chính công nghệ cót lõi mà các nhà sản xuất đang ứng dụng. Có lẽ lợi thế lớn nhất của hệ thống BMW Autoliv Night Vision là khoảng cách hoạt động hiệu quả. Nhờ cách thức làm việc thụ động, hệ thống này có thể phát huy tác dụng trong 300 m, trong khi con số này của Mercedes-Benz chỉ dùng lại ở 150 m. Ưu điểm khác nữa của FIR, nó có thể là con dao hai lưỡi vì hệ thống chỉ hiệu lực với người đi đường và động vật sống, do đó, lái xe vẫn luôn nhận thức được việc phải tập trung vào đường đi là điều tối quan trọng. Mặt khác, nếu là vật thể không có sự sống, hệ thống NIR của Mercedes-Benz lại có cách xử lý “cao tay” hơn.
Tiếp đến là lợi thế của FIR, chúng ta cần chú ý rằng, hệ thống vẫn hoạt động tốt ngay cả với điều kiện sương mù dày đặc, trái ngược với NIR sẽ bị ảnh hưởng về hiệu quả và khoảng cách làm việc.
Ngoài ra, điểm nổi bật của NIR còn thể hiện ở độ phân giải hình ảnh và một yếu tiên quyết là chi phí. Bộ cảm biến trung tâm của hệ thống Night View Assist trên Mercedes-Benz rẻ hơn nhiều so với hệ thống Autoliv Night Vision của BMW.
Vị trí màn hình của hệ thống NIR cũng thuận tiện hơn cho các lái xe, khi họ chỉ tập trung vào khu vực đồng hồ đo tốc độ thay vì phải quay sang nhìn vào bảng điều khiển trung tâm. Một vài nhược điểm lớn nhất của NIR nằm ở khả năng nhạy cảm với ánh sáng chói từ đèn pha đối diện và phụ thuộc vào khả năng phản xạ của các đối tượng.