Ngày nay, khái niệm hộp số tự động đã không còn là cái tên xa lạ nữa vì nó đang ngày càng trở nên gần gũi đối với người sử dụng. Với những tính năng ưu việt mà một chiếc hộp số cơ khí không thể thực hiện được như chuyển số tự động, quá trình chuyển số êm dịu không gây mệt mỏi cho người lái, tổn hao công suất qua hệ thống truyền lực thấp...vv. Hộp số tự động đang dần chiếm ưu thế và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên những phương tiện di chuyển. Tuy vậy, mỗi khi nhắc đến hộp số tự động, người ta sẽ hình dung ngay đến một chiếc xe hơi đời mới, với đầy đủ các tính năng hiện đại vào thời điểm này. Nhưng trên thực tế, chắc hẳn ít người biết được rằng những chiếc hộp số tự động và hiện đại như vậy từ lâu đã được trang bị trên những chiếc xe tải chuyên dụng hạng nặng (tải trọng từ 40 tấn cho đến hàng trăm tấn) hay trên những chiếc máy công trình như máy ủi, máy xúc lật bánh lốp...vv Hôm nay em xin được đề cập đến một loại hộp số đang được trang bị trên những chiếc xe ngày nay, đó là loại hộp số tự động
Countershaft Transmission
Tên tiếng việt em vẫn chưa biết nên gọi là cái gì, mong rằng sau khi đọc bài các bác có thể cho em một cái tên gọi lột tả được chính xác loại hộp số này
Về cơ bản, cấu tạo và hoạt động của hộp số này không khác gì những chiếc hộp số được trang bị trên những chiếc xe con hiện nay. Trước hết, chúng ta xem lại toàn bộ cấu trúc của một hệ thống truyền lực điển hình trên ô tô như sau:
Động cơ->Ly hợp->Hộp số->Vi sai->Truyền động cuối
Đối với xe trang bị hộp số cơ khí, ly hợp thường là loại ly hợp cơ khí (ly hợp đĩa ma sát khô, đĩa ma sát ướt..vv). Nhưng đi với loại hộp số tự động, ly hợp thường là loại biến mô thuỷ lực(Torque converter-hay còn gọi là bộ chuyển đổi mômen xoắn).
Loại hộp số này mang lại một số ưu điểm nhất định sau như: Chế tạo đơn giản, it chí tiết, gọn nhẹ tiết kiệm diện tích mà vẫn mang lại hiệu quả khá cao.
Hộp số bao gồm 4 số tiến và 3 số lùi, 6 ly hợp đóng bằng áp lực dầu thông qua các solenoid(van điện từ), mở bằng lực lò xo đẩy piston như các ly hợp thường thấy trên hộp số tự động bánh răng hành tinh, đi cùng với mỗi ly hợp là một BR quay trơn trên trục, khi ly hợp đóng sẽ khoá cứng BR quay trơn này với BR lắp cố định trên trục. Các cặp bánh răng trong hộp số luôn ăn khớp cố định, Theo hình vẽ ta thấy hộp số bao gồm: trục đầu vào, trục đầu ra, 3 trục đi số trên mỗi trục có 2 ly hợp. Trục đầu vào được nối với bánh turbin của biến mô (bánh turbin được dẫn động bởi bánh bơm nối với bánh đà động cơ – xin xem phần biến mô thủy lực), trục đầu ra truyền công suất tới cầu trước và cầu sau(4WD các bác nhỉ). Cơ cấu các số di chuyển được bố trí trên 3 trục đi số như sau:
-Trục I : trục tiến chậm và nhanh, ly hợp tiến chậm, ly hợp tiến nhanh
-Trục II: trục số lùi và số 2, ly hợp số lùi và ly hợp số 2
-Trục III: trục số 3 và số 1, ly hợp số 3 và ly hợp số 1
Trên mỗi trục có 3 đường dầu chạy bên trong, 1 đuờng phục vụ cho việc bôi trơn và làm mát các ly hợp, ổ bi và bánh răng, 2 đường còn lại thực hiện công việc đưa áp lực dầu đến đóng mở ly hợp cho 2 ly hợp trên trục.
Trục I và II được ăn khớp với nhau và đều được dẫn động bởi trục đầu vào qua các cặp bánh răng ăn khớp cố định. Do cấu tạo trục số lùi và trục số tiến cùng được dẫn động bởi trục đầu vào nên 2 trục này sẽ có hướng quay ngược chiều nhau=> khi trục nào đóng vai trò dẫn động sẽ cho hướng quay của trục đầu ra khác nhau để tạo nên số lùi hoặc số tiến
Trục I và II ăn khớp với nhau và cùng dẫn trục III qua các cặp bánh răng, trục III dẫn động trục đầu ra qua cặp bánh răng ngoài cùng của trục.
Tương tự như hộp số BR hành tinh, để truyền được công suất từ trục đầu vào đến trục đầu ra thì luôn luôn phải có 2 ly hợp được ăn khớp( 1 ly hợp hướng và 1 ly hợp số). Quy trình đi số được thực hiện như sau:
-Số 1 tiến chậm (Ly hợp tiến chậm và ly hợp số 1 sẽ ăn khớp): công suất từ bánh răng trên trục đầu vào truyền sang bánh răng trên trục I (bánh răng này quay trơn trên trục I khi ly hợp mở), ly hợp tiến chậm đóng cho phép khoá cứng BR quay trơn này vào bánh răng lắp cố định với trục I (BR nằm giữa 2 ly hợp), tiếp theo công súât được truyền sang BR cố định trên trục II rồi truyền vào trục và ra BR cố định bên phải trục II, BR cố định bên phải trục II này dẫn động BR quay trơn trục III, từ khi ly hợp số 1 đóng khoá cứng BR quay trơn vào BR cố định trục III, công suất được truyền xuống trục III và ra BR cố định bên phải trục III, BR này ăn khớp với BR trục đầu ra -> công suất được truyền ra trục đầu ra.(Hướng đi của dòng công suất theo đường màu trắng trên hình vẽ).
-Số 2 lùi (ly hợp lùi và ly hợp số 2 đóng) : Công suất truyền từ bánh răng trên trục đầu vào sang bánh răng quay trơn trên trục II, ly hợp lùi + ly hợp số 2 ăn khớp, toàn bộ 2 bánh răng quay trơn trên trục II được nối cứng với bánh răng bắt cố định với trục II (BR nằm giữa 2 ly hợp), do đó, công suất được truyền xuống trục 3 qua bánh răng quay trơn bên phải trục II. từ trục III, thông qua bánh răng cố định bên đầu bên phải trục 3, công suất được truyền đến trục đầu ra.
Quy trình đi số cho các số còn lại tương tự như trên
-Số 3 lùi (Ly hợp lùi và ly hợp số 3 đóng): dòng công súât sẽ đi như trên hình.
-Số 4 tiến (Ly hợp tiến nhanh + ly hợp số 3 đóng): dòng công súât sẽ đi như trên hình.
Về cấu tạo của ly hợp chúng ta có thể thấy trên hình vẽ, ở trục I ta thấy, BR quay trơn và các tấm ma sát được lắp với moayơ bởi rãnh răng trong, các đĩa ma sát được bắt vào vỏ ly hợp vởi các rẵnh răng ngoài. Khi áp lực dầu đi bên trong trục đến khoang piston làm dịch chuyển piston sang bên trái ép các tấm và đĩa ma sát lại => bánh răng quay trơn được khoá bánh răng cố định trên trục bởi ly hợp. Tương tự, ta có trục 3 như hình vẽ.
Còn gì để nói nữa không nhỉ???? Em xin phép được nghĩ tiếp ạ