Em vô tình đọc trên báo Tuổi trẻ, em lên Tuổi trẻ online download về để xem liên tục.
Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc, đặc biệt là các bác tài, những người đang giữ trong tay mình sinh mạng và cuộc đời của rất nhiều người.
Kỳ 1: Không ai nhường ai
Tân là bạn lái xe với tôi cùng thời ở công ty xây lắp. Anh nghỉ hưu non được mấy tháng thì buồn, bèn rủ bạn bè chung nhau mua một xe khách chạy Bắc - Nam. Chuyến xe hôm ấy Tân lái, còn tôi ngồi bên phải.
Phút giây ngày giáp tết
Cứ thấy đường vắng, không có cảnh sát giao thông là Tân vô tư đạp ga. Xe đang bon ra khỏi ngoại thành Huế, bất chợt có tiếng động cơ xe máy gầm rú cạnh bên khiến mọi hành khách đang thiu thiu ngủ giật mình tỉnh giấc. Qua gương chiếu hậu, tôi thấy hai nam thanh niên đang rạp người trên chiếc xe gắn máy quyết liệt vượt qua xe khách. Tôi liếc nhìn tốc độ xe mình lúc đó chỉ gần 100km/giờ.
Tân giảm ga nhường đường cho hai yêng hùng xa lộ vượt lên. Nhưng chiếc xe máy đó đồng thời cũng giảm ga, chạy so kè với xe khách như đùa giỡn. Tân bực dọc tăng tốc thì xe ấy cũng tăng tốc theo... Qua cây số 9, rồi 10, 11... tình trạng đó vẫn tiếp diễn. Lúc này phía trước đã xuất hiện vài chiếc xe ngược chiều.
Bất thần, trong đoàn xe tốc hành ngược chiều ấy có một chiếc từ phía sau lao vút lên trước, vượt qua các xe khác. Tôi nín thở và Tân thì giữ vững tay lái không dám xử lý gì vì trên xe đầy hành khách. Khoảng cách hai xe ngược chiều dần khép lại. Cùng lúc đó, đằng sau xe Tân lại có một chiếc xe khách cùng chiều đang bám đuôi. Chiếc xe gắn máy đã rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan nên cố vượt lên phía trước.
Một tiếng “soạt... rầm...” thật lớn phát ra dưới hông trái xe tôi. Tân đạp phanh, xe chao đảo một hồi rồi dừng. Hành khách trên xe dựng tóc gáy chứng kiến một cảnh tượng hãi hùng: chiếc xe máy gãy từng khúc, văng tứ tung. Hai thanh niên to con lúc nãy giờ đây bẹp dúm, biến dạng. Tân hoảng hốt núp lẫn trong hành khách. Có một thanh niên mày mò lắm mới đọc được biển số xe máy bị nạn phát hiện nạn nhân là người làng mình, bèn chạy về cấp báo.
Mãi sau mới có một người phụ nữ tật nguyền, khập khiễng bước tới. Bằng linh cảm của người mẹ, bà lao vào một trong hai hình hài quần áo bùng nhùng lẫn thịt xương gào khóc thảm thiết...
Sau khi đã làm xong hết nghĩa vụ đối với người bị nạn. Tân từ biệt bạn bè về vùng quê nghèo dưỡng trí. Anh bán phần xe của mình và không thiết bằng lái nữa. Bị ám ảnh bởi hình ảnh đêm đêm người mẹ gầy guộc ra nghĩa địa kêu trời, khóc con mà anh tình cờ chứng kiến trong lần quay lại nhà nạn nhân, Tân như một con người khác hẳn. Chàng trai ngồi sau xe gắn máy là con trai độc nhất của bà mẹ tật nguyền này.
Cha mất, mẹ bệnh, anh nuôi cả gia đình bằng nghề làm cửa sắt ở Hà Nội. Ngày cuối năm, anh mang tiền thưởng về quê cho mẹ. Lúc dọn nhà, phát hiện bàn thờ bị mối ăn nên lên thị trấn mua thuốc diệt mối. Trên đường về, anh gặp người bạn cùng làng với chiếc xe máy mới mua. Cả hai uống bia mừng hội ngộ và kết cục đau lòng đã xảy ra...
Tôi hỏi Tân: “Còn nạn nhân thứ hai?”. Tân buồn bã trả lời: “Ở cái xứ thường xuyên bão lụt ấy thì ít có nhà khá giả. Cả gia đình anh ta ở trong một từ đường lụp xụp, người thân từ nước ngoài gửi tiền về sửa sang nhưng anh ta lại mua xe gắn máy chạy tết cho oai”. Khi đến thắp hương, Tân không dám nhìn vào đôi mắt người cha, người vợ của nạn nhân, ảm đạm như bầu trời chứa đầy nước, luôn cả đôi mắt trong veo, ngây thơ của đứa con đầu lòng của họ.
Cháu bé hết nhìn Tân rồi nhìn những gói bánh kẹo trên bàn thờ, chắc cứ ngỡ cha mình đi đâu đó rồi sẽ về. Còn gã tài xế vượt ẩu ngày đó, Tân kể tiếp, công an phát hiện hắn xài bằng giả, hắn sống lưu linh như cánh bèo trôi. Chủ xe khai thuê anh ta làm thời vụ, cơm đong, nước đếm theo chuyến. Kết cục của anh ta đang trong nhà lao.
Chỉ vì một phút không chịu nhường nhau, các bác tài đã gây nên tai nạn giao thông thảm khốc ở Cầu Ghềnh (Đồng Nai) - Ảnh: Anh Anh
Bác tài “số 1”
Đức là bạn cùng lớp lái xe với tôi ở trường công nhân cơ giới Quảng Ngãi. Anh là người chậm chạp, nhút nhát, suýt trượt tốt nghiệp. Gặp Đức ở bến xe An Hòa, Huế, anh lái chiếc xe khách Huế - Vinh còn tôi thì ra đèo Ngang, Quảng Bình trả phép. Tôi quá đỗi ngạc nhiên khi thấy anh thay đổi từ cách nói năng, ăn mặc đến động tác xỉa thuốc lá mời thật sành điệu. Hành khách lác đác lên xe làm tôi sốt ruột.
Đoán biết, Đức nói: “Yên tâm đi, xe mình bao giờ cũng đến trước tụi lái “bép” ấy”. Một chị buôn chuyến phụ họa: “Xe chú Đức bao giờ cũng về số 1”. Quả thật... danh bất hư truyền, xe vừa xuất bến Đức đã cho lao vun vút ra vào nhặt khách trên đường như xiếc! Đến Vĩnh Linh, rồi Hồ Xá... Đức hãnh diện vượt lên một xe xuất bến trước... Và có lẽ muốn lấy le với tôi nên Đức tiếp tục đua hòng đuổi kịp nhiều xe khác.
Tốc độ càng cao, xe càng tròng trành như chiếc lá, tôi cảnh báo: “Giảm ga, coi chừng tai nạn!”. Nghe vậy mấy bà buôn chuyến đốp liền: “Chú ni nói chi lạ rứa, xe tới trễ tụi tui bán hàng cho ai”. Ra tới Lệ Thủy, Lệ Ninh, xe Đức lại tiếp tục đuổi theo vượt một xe trước. Nhưng lần này thì khác, hai xe cứ chạy so kè nhau cả mấy cây số. Xe Đức vừa trồi lên thì phải tụt xuống vì có xe đi ngược chiều.
Tài xế xe kia cũng trẻ như Đức nên không ai chịu nhường ai. Tôi không chịu được nữa bèn hét lên: “Dừng lại, dừng lại, chết cả xe mất!”. Nhưng Đức đã quá say tốc độ. Tới một cung đường vòng, bên trái là đồng ruộng sâu hút, bên phải là khu dân cư, lúc này cả xe đều bị hạn chế tầm nhìn phía phải. Bất thình lình xe kia phanh rít lại, xe Đức bên trái cứ thế vượt lên. Trước mặt Đức là một cậu học trò cưỡi chiếc xe đạp, có lẽ bị mất phanh nên xe lao từ dốc xuống quốc lộ.
