Hạng B2
29/6/09
312
73
28
Autonet đã lựa chọn ra 6 mẫu xe mới của năm nay. Đại diện cho các mác xe Nhật gồm Toyota Altis, Mazda Mazda3, Mitsubishi Lancer iO. Trong khi đó, những mẫu xe Hàn có Kia Forte, Hyundai Avante, Daewoo Lacetti. Có thể, các mẫu xe này chưa hẳn là đại diện cho hai nền xe hơi Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng tại Việt Nam, nó đang được coi là những chiếc xe được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhất trong phân khúc xe compact sedan.
Sự nổi bật của xe Nhật, ai cũng biết, đó là giá trị thương hiệu đã ăn sâu vào tiềm thức người dùng. Mặc dù sinh sau đẻ muộn so với nền công nghiệp ôtô châu Âu và Mỹ nhưng với người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, dường như xe Nhật vẫn là lựa chọn hàng đầu khi họ mua xe mới. Ngoại hình của các mẫu xe Nhật giờ đây đã có những tiến bộ trong thiết kế.


 
Mazda Mazda3                     Mitsubishi Lancer iO                   Toyota Corolla Altis

 
Đặc biệt, Mazda luôn tạo được ấn tượng mạnh với khách hàng bằng những mẫu xe có kiểu dáng mới trẻ trung hơn rất nhiều. Ngôn ngữ thiết kế “dòng chảy” làm nên những đường cong uốn lượn, mượt mà cùng triết lý “Zoom-zoom” tạo khuôn mặt cười thân thiện, tất cả đều được truyền tải rõ nét nhất ở các phiên bản 2010. Cũng bởi thế, nó tạo cho Mazda3 thế hệ mới một vị thế ngày càng chắc chắn và sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm này khi mới bước chân về Việt Nam.
Trong khi đó, một tên tuổi khác - Mitsubishi lại tỏ ra khá mờ nhạt và gần như đã bỏ ngỏ ở phân khúc xe sedan. Chỉ đến khi cái tên Lancer iO (hay tên gọi khác EX) xuất hiện thông qua giới kinh doanh ôtô nhập khẩu thì Mitsubishi mới thực sự phục sinh ở phân khúc này. Được thừa hưởng “gen di truyền” từ mẫu xe nổi tiếng EVOLUTION, Lancer iO đã phần nào thoả cơn khát của những tín đồ yêu xe thể thao. Thiết kế của Mitsubishi chủ yếu tập trung vào sự chắc khoẻ, góc cạnh nhưng không hề khô khan và mất đi cá tính. Đó chính là điểm nhấn giúp cho Mitsubishi Lancer iO ghi điểm trong con mắt người tiêu dùng Việt.
Còn với ông lớn Toyota, đây vẫn là hãng xe đi theo lối tư duy đơn giản, không quá trau chuốt về ngoại hình, và Altis chính là một trong những minh chứng cho lối tư duy đó. Thiết kế của Altis thiên về tính đại chúng, một mẫu xe được xây dựng với mục đích vừa phù hợp cho công việc cũng như trở thành một phương tiện di chuyển cá nhân hàng ngày. Các chi tiết từ trước cho đến sau tạo cảm giác trung dung, hài hoà, bởi vậy dễ hiểu tạo sao Toyota Altis lại bán chạy đến vậy kể từ khi nó ra đời với hơn 30 triệu chiếc trên toàn cầu.
 
 

 
 
Hyundai Avante                               Kia Forte                             Daewoo Lacetti

 

 
 
Với các mác xe Hàn, không thể phủ nhận rằng, trong mấy năm trở lại đây, chúng ta đang được chứng kiến những bước nhảy vượt bậc đến từ “Sư tử” châu Á – Hàn Quốc. Nền công nghiệp xe hơi Hàn Quốc tiến bộ không ngừng, nếu như trước kia, người tiêu dùng chỉ hình dung đến những chiếc xe tròn trịa, cục mịch, thì nay quan niệm về xe Hàn đã khác đi rất nhiều, đẹp và thời trang hơn.
Có thể kể tới cái tên đã làm nên trào lưu xe Hàn đầu tiên trong phân khúc compact sedan, không ai khác chính là Kia Forte. Dưới bàn tay của giám đốc thiết kế Peter Schreyer, ông đã mang linh hồn của phong cách thiết kế châu Âu thổi vào những chiếc xe của Kia, trong đó có Forte. Ngoại hình của Forte tương đối trẻ trung, không quá cầu kỳ ở đường nét tạo hình mà tập trung vào đặc điểm nhận dạng phong cách cho Kia.
 
