Hạng D
2/12/03
1.930
4.572
113
Vietnam
Đó là nội dung được đặt ra trong hội thảo góp ý dự án Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 8-4.

hình ảnh.jpg

Đại biểu tại TP.HCM góp ý về quy định tuổi cấp giấy phép lái xe tối thiểu và tối đa rõ ràng để đảm bảo an toàn giao thông - Ảnh: THU DUNG
Hội thảo do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức với sự tham gia của nhiều sở ngành, chuyên gia... Các đơn vị cùng thảo luận, góp ý dự án Luật Đường bộ do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an soạn thảo.

Hàng loạt vấn đề "nóng" như quy định tuổi cấp giấy phép lái xe, quy tắc đi lại trên đường cao tốc... được đưa ra bàn bạc.

Quy định rõ độ tuổi cấp giấy phép lái xe

Góp ý tại hội thảo, thượng tá Đoàn Văn Quới - phó trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an TP.HCM - cho rằng cần xem xét lại định nghĩa "ùn tắc giao thông đường bộ". Cụ thể, dự thảo định nghĩa điều này là tình trạng phương tiện tham gia giao thông bị dồn ứ, di chuyển với tốc độ rất chậm hoặc không thể di chuyển được.

Tuy nhiên, định nghĩa này chưa phù hợp đặc thù các đô thị lớn có mật độ xe cộ dày đặc như TP.HCM, Hà Nội… nên cần điều chỉnh để tránh hiểu lầm dẫn đến sai sót trong thống kê. “Chúng tôi đề xuất điều chỉnh phù hợp tình hình thực tế, chỉ nên để ùn tắc giao thông xe cộ không thể di chuyển được”, thượng tá Quới đề xuất.

Luật sư Trương Thị Hòa - Đoàn luật sư TP.HCM - đề xuất bổ sung thêm một số vấn đề trong hai dự thảo. Trong đó chú ý đến từ ngữ trong hai dự thảo luật phải chính xác, dễ hiểu, tương thích với nhau tránh gây tranh cãi trong quá trình áp dụng.

Luật sư Hòa cũng nhận định việc hạ tuổi cấp giấy phép lái xe là 16 tuổi nhằm nâng cao nhận thức nên phải có chính sách tuyên truyền hợp lý hướng tới nâng cao an toàn giao thông.

Đồng thời nên xem xét có quy định rõ ràng về tuổi tối thiểu, tối đa được cấp giấy phép lái xe. "Lâu nay chúng ta chỉ quan tâm tới độ tuổi tối thiểu, mà quên mất việc người quá lớn tuổi thì có đủ sức khỏe để lái xe hay không?", luật sư Hòa đặt câu hỏi với cơ quan soạn thảo.

Ngoài ra, luật sư Hòa đề xuất bổ sung quy định tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cả người nước ngoài. Thực tế hiện người nước ngoài cư ngụ, sinh sống tại Việt Nam rất nhiều và họ phải tuân thủ, tôn trọng pháp luật Việt Nam.

Chú ý đến nguyên tắc đi trên cao tốc

ẢNH.webp

TS Trần Thảo - trưởng khoa cảnh sát giao thông Trường đại học Cảnh sát nhân dân - cho rằng nên bổ sung quy tắc đi lại trên cao tốc - Ảnh: THU DUNG

Tham gia tìm hiểu về hai dự luật, TS Trần Thảo - trưởng khoa cảnh sát giao thông Trường đại học Cảnh sát nhân dân - chia sẻ đã nghiên cứu kỹ để đưa ra góp ý hướng tới hai dự luật thông qua góp phần nâng cao an toàn giao thông.

Trong đó, TS Thảo quan tâm đến điều 25, các đơn vị cũng đã có một số quy định về lưu thông đi lại trên đường cao tốc, tách nhập làn... nhưng cần những quy định rõ ràng hơn.

"Cụ thể như, xe vào cao tốc thì đi với tốc độ bao nhiêu là an toàn, giữ khoảng cách an toàn bao nhiêu; các xe chạy tốc độ thấp thì nên đi làn trái hay phải... Nhất thiết phải có bộ quy tắc đi trên cao tốc như vậy để tránh gây ra tai nạn giao thông đáng tiếc", TS Thảo chia sẻ.