Theo phản xạ, Đức lách tránh cậu bé và bay ào xuống khu ruộng trũng. Trong khoảnh khắc chơi vơi, tôi bám chặt vào thành xe nên thoát chết. Hành khách kẻ thì văng ra đường, rớt xuống ruộng, người kẹt cứng trong xe kêu vang thảm thiết. Suốt buổi ấy tôi tham gia kéo xác, tải thương. Nhìn áo quần mình bê bết máu tôi cứ nghĩ của nạn nhân, nhưng không phải, một vết cứa chạy dọc từ đùi tôi xuống hết ống quyển.
TRẦN KIÊM HẠ
__________
Nghe vụ tai nạn giao thông chết sáu người ở thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang, cánh tài xế chúng tôi ngồi tranh luận: không hiểu nổi tài xế chuyên nghiệp mà lại lóe đèn xe đi ngược chiều?
Kỳ tới: Chữ “tâm” trong tấm bằng
-----------------
Cuộc đời sau tay lái - Kỳ 2: Chữ “tâm” trong tấm bằng
TT - Sáng 28-3-2011, lúc Tuổi Trẻ đăng tin vụ tai nạn giao thông làm sáu người chết tại chợ Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), cánh tài xế xe công chúng tôi tình cờ hội đủ mặt trong sân hội trường Thành ủy TP.HCM.
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc tại chợ Hiệp Thành (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) làm sáu người chết, hai người bị thương do một phút ngủ gật của tài xế - Ảnh: Phương Nguyên
>> Kỳ 1: Không ai nhường ai
Nội dung bài báo trở thành đề tài bàn luận. Minh (tài xế Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP) nói: “Thật không hiểu nổi, một tài xế chuyên nghiệp mà lại lóa đèn xe đi ngược chiều để gây tai nạn. Đèn rọi thẳng vào mặt thì cứ bám sát chỉ giới của mình mà đi, mắc gì lấn vào lề để gây tai nạn”. Một đồng nghiệp phản biện: “Lúc 4-5 giờ sáng là khoảng thời gian đáng sợ nhất của cánh tài xế đường dài, mắt thì mở nhưng não “ngừng hoạt động”, có lẽ do sức ép phải giao hàng đúng giờ, đúng chuyến nên ra cớ sự đó”. Minh: “Nhưng lương tâm đâu? Người tài xế đi ngược chiều kia vì thiếu chữ tâm mới không cụp đèn xuống gây khó cho đồng nghiệp mình, còn tài xế gây tai nạn cũng thiếu chữ tâm trầm trọng nên nhắm mắt chạy liều!”.
Vào nghề
Tôi biết lái xe từ thời học sửa chữa ôtô, nhưng sau ngày đất nước thống nhất lại học và làm một nghề khác. Có lẽ vì duyên nợ với vôlăng nên giữa thời bao cấp, tôi vào Trường Công nhân cơ giới 2 Quảng Ngãi học thêm một khóa nữa. Tôi không nhớ đã lái qua bao đời xe, từ tải nặng, nhẹ cho đến du lịch cũ, mới; cũng không nhớ nổi đã mấy lần đi xuyên Việt, xuyên Lào... Tôi chỉ nhớ một điều dặn lòng: còn hành nghề là còn đối mặt với hiểm họa bất trắc, sơ sẩy một giây là bao năm gầy dựng hạnh phúc của mình và của người khác sẽ tan theo mây khói. Với tôi, danh hiệu tay lái lụa, lái giỏi là hư ảo. Lái xe an toàn mới là niềm hạnh phúc vô giá trong mỗi chuyến đi.
Hành trang ra trường của tôi ngày ấy là những lời dặn dò của nhiều người thầy. Không hiểu sao lúc ấy các thầy hay căn dặn kỹ càng như vậy. Tôi không thể quên câu nói rất nghiêm khắc của thầy dạy môn đạo đức người lái xe lúc chia tay: “Hãy cố gắng giữ cho bánh xe mình thật sạch. Nghề của mình là nghề “múa trứng trên đầu gậy” hoặc “kiếm củi ba năm, đốt một... giây”. Hãy luôn tâm niệm đồng tiền kiếm được dù đã chi tiêu hết vẫn chưa phải là của mình. Cửa nhà giam lúc nào cũng mở hờ nếu bất cẩn một giây và lúc đó của cải bao nhiêu cũng khánh kiệt. Phần đời còn lại là sống trong sự ân hận và ám ảnh về tội lỗi của mình”.
Còn thầy chủ nhiệm thì tâm tình nhẹ nhàng: “Những môn thi của các anh đều đạt điểm cao, ngoài tấm bằng ra thì chưa nói được điều gì. Tốt hay xấu còn ở phía trước. Ở trường lái làm đổ cọc thì dựng lên được, ra đường đụng người là không sửa được. Nhiều bạn cho xe vượt trong lúc có xe ngược chiều đối đầu sát rạt, đồng nghiệp nhường đường, một ngàn lần qua khỏi cứ nghĩ mình là “tay lái lụa”, nhưng chỉ cần lần thứ 1.001 phóng lên thì xe mình trục trặc còn đồng nghiệp thì quên nhường đường... là đời về nơi xa lắm!”.
Và lời thầy dạy thực hành rót vào tai mỗi khi lên ngồi cabin: “Trên đường đi có bao nhiêu người là có bấy nhiêu hoàn cảnh. Tùy theo tâm trạng mà họ đi đứng cũng khác. Người có người thân đang gặp nguy khốn, bệnh hoạn thì hối hả về nhà. Kẻ có vài chén rượu thì không làm chủ được mình. Một con vật hốt hoảng băng qua đường, một quả banh lừ lừ trôi đến thì có nghĩa là vài đứa trẻ chạy theo... Một người đang chở nông sản bên kia chợ thì thế nào họ cũng qua đường... Tất cả tình huống đó tài xế phải biết để làm chủ tay lái. Khi lái xe, tài xế phải huy động mọi giác quan kể cả giác quan thứ sáu - là sự linh cảm. Vì vậy hãy gạt bỏ mọi vương vấn trong lòng vì công việc và vì người khác nữa!”.
Giờ phút đáng nhớ nhất của tôi không phải là ngày nhận bằng lái, mà chính là lúc nhận được “quyết định công nhận đủ năng lực lái xe” do đơn vị cấp sau một năm dài thực tập.
Cả một hội đồng được thành lập gồm thủ trưởng đơn vị, chủ tịch công đoàn, các cán bộ trực tiếp và các lái xe bậc cao... Chúng tôi mỗi người tự đọc bản kiểm điểm của mình. Sau đó, từng vị lần lượt đưa ra nhận xét ưu khuyết điểm rồi biểu quyết. Hồi hộp và lo lắng thật sự trước giờ phút được chính thức bước vào nghề, chính thức được cho phép chạm vào chiếc vôlăng đầy mơ ước...
Bài học đầu
Cầm quyết định nhận xe chưa ráo mực thì tôi đã nhãn tiền những lời các thầy dạy trong trường qua một tai nạn thảm khốc, diễn biến ngay tại đơn vị mình.
Trưa 2-9 trên công trường đại thủy nông Nam Thạch Hãn (Quảng Trị), tiếng dao thớt rộn ràng, mùi thức ăn thơm nức tỏa từ khu nhà tập thể bay khắp công trường. Vui và ồn ào nhất luôn thuộc đội lái xe cơ giới. Họ đảm nhiệm vận chuyển đá hộc từ Tân Lâm về công trường, có điều kiện đi lại, thu nhập cao nên rượu bia bạt ngàn, thức ăn đủ loại.