 
 

 
 
Kia Forte đánh dấu bước đột phá của xe Hàn trong phân khúc compact sedan tại thị trường Việt Nam Vào thời điểm ảm đạm của thị trường xe hơi Việt (cuối 2008 đầu 2009), trong khi các hãng xe trong nước đang mải tìm kiếm bài toán lợi nhuận và doanh số thì sự có mặt của Kia Forte ở một mức giá vô cùng hợp lý (dao động trong khoảng 29.000 USD). Vào lúc đó, nó đã tạo nên bước ngoặt lớn cho các mẫu xe Hàn xuất hiện sau này.
Dù không thể thành công như người đồng hương Kia nhưng Daewoo cũng đã để lại dấu ấn với mẫu Lacetti thế hệ mới. Khách hàng tỏ ra hài lòng với thiết kế của chiếc xe này bởi ở nó, người xem thấy được nét cơ bắp, khoẻ khoắn, các góc cạnh được thiết kế rất tỉ mỉ, cầu kỳ vốn chỉ thường thấy ở trên các dòng xe Mỹ. Đơn giản, chiếc xe này có nguyên bản chính là mẫu Chevrolet Cruze do GM thiết kế và chỉ được thay đổi lại logo và thương hiệu khi tiêu thụ tại Hàn Quốc.
Ra đời thế hệ mới muộn nhất trong “Big Three” của Hàn Quốc, Hyundai Avante (tên gọi khác Elantra) mới chỉ được người tiêu dùng biết đến trong khoảng vài tháng trở lại đây. Tuy vậy, nó cũng đã tạo nên một sức hút đáng kể khi về tới Việt Nam. Quả thật, chính Hyundai Avante lại là mẫu xe cá tính nhất trong 3 mẫu xe Hàn kể trên.
Ngoại hình của Avante vô cùng thời trang và đẹp mắt, các đường nét đều uốn lượn, tạo sự đối xứng giữa đầu và đuôi xe, nổi bật lên ngôn ngữ thiết kế “điêu khắc lỏng” mà Hyundai đã kỳ công xây dựng và truyền tải lên các mẫu xe trước đó xuất hiện tại Việt Nam như Sonata hay Tucson. Giờ đây, Hyundai đang dần tạo nên cá tính và đặc điểm nhận dạng riêng cho mình.
Có thể nói, về mặt thiết kế kiểu dáng, xe Nhật dường như đang yếu thế trước các đối thủ Hàn. Và xét một cách khách quan, riêng trên phương diện ngoại hình, chúng tôi tin rằng sẽ rất nhiều người tiêu dùng Việt sẽ lựa chọn xe Hàn.
 
 
 

 
 
 
Hyundai Avante                               Kia Forte                             Daewoo Lacetti
images582823_IMG_4760.jpg
Không chỉ tạo nên nét nổi bật ở ngoại hình, các hãng xe hơi Hàn Quốc nay đã bắt đầu tập trung nhiều hơn ở phần nội thất. Không gian tươi mới, sống động và hiện đại là cách mà các mẫu xe Hàn chiếm được cảm tình của khách hàng. Bước vào bên trong, người dùng có thể bắt gặp rất nhiều những trang bị mà trước đó vốn chỉ được trang bị trên những dòng xe đắt tiền như nút khởi động Start/Stop Engine, điện thoại Bluetooth, kết nối USB/iPod, điều hoà hai vùng, điều khiển hành trình, cửa sổ trời…
Cách sử dụng màu sắc đèn hiển thị cũng mang phong cách rất riêng của mỗi hãng xe như đỏ (Kia), xanh ve (Daewoo) hay xanh da trời (Hyundai). Khu vực bảng điều khiển trung tâm luôn là sự xuất hiện dày đặc của các nút bấm điện tử nhằm tăng thêm tính tiện ích cho người sử dụng.
images582800_IMG_4649.jpg
images582811_IMG_4702.jpg
images582812_IMG_4783.jpg
Hyundai Avante Kia Forte Daewoo Lacetti Thiết kế ghế lái của các xe Hàn có độ ôm lấy người điều khiển nên tính bao bọc là tương đối cao. Đáng tiếc, do giá thành ở mức vừa phải nên vật liệu sử dụng cho xe Hàn vẫn ở mức độ trung bình, các chi tiết nhựa cứng xuất hiện vẫn còn nhiều khiến khả năng cách âm cho chiếc xe Hàn chưa thể khiến người dùng cảm thấy hài lòng một cách trọn vẹn.
Trái ngược với sự hiện đại ở các mẫu xe Hàn, vào trong ca-bin của các mẫu xe Nhật, chỉ có thể sử dụng hai từ “đơn giản” để miêu tả không gian bên trong xe. Có lẽ đây là phong cách thiết kế có phần bảo thủ của người Nhật. Họ tối giản các chi tiết và các trang bị như điều chỉnh điều hoà, gió…vẫn sử dụng chủ yếu bằng cơ học.
Điều này giúp cho không gian khu vực bảng điều khiển không bị rối mắt, nhưng xem ra, nó không tạo được nhiều thiện cảm cho người dùng. Không gian sử dụng của xe Nhật dường như có cảm giác rộng và thoáng đãng hơn. Một phần do các thiết kế nội ngoại thất của xe Nhật vẫn đi theo hướng truyền thống mà không bị cách điệu như xe Hàn