Bên cạnh đó, đối với dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, ông Thảo cho biết việc bỏ quy định về trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông là đúng. Điều này cho thấy cơ quan soạn thảo đã tiếp thu và sửa đổi quy định về trích 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước và không thấp hơn 30% khoản tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.

"Hiện dự thảo chỉ còn quy định 'Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ', là phù hợp", ông Thảo nói.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội thảo, ông Hà Phước Thắng - phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - cho biết thời gian qua, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức các đợt góp ý và nhận được những kết quả nhất định.

"Hôm nay, chúng ta tiếp tục ghi nhận 11 lượt ý kiến về dự thảo mới nhất và mỗi góp ý của đại biểu có kinh nghiệm sẽ giúp hai dự thảo hoàn chỉnh. Nhờ vậy, sau khi ban hành, người dân hay doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, áp dụng hơn. Chúng tôi sẽ tập hợp toàn bộ ý kiến này để gửi đến các đại biểu Quốc hội và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới", ông Thắng nói.

Gặp khó bởi "đường chưa bàn giao"

Thượng tá Tân Xuân Tiên - phó trưởng Công an TP Thủ Đức - nêu ra vấn đề hiện các lực lượng gặp khó khi xử lý sự việc ở những khu dân cư chưa bàn giao, đường nội bộ...

Khi xảy ra sự cố, Công an TP Thủ Đức ưu tiên cử cán bộ, chiến sĩ làm hiện trường, tiến hành điều tra trước. Sau đó mới xác định là vấn đề giao thông hay trật tự chứ không chờ đợi.

"Cho nên, đơn vị mong muốn có quy định rõ ràng để quá trình xử lý sự việc, vi phạm trong các tuyến đường nội khu, đường khu dân cư chưa bàn giao được dễ dàng", thượng tá Tiên nói.
>>>> Xem thêm:
 
Hạng D
16/11/20
3.028
9.671
113
38
Đúng kiểu câu chữ nhà nước để có bệnh thành tích. "ùn tắc giao thông đường bộ" là di chuyển chậm thì không chịu, phải đứng im lìm không di chuyển được mới gọi là ùn tắc cơ, có cái này thì tha hồ có cơ để biện minh cho sự chậm trễ, mấy anh nhích chỉ vài mét một phút cũng không được gọi là ùn tắc nhé.
Ủng hộ việc phải có luật rõ ràng khi tham gia giao thông cao tốc, cao tốc là đường dùng để đi nhanh nhưng với văn hóa tham gia giao thông như hiện nay thì với muôn kiểu di chuyển gây ức chế và sẽ dễ gây tai nạn hơn các đường bình thường.
 
Hạng D
26/3/17
2.622
4.712
113
Tương lai VN sẽ k còn Ùn Tắc chỉ mãi mãi có Kẹt Xe thôi. Há Há
 
Hạng B2
16/7/15
394
508
93
41
Chỉ có bọn rảnh rỗi, kém hiểu biết và vô dụng mới ngồi nhồi nặn mấy câu chữ kiểu này cho hết giờ hết ngày.
 
Hạng D
3/3/16
1.802
3.301
113
40
cái bệnh thành tích không bỏ được thì khó thay đổi được. dùng từ gì, định nghĩa thế nào nó không quan trọng. quan trọng còn bệnh thành tích nên các bác không bao giờ chịu nhìn vô thực tế để giải quyết.

vd: cuối tuần nào vòng xoay Mỹ Thủy cũng kẹt cứng ngắt, 20 phút chưa qua được cái vòng xoay đó. Vậy giải pháp sẽ như thế nào? chứ mấy bác dùng từ ùn ứ, kẹt xe, tắt đường,... mỹ từ nào đi nữa cũng chả quan trọng
 
Hạng D
13/4/16
1.247
3.399
128
37
Tôi mạnh dạn đề xuất loại bỏ luôn chữ “ùn tắc” ra khỏi từ điển tiếng Việt luôn.
Cho thoả lòng mong ước tâm tư bấy lâu nay của các ảnh :p
 
  • Haha
Reactions: duchuy19762003