Hôm đó đội lái xe có một khách lạ. Ấy là một “bóng hồng” mà Ng. rước về từ Đông Hà để cùng vui ngày lễ. Cả đám lái xe lâng lâng, ngây ngất, không ai để ý có một chiếc ben Jin- khơ âm thầm chạy ra khỏi công trường. Độ nửa giờ sau Ng. biết người tình mình “mất tích”. Hỏi bảo vệ mới biết một bạn đồng nghiệp đã đưa nàng về Tân Lâm “lót ổ”. Hơi men làm máu ghen bốc lên ngùn ngụt, Ng. như điên dại leo lên xe mình nổ máy “truy kích”.
Nhìn xe Ng. lao vun vút trên đường đê, ben xóc kêu như súng nổ, ông đội trưởng lo ngay ngáy. Nhìn quanh chẳng có ai tỉnh bằng tôi nên ông sai lấy xe chở ông chạy theo. Cố hết sức xe của tôi cũng không sao gần được xe Ng. vì nó là chiếc Volvo-N8 của Thụy Điển, đầu máy nằm phía trước, có hai tầng số, lại chạy không tải trong tình trạng bị kích động. Ra quốc lộ 1A, Ng. cho chiếc xe màu xanh lá mạ của mình gầm phóng về hướng Đông Hà. Chúng tôi bám theo. Qua cầu Ái Tử rồi đến khúc cua Nham Biều.
Hai thầy trò không dám tin vào mắt mình trước cảnh tượng rợn người: xe của Ng. điên cuồng phóng chồm hẳn lên một chiếc xe khách 50 chỗ. Một tiếng va chạm khủng khiếp rồi sau đó là tiếng kêu la hoảng loạn của nạn nhân. Khựng một lúc tôi và ông đội trưởng mới trấn tĩnh hô hào các xe trên đường dừng lại, hợp lực cứu nạn nhân. Xác người chất lớp, máu tràn đường lẫn với đậu mè, ngô khoai của bà con vùng Nam Đông về thăm quê cũ. Lẫn trong số người được đưa đi cấp cứu ấy có cả Ng..
Người ta tìm thấy anh ta sau cùng, rên rỉ nằm lọt thỏm trong một lùm tre gần đó, áo quần vuột hết, toàn bộ người bị trầy xước, một bên gò má bị kính cắt mất. Ng. vẫn còn đủ tỉnh táo chứng kiến cảnh tượng hãi hùng mình gây ra rồi bắt đầu hoảng loạn nói năng nhảm nhí. Nằm bệnh viện ba ngày thì Ng. chết đột ngột. Trong biên bản khám nghiệm ghi vỏn vẹn ba chữ: bị sốc thuốc. Còn ông đội trưởng tự trách mình thiếu cảnh giác để Ng. tự tử.
Từ đó đơn vị tôi thiếu vắng hai tài xế, Ng. và kẻ tình địch. Vụ tai nạn này là bài học lái xe đầu đời cho tôi và cho cả đội lái...
TRẦN KIÊM HẠ
_______________
Với người tài xế, sau vôlăng, trên mỗi nẻo đường là muôn vàn câu chuyện và trong những câu chuyện ấy luôn chứa đựng số phận con người với những may rủi tình cờ...
Kỳ tới: Trên những nẻo đường đời
------------
Cuộc đời sau tay lái - Kỳ 3: Trên những nẻo đường đời
TT - Mấy chục năm trong nghề lái xe, với tôi cuộc sống luôn là những trải nghiệm. Vạn dặm đường trường, buồn vui đủ cả.
Chỉ vì một phút lơ là, vừa lái xe vừa nghe điện thoại, tài xế đã để xe đâm vào tàu hỏa làm 9 người chết. Tai nạn xảy ra ngày 30-3 tại Thường Tín, Hà Nội - Ảnh: Anh Quang
Phía sau tay lái
Nhớ một ngày của năm 1997, tôi lái chiếc xe trộn bêtông đi trên đường Nguyễn Huệ, Huế. Thoáng đằng xa thấy hai người có vẻ đang cãi nhau nên đề phòng, đến sát bên người đàn bà bất thần lao thẳng vào đầu xe tôi. Cú lách và phanh đến “cháy bánh” khiến chiếc xe đầy bêtông suýt lật nhào.
Xuống xe, nhìn thấy đầu người phụ nữ cách bánh xe có một gang tay, tôi quát lên: “Chị muốn chết hả?”. Bà ta quát lại: “Tao muốn chết! Tao muốn chết!”. Sự đời có những điều vô lý như thế, trong tuyệt vọng người ta có thể trút hiểm họa sang người khác một cách dễ dàng.
Lần khác, trên ngã tư Trường Sơn - Cửu Long, khu cư xá Bắc Hải, TP.HCM, trời mưa và tôi đang trên đường về cơ quan. Thoáng thấy một bóng đen bên trái lao vút vào xe mình, tôi nhanh tay lách phải cùng chiều để giảm bớt lực va đập. Hai tiếng “ầm, xoạc” liền nhau. Chiếc xe máy đang ngon trớn xoay bên cạnh một người bị cuộn tròn trong áo mưa bất động.
Lòng tôi nhủ: “Thế là giờ G đã đến!”. Nhưng lạy trời, chiếc áo mưa và mũ bảo hiểm đã cứu sống người đàn ông say rượu đến mềm oặt này. Tôi lên xe đi mà lòng chẳng biết vui hay buồn.
Chuyện ân tình của một bác tài
Nhà quá nghèo, cha mẹ cho tôi đi phụ xe tải từ nhỏ để tự nuôi thân. Niềm mơ ước có tấm bằng lái xe mưu sinh luôn là khát khao lớn nhất. Được chủ xe chỉ bảo tận tình cộng với chút năng khiếu nên chưa đến tuổi lấy bằng mà tôi đã lái xe khá vững. Chủ tin tưởng cho chạy đêm hôm và giao nhận hàng hóa mỗi chuyến đi về. Khuya ấy, sau khi trả hàng tôi đưa xe về nhà chủ. Ngang qua ngã tư bất thình lình nghe “bộp” một tiếng thật mạnh bên phải hông xe. Tôi tấp vào lề, quay lại coi sự thể, thì hỡi ơi một chiếc xe máy chỏng chơ, nát hết phần trước, một người đang giãy vài cái rồi tắt thở. Tôi rụng rời chạy bộ về nhà chủ báo tin. Khi chúng tôi quay lại thì cảnh sát đã có mặt. Ông chủ tôi xuất trình bằng lái, giấy tờ và nhận mình gây tai nạn. Luật giao thông hồi đó xe to là xe có lỗi, dù trong túi áo nạn nhân còn kim tiêm và một tép hàng trắng dùng dở. Chi phí mai táng, bồi hoàn và cả 2 năm tù chủ tôi chịu hết.
Cho đến khi mãn tù ông không hề nặng nhẹ tôi một lời. Ân tình ấy tôi tự nguyện phục vụ hơn 10 năm lái xe cho gia đình họ mà không đòi hỏi điều gì hết. Cuộc đời rất lạ, mình sống ân tình với người này thì nhận được sự bao dung, giúp đỡ của người khác. Rồi một ngày tôi trở thành lái xe công, có nhà cửa, con cái trưởng thành, có công ăn việc làm. Con trai lớn của tôi có gia đình và sống bằng nghề tài xế. Tôi luôn nhắc chính mình rằng: xây hạnh phúc bằng chữ tâm là vững bền hơn hết!
(Chuyện của anh T.
- tài xế một cơ quan nhà nước, bạn tác giả)
Một ngày đã lâu, tôi được biệt phái sang đơn vị khác đón khách từ sân bay. Chuyến bay đến trễ, rất đói. Đưa khách về khách sạn xong, tôi tranh thủ tìm cơm ăn. Vừa cầm đũa, máy nhắn tin hiện lên dòng chữ: “Đem túi xách về khách sạn cho anh T”. Tôi vội ra xe kiểm tra rồi điện bảo không có. Phía bên kia gắt giọng: “Trên xe chứ không ở đâu cả!”. Tôi lại lục tung xe thiếu điều xé toạc các đệm ghế...