Toyota Corolla Altis
Mazda Mazda3
Mitsubishi Lancer iO Thay vì trang bị công nghệ, 3 mẫu xe của Nhật lại nhắm tới tiện ích sử dụng chứa đồ trong xe và vật liệu sử dụng. Nội thất Altis là sự kết hợp của da và tấm ốp giả gỗ tạo nên sự trang nhã. Lancer iO tạo phong cách thể thao bằng vật liệu giả các-bon hay Mazda3 chủ yếu sử dụng hai tông màu đen và bạc làm nên sự trẻ trung, hoạt bát…
Nhìn chung, một lần nữa xe Nhật vẫn chịu sự thua thiệt ở trang bị công nghệ trên xe hơi hiện đại so với xe Hàn, song bù lại, nó lại vượt trội ở mặt thiết kế không gian sử dụng và khả năng cách âm tốt. Về điểm này, lựa chọn mẫu xe nào chủ yếu vẫn phụ thuộc vào “gu” sở thích của mỗi người.
Vậy khả năng vận hành của các mẫu xe Hàn và Nhật thì sao? Nhóm phóng viên Autonet đã làm một vài bài test nhỏ để cảm nhận các mẫu xe kể trên. Với thử nghiệm tăng tốc trên cùng một quãng đường, chúng tôi thật sự bất ngờ trước sự bứt phá của Hyundai Avante 1.6L khi nó chỉ mất 10,23 giây để lên từ 0-100km/h.
Đạt được điều này phải nhờ tới việc Hyundai đã trang bị cho Avante công nghệ động cơ mới phun xăng trực tiếp cùng hộp số tự động 6 cấp, do đó công suất của chiếc xe này đạt tới 140 mã lực (104kW), mô-men xoắn [email protected] cùng trọng lượng nhẹ 1.160 kg.
Trong hai mẫu xe khác của Nhật có dung tích 1.8L là Mitsubishi Lancer iO và Toyota Altis cũng chỉ lần lượt đạt 10,69 giây và 10,98 giây. Mitsubishi Lancer iO mặc dù có công suất 143 mã lực (107kW), mô-men xoắn [email protected] và sử dụng hộp số vô cấp CVT, tuy nhiên, nó lại tỏ ra khá vất vả trong những bước chạy đầu tiên (mất tới 4,93 giây để đạt 0-50km/h) và chỉ thực sự tăng tốc nhanh ở giai đoạn sau vận tốc 50km/h.
Trong khi người đồng hương Toyota Altis công suất thấp hơn 138 mã lực (103kW), mô-men xoắn [email protected], cũng trang bị hộp số vô cấp CVT lại có vẻ khả quan hơn trước màn khởi động khi chỉ mất 3,73 giây để đạt 0-50km/h. Chiếc Kia Forte 1.6L công suất 124 mã lực (93kW), mô-men xoắn [email protected] sử dụng hộp số tự động 4 cấp đứng ở vị trí thứ 4 khi đạt 11,82 giây.
Mazda Mazda3 1.6L có lẽ là chiếc xe có công suất và mô-men xoắn thấp nhất, chỉ có 106 mã lực (79kW) và [email protected], sử dụng hộp số tự động 4 cấp. Chiếc xe này có màn khởi đầu khá ấn tượng, vượt qua tốc độ 50km/h, Mazda3 dần trở nên đuối hơn và mất tương đối nhiều thời gian để lên tới vận tốc 100km/h ở 12,74 giây, xếp vị trí thứ 5.