Họ ra lệnh đem xe về cơ quan để kiểm tra. Không có túi xách, tôi bỏ cơm trưa và muốn viết đơn xin nghỉ việc. Buồn so đến chiều, tôi bất ngờ nhận một dòng tin nhắn lạnh trơn: “Đã tìm được túi xách ở sân bay”. Với người ta, té ra sự việc đơn giản là thế.
Trong nghề này những chuyện như vậy rất nhiều, tình cờ nhớ thì ghi ra vậy thôi chứ tôi ít khi để bụng, thậm chí có những chuyện nghiêm trọng hơn luôn chờ bạn. Nghề tài xế, vì thế, không phải ai cũng mê và cũng chọn như một lẽ sống ở đời. Có những bạn bè tôi đến với nó một cách rất tình cờ, giống như là số phận!
Cú nhảy định mệnh
Hưng đang là lái xe cho một văn phòng đại diện báo ở miền Trung kể câu chuyện chọn nghề như một nỗi niềm riêng: “Lúc cha em còn sống, ông cương quyết không cho em làm nghề này mà bắt phải học hành thành tài, dù ông là một tài xế lành nghề, nuôi sống cả gia đình bằng chiếc xe tải cũ mua trả góp. Em hiểu nỗi niềm ông qua nếp sống gia đình. Cứ đến những tháng ngày cận tết, người ta kêu chở hàng nhiều là cha biền biệt. Mẹ em luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ vì đã đôi lần cha bị tai nạn. Tâm trạng khắc khoải của bà lây sang cả đàn con thơ...”.
Một ngày cuối năm, vừa bình phục sau một cơn bệnh, cha Hưng phải lên đường chuyển một số hàng tết. Trên chuyến xe ấy, ngoài người tài xế ruột cha đã dày công đào tạo còn có cả mẹ Hưng đi cùng để chăm sóc chồng và buôn thêm chuyến hàng để trả nợ.
Xe chở hàng nặng từ Nam ra, cha Hưng cầm lái suốt đêm. Xuống hết đèo Hải Vân khúc khuỷu, ông thở phào giao tay lái cho học trò. Thời khắc cha Hưng đang thiu thiu ngủ thì bất chợt nghe tiếng la hoảng của tài xế: “Xe mất phanh rồi!”.
Cha Hưng choàng tỉnh, lúc đó xe đang xuống đèo Phú Gia. Ông hỏi liền: “Xe đang đi số mấy?” - “Số ba”. Ông trấn an: “Không sao! Cứ bình tĩnh! Mở hết đèn lên, cả xinhan nữa để các xe ngược chiều biết mà tránh. Làm theo lời chú...”.
Cứ mỗi lần người tài xế định thực hiện mệnh lệnh của ông thì xe lại chao đảo muốn lao xuống vực. Cứ lặp đi, lặp lại nhiều lần như thế khiến anh ta mất bình tĩnh, nói lạc cả giọng.
Thất vọng vì sự thiếu tự tin của học trò, chỉ còn trăm mét nữa là đến khúc cua khuỷu tay, chắc chắn xe sẽ lao xuống vực. Ông bậm môi giục mẹ Hưng: “Hai ta phải có một người sống để nuôi con, em nhảy xuống đi!”. Mẹ giãy nảy: “Em đàn bà làm sao nhảy được, anh xuống đi!”. Đùn đẩy mãi, xe cứ tăng tốc... Khúc cua tử thần đã xuất hiện.
Không chần chừ được, cha Hưng tung cửa nhảy vội xuống đường. Lúc này người tài xế bừng lên một bản năng sống mãnh liệt, anh ta bặm môi thực hiện nhanh những thao tác liên hoàn dồn số mà cha Hưng đã dạy từ trước. Tiếng rẹt...rẹt... kéo dài, phát ra từ hộp số chấm dứt là lúc xe khựng lại vì đã vô được số 2. Xe ngoan ngoãn bò xuống con dốc gấp khúc và từ từ đi vào đường lánh nạn gần nhất.
“Mẹ em hớn hở chạy ngược dốc tìm cha để báo tin vui nhưng tới nơi thì cha em đã bất động, hai tai rỉ máu. Thao tác nhảy xuống đường lúc xe đang chạy thật không quá khó với một người lái xe tải lâu năm như cha. Nhưng bữa đó ông đã bị đập đầu xuống đường do rơi xuống vùng taluy ẩm ướt...”.
Hưng ngậm ngùi kết chuyện để bắt đầu cái lý do vào nghề của mình: cha mất, gia cảnh khó khăn hơn, con đường ngắn nhất để giúp mẹ là nghỉ học, phụ xe, học nghề tài xế. Nỗi lòng một mình đêm khuya nghe tiếng lốp xe bon bon trên đường vắng, nhất là mỗi lần ngang qua chỗ cha mất, Hưng bảo mình luôn thắt ruột!
TRẦN KIÊM HẠ
________________________
Mỗi lần đi qua những “cung đường tử thần”, tôi hay dừng lại để thắp nhang tưởng niệm người xấu số và cố tình chạy chậm lại. Ngoài chuyện an toàn, tôi muốn thử suy ngẫm xem điều gì đã xảy ra lúc đó...
Kỳ tới: Suy ngẫm ở “cung đường tử thần”
-------------
Cuộc đời sau tay lái - Kỳ 4: Suy ngẫm ở “cung đường tử thần”
TT - Đời lái xe, tôi từng chứng kiến bao cảnh tai nạn giao thông thảm khốc. Những lúc như vậy hành khách trên xe đều ái ngại lảng nhìn chỗ khác. Người yếu vía thì xây xẩm mặt mày vì sợ khốn cảnh đó đến với mình. Bởi chỉ mấy phút trước, những nạn nhân nằm sõng soài dưới đường kia cũng ngồi trên xe như mình, cũng hướng tới điểm tham quan du lịch, thăm quê hương, họ hàng... với bao ước vọng sống tràn trề...
Tác giả, tài xế Trần Kiêm Hạ
Phía sau tai nạn
Tác giả loạt bài tạo được sự đồng cảm từ bạn đọc những ngày qua là anh Trần Kiêm Hạ, sinh năm 1956, có gần 30 năm trong nghề lái xe. Anh hiện là tài xế của một cơ quan báo chí tại TP.HCM.
Khi gửi bài viết này cho chúng tôi, tác giả kèm lời nhắn: “Là người trong cuộc, tôi từng rất trăn trở và muốn góp với xã hội một tiếng nói cảnh giác cho chính mình cùng đồng nghiệp rằng: hãy ráng giữ hạnh phúc của con người!”.
Đau thương đó chỉ do một chút bất cẩn, chủ quan của những tài xế xuôi ngược trên đường gây ra. Hành khách hiếm có quyền chọn mặt gửi vàng, bước lên xe là phó thác sinh mạng cho tài xế, người mà mình chẳng hề quen biết. Xui rủi gặp kẻ đê mê hút sách, rượu chè... là kẹt, bởi một kẻ không hiểu giá trị cuộc sống thì làm sao biết trân trọng hạnh phúc của người khác.
Cứ mỗi lần thấy người - xe hỗn độn phía trước, tôi lại cầu mong đừng có thương vong, máu đổ. Thời nay đường sá, phương tiện giao thông hiện đại bao nhiêu thì người tham gia giao thông càng chủ quan bấy nhiêu.
Hằng ngày đọc báo tôi luôn nhói lòng trước những thông tin về tai nạn giao thông. Trên chiếc xe gắn máy, đôi vợ chồng trẻ vừa đăng ký kết hôn đang bàn định ngày cưới. Họ dừng xe chờ đèn ở ngã tư, bất ngờ một chiếc ôtô tải phía sau mất thắng lao tới...
Hai cha con chở nhau trên chiếc xe đạp, hân hoan về nhà báo tin vui đỗ đại học của con. Qua ngã tư, rẽ phải, một chiếc xe du lịch từ đâu lao tới lộn vài vòng đè chết cả cha con. Một cô gái nghèo ngồi trên xe khách từ miền Tây lên TP.HCM, lòng như lửa đốt vì người cha đang nằm viện.
Xe khách vừa rẽ vô đường Nguyễn Văn Linh thì một chiếc xe tải chạy hướng ngược chiều bất thần lao qua dải phân cách, tông thẳng vào làm xe khách lật nhào, bẹp dúm. Cả đại gia đình gồm ông bà, cha mẹ, dâu rể, cháu chắt... vui vẻ dự đám cưới người thân trở về trên chiếc xe 16 chỗ. Ngang qua đường sắt, tài xế vừa lái xe vừa nghe điện thoại không để tâm có tàu tới, vậy là tai họa hại cả đại gia đình...
Trên những “cung đường tử thần”
Giới tài xế gọi nơi thường xảy ra nhiều tai nạn thảm khốc là “cung đường tử thần”. Mỗi lần đi qua đó, tôi hay dừng lại để thắp một nén nhang tưởng niệm người xấu số. Thường tôi hay chạy chậm lại để đảm bảo an toàn và cũng thử quan sát vì sao điều ấy đã xảy ra. Hầu hết các cung đường này có một điểm chung: đường tốt, rộng, có hoặc không có khúc cua che khuất tầm nhìn, chỉ giới giao thông rõ ràng, biển báo đầy đủ... Theo điều tra của cơ quan an toàn giao thông, phần lớn tai nạn do tài xế không chấp hành biển báo, đi sai chỉ giới, lấn tuyến, phóng nhanh vượt ẩu, thiếu kiểm tra phương tiện...
Tôi dừng xe gần chân đèo Lò Xo (xã Đắk Man, huyện Đắk Lei, tỉnh Kon Tum), nơi cướp đi sinh mạng của 28 cựu chiến binh vào ngày 21-4-2005. Chúng tôi xuống thắp hương tưởng nhớ các cụ, tâm tư ai cũng dâng lên niềm hoài cảm. Các cụ không chết vì bom đạn chiến tranh, vậy mà sau 30 năm hòa bình lại thiệt mạng vì sự bất cẩn của một tài xế!
Tôi quan sát toàn cảnh để đánh giá sự thể vụ tai nạn: đường đèo quanh co khá dốc, người tài xế ấy đã cố gắng điều khiển chiếc xe mất thắng qua được nhiều khúc quanh. Có lẽ trôi tự do với tốc độ cao nên khi gặp khúc ngoặt bên phải tương đối gấp, xe không ôm được cua mà theo đà lao thẳng xuống vực sâu phía trước.
Tôi tự hỏi mình sẽ xử lý ra sao nếu rơi vào trường hợp người tài xế ấy? Thật khó kiểm soát khi đã để xe trôi với tốc độ cao. Lúc ấy, tài xế phải tập trung cao độ để điều khiển xe đi đúng đường, vừa tránh xe ngược chiều lại vừa thao tác dồn số dừng xe. Nhưng trước đó vài giờ, nên nhớ rằng bất cứ người tài xế nào cũng có một cơ hội để kiểm tra phanh thắng trước phút khởi hành. Một chút hao dầu phanh hoặc hơi rò bất thường cũng phải tìm được nguyên nhân.
Tôi cho xe chạy chầm chậm trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là “cung đường tử thần” vì đã xảy ra hai vụ tai nạn tang thương trên một đoạn đường chỉ cách nhau nửa cây số. Vụ thứ nhất xảy ra ngày 13-10-2006, nạn nhân là đoàn cán bộ phường 13, quận Phú Nhuận, TP.HCM ra miền Trung cứu trợ bão lụt.
Vụ thứ hai xảy ra ngày 26-4-2007, nạn nhân là đoàn giáo viên huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đi tham quan. Cả hai vụ làm 16 người chết và 13 người bị thương. Tôi thắc mắc vì đây là đoạn đường tốt, rộng, vừa mới được nâng cấp, không bị che khuất tầm nhìn, có vạch chỉ giới giao thông đầy đủ. Nếu như phương tiện không bị sự cố, tài xế cho xe chạy đúng phần đường của mình, không phóng nhanh vượt ẩu, không đê mê vì chất kích thích thì sẽ khó xảy ra những tai nạn đáng tiếc ấy...
Không phải trò game
Xã hội thay đổi, tiền bạc nhiều hơn, phương tiện giao thông cũng hoàn toàn khác trước. Giờ đây các trường dạy lái xe luôn quá tải. Học phí vừa phải, thời gian học ngắn, bằng lái lấy dễ dàng, việc làm cũng không khó... nên phần đông lớp trẻ chọn nghề tài xế mưu sinh. Cá biệt, có cả người chọn nó để được là “yêng hùng”. Ở xóm tôi có một thanh niên nổi tiếng quậy phá, bỏ học, la cà tiệm Internet vừa nhận giấy phép lái xe mới tinh. Tôi hỏi sao chọn nghề này, cậu khoe: “Lái xe cũng thích thú như... chơi game!”. Tôi giật mình, thì ra với một số người lái xe chính là một trò game.
Không phải tất cả nhưng cách nghĩ ấy chính là một trong những nguyên nhân của việc đua tranh tốc độ, giành từng tấc lộ, cộc cằn thô lỗ, hành hung hành khách dọc đường. Người ta ngao ngán khi nhìn những tài xế lái xe trên đường phố đông đúc mà lạng lách như chỗ không người. Qua ngã ba, ngã tư không giảm ga, cố vượt đèn đỏ hoặc đèn giao thông chưa đổi tín hiệu đã bóp còi thúc giục inh ỏi.
Ngang nhiên sử dụng còi hơi trong thành phố khiến nhiều người đã bị thiệt mạng, thấy người đi đường vì tiếng còi của mình mà giật mình khiếp vía, loạng quạng tay lái thì lại cười khoái trá! Với người đi bộ qua đường, lái xe làm lơ như không thấy rồi cho xe đi sát rạt khiến họ sợ thót tim. Lúc trời mưa đường ngập thì cho xe chạy xé nước tung tóe làm người đi đường ướt ngập ngụa và lại... ung dung cười. Ban đêm thì lạnh lùng dùng đèn pha rọi thẳng vào người đi ngược chiều làm họ bị lóa mắt, loạng quạng...
Tôi nghĩ trong bất cứ thời đại nào, dù có sự đổi thay đến chóng mặt của phương tiện và kỹ thuật thì con người vẫn phải đi trên mặt đất. Xe cộ có thể được nâng cấp, hiện đại lên từng đời, qua từng ngày nhưng con người khi ngồi trước vôlăng vẫn phải chấp nhận quy luật cơ bản của giao thông và những giá trị sống.
Người ta làm hiện đại máy móc để con người thêm hạnh phúc. Và nhiệm vụ của con người là phải trân trọng hạnh phúc sống của chính bản thân mình. Lúc ấy họ mới biết trân trọng hạnh phúc của người bên cạnh...