Daewoo Lacetti 1.6L công suất 115 mã lực (86kW), mô-men xoắn [email protected], sử dụng hộp số tự động 6 cấp, có thể nói là vượt trội cả về sức mạnh lẫn công nghệ hộp số so với Mazda Mazda3 thế nhưng do trọng lượng nặng 1.305kg và sự hoạt động của hộp số 6 cấp chưa thực sự hiệu quả và còn bị trễ nhiều, thế nên Daewoo Lacetti đành ngậm ngùi ở vị trí thứ 6 khi phải mất tới 12,83 giây để đạt vận tốc từ 0-100km/h.
Ở màn chạy zíc-zắc, chạy cùng vận tốc 50km/h, sự vượt trội thuộc về các xe của Nhật Bản. Nếu ở phần tăng tốc Mazda3 chỉ đứng thứ 5 thì ở phần thi này, khó có mẫu xe nào vượt qua khả năng lái ổn định của Mazda3, vô-lăng rất đầm và chắc chắn, chuyến hướng chính xác cao.
Mitsubishi Lancer iO vô-lăng nhẹ hơn một chút, song cũng đủ khiến người lái cảm thấy hài lòng ở độ bám đường. Về phía xe Hàn, chiếc xe mang lại sự hài lòng nhất lại nằm ờ Daewoo Lacetti. Toyota Altis dẫu không thể so sánh bằng Mazda3, Lancer iO hay Lacetti, tuy vậy vô-lăng của nó vẫn có cảm giác hơn hẳn hai đối thủ còn lại là  Kia Forte và Hyundai Avante.
Hyundai Avante có vô-lăng nhẹ nhờ được sử dụng trợ lực điện tử, nó hoạt động tốt trong điều kiện đường phố đông đúc và di chuyển chậm. Có điều bộ cảm biến chỉ nhận một dải tốc độ nên dù chạy nhanh hay chậm nó khiến người lái khó cảm nhận được chính xác độ chuyển hướng, tạo cảm giác lái tương đối “nhạt” tay nên đứng vị trí cuối cùng, sau Kia Forte.
Nhìn chung, trước sự thăng tiến nhanh chóng của xe Hàn tại Việt Nam, cho dù những mẫu xe này có thể mới chỉ dừng lại ở kiểu dáng và trang bị tiện nghi, thậm chí mẫu xe mới nhất đã được sử dụng những công nghệ động cơ tiên tiến nhưng chí ít họ cũng phải mất một thời gian nữa mới có thể đuổi kịp những mẫu xe Nhật hiện nay. Tuy nhiên, cùng với sức ép về giá rẻ hơn và chất lượng ngày càng ngang bằng với xe Nhật, các hãng xe Nhật hoàn toàn có lý do để lo lắng cho điều này.
 
Autonet
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
6/4/07
664
3
18
Con MIT LANCER nhìn phê quá, nhưng nội thất hơi quê. E đi forte và tin đó là lưạ chọn tối ưu, tuy nhiên thấy dòng xe Mỹ( mà đúng ra MAZDA là xe Mỹ) chạy vẫn thích hơn( ý em là tay lái)
 
Hạng D
30/3/10
1.500
66
48
TPHCM
Úi!! Có chiếc Cerato màu giống xe cháu kìa:D. Xe nào cũng ngon cả trừ con Corolla Altis ra. Cháu ghét chiếc đóa
 
Hạng D
15/11/07
2.536
11.275
113
Việt nam - Sài gòn
os.com
maidotran nói:
tiền nào của đó thôi bác ơi, anh hàn thì chạy đua vũ trang bằng những opitions bắt mắt, còn đẵng cấp của anh nhật, mỹ thì từ xưa đến giờ rồi.
Hai anh này còn xa lắm mới "đuổi" kịp anh Đức các Bác nhỉ...
 
Hạng D
14/1/04
4.039
1.555
113
tp.HCM
Lâu quá em mới đọc được 1 bài viết hay , mang tính công bằng trong phân tích các điểm mạnh yếu của từng loại xe .