TRẦN KIÊM HẠ
--------------
Cuộc đời sau tay lái - Kỳ 5: Nước mắt và nỗi đau
TT - 18 tuổi đã từng đua xe bạt mạng ăn tiền. 21 tuổi lấy bằng lái xe. 25 tuổi gây tai nạn lần thứ nhất làm chết tại chỗ một bé trai. Năm 27 tuổi lại gây tiếp tai nạn lần thứ hai. Với ông Hoàng (sinh năm 1969), một người chạy xe ôm đang hành nghề tại ngã tư A (Q.12, TP.HCM), đó là ký ức kinh hoàng đầy ám ảnh. Ông buồn bã: “Được cầm vôlăng là niềm đam mê của tôi. Nhưng sau khi lần thứ hai xảy ra, tôi mòn mỏi với đam mê của mình. Đó là quá khứ buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại, mỗi lần kể lại là một lần tôi thấy buồn, thấy sợ...”. Với ông, những câu chuyện có cả nước mắt và nỗi đau...
Trước mặt người tài xế luôn là những thách thức - Ảnh: N.C.T.
Chiều định mệnh
Đó là một buổi xế chiều tháng 6-1994, trên tuyến đường từ Đà Lạt về TP.HCM. Mới 4g chiều nhưng mùa mưa nên âm u, xám xịt. Chiếc xe tải của ông Hoàng thả dốc với vận tốc 60km/giờ. Vừa đổ hết đèo Chuối, đến trạm Madagui 142 (giáp ranh Đồng Nai và Lâm Đồng), bất ngờ hai đứa bé đùa giỡn rượt nhau từ trong nhà lao ra trước mũi xe ông.
Vừa lúc đó chiếc xe khách 50 chỗ đi ngược chiều đang băng lên, cách xe ông chỉ hơn 50m. Bên phải là nhà dân. Bên trái là vực thẳm. Ông Hoàng vẫn còn nhớ như in vụ việc hôm đó: “Trong tích tắc tôi rùng mình không biết xử lý sao. Nếu lạng qua trái thì lọt xuống vực, còn lao qua phải thì đụng nhà dân.
Trong khi mặt đường chỉ rộng hơn 7m mà lại có thêm một chiếc xe khách rất lớn đi ngược chiều. Không dám thắng gấp vì xe sẽ bị lật do đang chở 2,5 tấn trà, tôi chỉ còn cách nhịp thắng nhưng lấy đầu xe ra ngoài lề trái để né hai đứa nhỏ... nhưng không kịp”.
Cú va chạm với xe đi ngược chiều làm ông Hoàng đập mặt vào vôlăng, gãy ba chiếc răng cửa, đầu choáng váng. Sau giây phút xây xẩm mặt mày là hình ảnh khủng khiếp hiện ra trước mắt ông. Đầu xe khách đối diện bị móp méo! Ông Hoàng run rẩy và nhon nhót tim loạng choạng bước xuống xe.
“Khi bước xuống xe tôi rất hoảng loạn. Trong đầu tôi cứ vang lên suy nghĩ: cầu xin trời Phật... đừng có đứa bé nào chết! Cầu xin đừng có đứa bé nào chết!”, ông Hoàng kể. Người tài xế sững người khi thấy thân hình một đứa bé bị nghiến dưới bánh xe sau! Bé trai nhỏ hơn may mắn chỉ bị thương nhẹ.
Ông Hoàng bảo: “Đời tài xế thấy tai nạn giao thông hằng ngày nhưng những vụ đó không liên quan đến mình. Còn lần này... Cái cảm giác thấy một người chết dưới chính xe của mình kinh khủng lắm”.
Phải đi báo công an! Trong đầu anh lúc đó chỉ còn một ý nghĩ duy nhất như thế vì chẳng thể nghĩ gì được nữa. Người tài xế hoảng loạn chạy bộ rồi quá giang xe máy tìm đến công an gần nhất trình báo.
Sau vụ tai nạn ấy, ông Hoàng bán hẳn chiếc xe, tài sản duy nhất của mình, để lo ma chay cho đứa bé. Đó là chiếc Titan mà ông mới mua trả góp đầu năm 1994. 25 tuổi, ông Hoàng trắng tay. Ông bỏ nghề và sống trong ám ảnh suốt thời gian dài.
“Đã có lúc tôi đưa chén cơm lên miệng mà không biết mình đang ăn gì. Nửa năm trời chỉ cần thấy cảnh những đứa trẻ nô đùa, chạy nhảy ven đường là tôi thót tim. Nhiều đêm giật mình tỉnh dậy, trong đầu tôi cứ văng vẳng tiếng la hét đau đớn của đứa bé. Tôi ngồi ngoài hành lang rít thuốc, nhiều bữa tới sáng”, người tài xế năm xưa bặm môi tâm sự.
Sau hai năm thất nghiệp, ông Hoàng g
Cuộc đời sau tay lái – Báo tuổi trẻ 15 – 23/4/2011
TT - Đây là những dòng viết của một tài xế. Tác giả gửi cho Tuổi Trẻ với ước muốn được chia sẻ tâm trạng của một người trong cuộc về trách nhiệm xã hội và lương tâm người tài xế trước thực trạng nhiều vụ tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng người vô tội.Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc, đặc biệt là các bác tài, những người đang giữ trong tay mình sinh mạng và cuộc đời của rất nhiều người.
Kỳ 1: Không ai nhường ai
Tân là bạn lái xe với tôi cùng thời ở công ty xây lắp. Anh nghỉ hưu non được mấy tháng thì buồn, bèn rủ bạn bè chung nhau mua một xe khách chạy Bắc - Nam. Chuyến xe hôm ấy Tân lái, còn tôi ngồi bên phải.
Cứ thấy đường vắng, không có cảnh sát giao thông là Tân vô tư đạp ga. Xe đang bon ra khỏi ngoại thành Huế, bất chợt có tiếng động cơ xe máy gầm rú cạnh bên khiến mọi hành khách đang thiu thiu ngủ giật mình tỉnh giấc. Qua gương chiếu hậu, tôi thấy hai nam thanh niên đang rạp người trên chiếc xe gắn máy quyết liệt vượt qua xe khách. Tôi liếc nhìn tốc độ xe mình lúc đó chỉ gần 100km/giờ.
Tân giảm ga nhường đường cho hai yêng hùng xa lộ vượt lên. Nhưng chiếc xe máy đó đồng thời cũng giảm ga, chạy so kè với xe khách như đùa giỡn. Tân bực dọc tăng tốc thì xe ấy cũng tăng tốc theo... Qua cây số 9, rồi 10, 11... tình trạng đó vẫn tiếp diễn. Lúc này phía trước đã xuất hiện vài chiếc xe ngược chiều.
Bất thần, trong đoàn xe tốc hành ngược chiều ấy có một chiếc từ phía sau lao vút lên trước, vượt qua các xe khác. Tôi nín thở và Tân thì giữ vững tay lái không dám xử lý gì vì trên xe đầy hành khách. Khoảng cách hai xe ngược chiều dần khép lại. Cùng lúc đó, đằng sau xe Tân lại có một chiếc xe khách cùng chiều đang bám đuôi. Chiếc xe gắn máy đã rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan nên cố vượt lên phía trước.
Một tiếng “soạt... rầm...” thật lớn phát ra dưới hông trái xe tôi. Tân đạp phanh, xe chao đảo một hồi rồi dừng. Hành khách trên xe dựng tóc gáy chứng kiến một cảnh tượng hãi hùng: chiếc xe máy gãy từng khúc, văng tứ tung. Hai thanh niên to con lúc nãy giờ đây bẹp dúm, biến dạng. Tân hoảng hốt núp lẫn trong hành khách. Có một thanh niên mày mò lắm mới đọc được biển số xe máy bị nạn phát hiện nạn nhân là người làng mình, bèn chạy về cấp báo.
Mãi sau mới có một người phụ nữ tật nguyền, khập khiễng bước tới. Bằng linh cảm của người mẹ, bà lao vào một trong hai hình hài quần áo bùng nhùng lẫn thịt xương gào khóc thảm thiết...
Sau khi đã làm xong hết nghĩa vụ đối với người bị nạn. Tân từ biệt bạn bè về vùng quê nghèo dưỡng trí. Anh bán phần xe của mình và không thiết bằng lái nữa. Bị ám ảnh bởi hình ảnh đêm đêm người mẹ gầy guộc ra nghĩa địa kêu trời, khóc con mà anh tình cờ chứng kiến trong lần quay lại nhà nạn nhân, Tân như một con người khác hẳn. Chàng trai ngồi sau xe gắn máy là con trai độc nhất của bà mẹ tật nguyền này.
Cha mất, mẹ bệnh, anh nuôi cả gia đình bằng nghề làm cửa sắt ở Hà Nội. Ngày cuối năm, anh mang tiền thưởng về quê cho mẹ. Lúc dọn nhà, phát hiện bàn thờ bị mối ăn nên lên thị trấn mua thuốc diệt mối. Trên đường về, anh gặp người bạn cùng làng với chiếc xe máy mới mua. Cả hai uống bia mừng hội ngộ và kết cục đau lòng đã xảy ra...
Tôi hỏi Tân: “Còn nạn nhân thứ hai?”. Tân buồn bã trả lời: “Ở cái xứ thường xuyên bão lụt ấy thì ít có nhà khá giả. Cả gia đình anh ta ở trong một từ đường lụp xụp, người thân từ nước ngoài gửi tiền về sửa sang nhưng anh ta lại mua xe gắn máy chạy tết cho oai”. Khi đến thắp hương, Tân không dám nhìn vào đôi mắt người cha, người vợ của nạn nhân, ảm đạm như bầu trời chứa đầy nước, luôn cả đôi mắt trong veo, ngây thơ của đứa con đầu lòng của họ.
Cháu bé hết nhìn Tân rồi nhìn những gói bánh kẹo trên bàn thờ, chắc cứ ngỡ cha mình đi đâu đó rồi sẽ về. Còn gã tài xế vượt ẩu ngày đó, Tân kể tiếp, công an phát hiện hắn xài bằng giả, hắn sống lưu linh như cánh bèo trôi. Chủ xe khai thuê anh ta làm thời vụ, cơm đong, nước đếm theo chuyến. Kết cục của anh ta đang trong nhà lao.
Chỉ vì một phút không chịu nhường nhau, các bác tài đã gây nên tai nạn giao thông thảm khốc ở Cầu Ghềnh (Đồng Nai) - Ảnh: Anh Anh
Đức là bạn cùng lớp lái xe với tôi ở trường công nhân cơ giới Quảng Ngãi. Anh là người chậm chạp, nhút nhát, suýt trượt tốt nghiệp. Gặp Đức ở bến xe An Hòa, Huế, anh lái chiếc xe khách Huế - Vinh còn tôi thì ra đèo Ngang, Quảng Bình trả phép. Tôi quá đỗi ngạc nhiên khi thấy anh thay đổi từ cách nói năng, ăn mặc đến động tác xỉa thuốc lá mời thật sành điệu. Hành khách lác đác lên xe làm tôi sốt ruột.
Đoán biết, Đức nói: “Yên tâm đi, xe mình bao giờ cũng đến trước tụi lái “bép” ấy”. Một chị buôn chuyến phụ họa: “Xe chú Đức bao giờ cũng về số 1”. Quả thật... danh bất hư truyền, xe vừa xuất bến Đức đã cho lao vun vút ra vào nhặt khách trên đường như xiếc! Đến Vĩnh Linh, rồi Hồ Xá... Đức hãnh diện vượt lên một xe xuất bến trước... Và có lẽ muốn lấy le với tôi nên Đức tiếp tục đua hòng đuổi kịp nhiều xe khác.
Tốc độ càng cao, xe càng tròng trành như chiếc lá, tôi cảnh báo: “Giảm ga, coi chừng tai nạn!”. Nghe vậy mấy bà buôn chuyến đốp liền: “Chú ni nói chi lạ rứa, xe tới trễ tụi tui bán hàng cho ai”. Ra tới Lệ Thủy, Lệ Ninh, xe Đức lại tiếp tục đuổi theo vượt một xe trước. Nhưng lần này thì khác, hai xe cứ chạy so kè nhau cả mấy cây số. Xe Đức vừa trồi lên thì phải tụt xuống vì có xe đi ngược chiều.
Tài xế xe kia cũng trẻ như Đức nên không ai chịu nhường ai. Tôi không chịu được nữa bèn hét lên: “Dừng lại, dừng lại, chết cả xe mất!”. Nhưng Đức đã quá say tốc độ. Tới một cung đường vòng, bên trái là đồng ruộng sâu hút, bên phải là khu dân cư, lúc này cả xe đều bị hạn chế tầm nhìn phía phải. Bất thình lình xe kia phanh rít lại, xe Đức bên trái cứ thế vượt lên. Trước mặt Đức là một cậu học trò cưỡi chiếc xe đạp, có lẽ bị mất phanh nên xe lao từ dốc xuống quốc lộ.
Theo phản xạ, Đức lách tránh cậu bé và bay ào xuống khu ruộng trũng. Trong khoảnh khắc chơi vơi, tôi bám chặt vào thành xe nên thoát chết. Hành khách kẻ thì văng ra đường, rớt xuống ruộng, người kẹt cứng trong xe kêu vang thảm thiết. Suốt buổi ấy tôi tham gia kéo xác, tải thương. Nhìn áo quần mình bê bết máu tôi cứ nghĩ của nạn nhân, nhưng không phải, một vết cứa chạy dọc từ đùi tôi xuống hết ống quyển.
*****
Tôi về thăm Đức vào một buổi trưa hè nắng rát bỏng vùng đất Quảng Điền. Chợt nhớ thuở còn đầy ắp mộng mơ trong nhà trường tôi từng hỏi Đức: “Ra trường mày muốn công tác ở đâu?”. Đức trả lời: “Tao sẽ lái xe cấp cứu cho huyện, quê tao nghèo nhiều người chết chỉ vì chuyển viện không kịp!”. Chao ôi, ai biết ước mơ ấy không thành, Đức đi vào con đường khác và bây giờ đất đai đã bán hết mà thi hành án vẫn chưa đủ. Tôi thật sự ái ngại khi nhìn bạn mình hai mắt mù lòa, mặt dị dạng vì bị kính lái đâm vào. Đức rờ rẫm, ôm tôi nức nở: “Giá như ngày ấy tao nghe mày giảm ga thì cuộc đời tao và nhiều người nữa đã không ra nông nỗi này!”.TRẦN KIÊM HẠ
__________
Nghe vụ tai nạn giao thông chết sáu người ở thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang, cánh tài xế chúng tôi ngồi tranh luận: không hiểu nổi tài xế chuyên nghiệp mà lại lóe đèn xe đi ngược chiều?
Kỳ tới: Chữ “tâm” trong tấm bằng
-----------------
Cuộc đời sau tay lái - Kỳ 2: Chữ “tâm” trong tấm bằng
TT - Sáng 28-3-2011, lúc Tuổi Trẻ đăng tin vụ tai nạn giao thông làm sáu người chết tại chợ Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang), cánh tài xế xe công chúng tôi tình cờ hội đủ mặt trong sân hội trường Thành ủy TP.HCM.
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc tại chợ Hiệp Thành (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) làm sáu người chết, hai người bị thương do một phút ngủ gật của tài xế - Ảnh: Phương Nguyên
Nội dung bài báo trở thành đề tài bàn luận. Minh (tài xế Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP) nói: “Thật không hiểu nổi, một tài xế chuyên nghiệp mà lại lóa đèn xe đi ngược chiều để gây tai nạn. Đèn rọi thẳng vào mặt thì cứ bám sát chỉ giới của mình mà đi, mắc gì lấn vào lề để gây tai nạn”. Một đồng nghiệp phản biện: “Lúc 4-5 giờ sáng là khoảng thời gian đáng sợ nhất của cánh tài xế đường dài, mắt thì mở nhưng não “ngừng hoạt động”, có lẽ do sức ép phải giao hàng đúng giờ, đúng chuyến nên ra cớ sự đó”. Minh: “Nhưng lương tâm đâu? Người tài xế đi ngược chiều kia vì thiếu chữ tâm mới không cụp đèn xuống gây khó cho đồng nghiệp mình, còn tài xế gây tai nạn cũng thiếu chữ tâm trầm trọng nên nhắm mắt chạy liều!”.
Vào nghề
Tôi biết lái xe từ thời học sửa chữa ôtô, nhưng sau ngày đất nước thống nhất lại học và làm một nghề khác. Có lẽ vì duyên nợ với vôlăng nên giữa thời bao cấp, tôi vào Trường Công nhân cơ giới 2 Quảng Ngãi học thêm một khóa nữa. Tôi không nhớ đã lái qua bao đời xe, từ tải nặng, nhẹ cho đến du lịch cũ, mới; cũng không nhớ nổi đã mấy lần đi xuyên Việt, xuyên Lào... Tôi chỉ nhớ một điều dặn lòng: còn hành nghề là còn đối mặt với hiểm họa bất trắc, sơ sẩy một giây là bao năm gầy dựng hạnh phúc của mình và của người khác sẽ tan theo mây khói. Với tôi, danh hiệu tay lái lụa, lái giỏi là hư ảo. Lái xe an toàn mới là niềm hạnh phúc vô giá trong mỗi chuyến đi.
Hành trang ra trường của tôi ngày ấy là những lời dặn dò của nhiều người thầy. Không hiểu sao lúc ấy các thầy hay căn dặn kỹ càng như vậy. Tôi không thể quên câu nói rất nghiêm khắc của thầy dạy môn đạo đức người lái xe lúc chia tay: “Hãy cố gắng giữ cho bánh xe mình thật sạch. Nghề của mình là nghề “múa trứng trên đầu gậy” hoặc “kiếm củi ba năm, đốt một... giây”. Hãy luôn tâm niệm đồng tiền kiếm được dù đã chi tiêu hết vẫn chưa phải là của mình. Cửa nhà giam lúc nào cũng mở hờ nếu bất cẩn một giây và lúc đó của cải bao nhiêu cũng khánh kiệt. Phần đời còn lại là sống trong sự ân hận và ám ảnh về tội lỗi của mình”.
Còn thầy chủ nhiệm thì tâm tình nhẹ nhàng: “Những môn thi của các anh đều đạt điểm cao, ngoài tấm bằng ra thì chưa nói được điều gì. Tốt hay xấu còn ở phía trước. Ở trường lái làm đổ cọc thì dựng lên được, ra đường đụng người là không sửa được. Nhiều bạn cho xe vượt trong lúc có xe ngược chiều đối đầu sát rạt, đồng nghiệp nhường đường, một ngàn lần qua khỏi cứ nghĩ mình là “tay lái lụa”, nhưng chỉ cần lần thứ 1.001 phóng lên thì xe mình trục trặc còn đồng nghiệp thì quên nhường đường... là đời về nơi xa lắm!”.
Và lời thầy dạy thực hành rót vào tai mỗi khi lên ngồi cabin: “Trên đường đi có bao nhiêu người là có bấy nhiêu hoàn cảnh. Tùy theo tâm trạng mà họ đi đứng cũng khác. Người có người thân đang gặp nguy khốn, bệnh hoạn thì hối hả về nhà. Kẻ có vài chén rượu thì không làm chủ được mình. Một con vật hốt hoảng băng qua đường, một quả banh lừ lừ trôi đến thì có nghĩa là vài đứa trẻ chạy theo... Một người đang chở nông sản bên kia chợ thì thế nào họ cũng qua đường... Tất cả tình huống đó tài xế phải biết để làm chủ tay lái. Khi lái xe, tài xế phải huy động mọi giác quan kể cả giác quan thứ sáu - là sự linh cảm. Vì vậy hãy gạt bỏ mọi vương vấn trong lòng vì công việc và vì người khác nữa!”.
Giờ phút đáng nhớ nhất của tôi không phải là ngày nhận bằng lái, mà chính là lúc nhận được “quyết định công nhận đủ năng lực lái xe” do đơn vị cấp sau một năm dài thực tập.
Cả một hội đồng được thành lập gồm thủ trưởng đơn vị, chủ tịch công đoàn, các cán bộ trực tiếp và các lái xe bậc cao... Chúng tôi mỗi người tự đọc bản kiểm điểm của mình. Sau đó, từng vị lần lượt đưa ra nhận xét ưu khuyết điểm rồi biểu quyết. Hồi hộp và lo lắng thật sự trước giờ phút được chính thức bước vào nghề, chính thức được cho phép chạm vào chiếc vôlăng đầy mơ ước...
Bài học đầu
Cầm quyết định nhận xe chưa ráo mực thì tôi đã nhãn tiền những lời các thầy dạy trong trường qua một tai nạn thảm khốc, diễn biến ngay tại đơn vị mình.
Trưa 2-9 trên công trường đại thủy nông Nam Thạch Hãn (Quảng Trị), tiếng dao thớt rộn ràng, mùi thức ăn thơm nức tỏa từ khu nhà tập thể bay khắp công trường. Vui và ồn ào nhất luôn thuộc đội lái xe cơ giới. Họ đảm nhiệm vận chuyển đá hộc từ Tân Lâm về công trường, có điều kiện đi lại, thu nhập cao nên rượu bia bạt ngàn, thức ăn đủ loại.
Hôm đó đội lái xe có một khách lạ. Ấy là một “bóng hồng” mà Ng. rước về từ Đông Hà để cùng vui ngày lễ. Cả đám lái xe lâng lâng, ngây ngất, không ai để ý có một chiếc ben Jin- khơ âm thầm chạy ra khỏi công trường. Độ nửa giờ sau Ng. biết người tình mình “mất tích”. Hỏi bảo vệ mới biết một bạn đồng nghiệp đã đưa nàng về Tân Lâm “lót ổ”. Hơi men làm máu ghen bốc lên ngùn ngụt, Ng. như điên dại leo lên xe mình nổ máy “truy kích”.
Nhìn xe Ng. lao vun vút trên đường đê, ben xóc kêu như súng nổ, ông đội trưởng lo ngay ngáy. Nhìn quanh chẳng có ai tỉnh bằng tôi nên ông sai lấy xe chở ông chạy theo. Cố hết sức xe của tôi cũng không sao gần được xe Ng. vì nó là chiếc Volvo-N8 của Thụy Điển, đầu máy nằm phía trước, có hai tầng số, lại chạy không tải trong tình trạng bị kích động. Ra quốc lộ 1A, Ng. cho chiếc xe màu xanh lá mạ của mình gầm phóng về hướng Đông Hà. Chúng tôi bám theo. Qua cầu Ái Tử rồi đến khúc cua Nham Biều.
Hai thầy trò không dám tin vào mắt mình trước cảnh tượng rợn người: xe của Ng. điên cuồng phóng chồm hẳn lên một chiếc xe khách 50 chỗ. Một tiếng va chạm khủng khiếp rồi sau đó là tiếng kêu la hoảng loạn của nạn nhân. Khựng một lúc tôi và ông đội trưởng mới trấn tĩnh hô hào các xe trên đường dừng lại, hợp lực cứu nạn nhân. Xác người chất lớp, máu tràn đường lẫn với đậu mè, ngô khoai của bà con vùng Nam Đông về thăm quê cũ. Lẫn trong số người được đưa đi cấp cứu ấy có cả Ng..
Người ta tìm thấy anh ta sau cùng, rên rỉ nằm lọt thỏm trong một lùm tre gần đó, áo quần vuột hết, toàn bộ người bị trầy xước, một bên gò má bị kính cắt mất. Ng. vẫn còn đủ tỉnh táo chứng kiến cảnh tượng hãi hùng mình gây ra rồi bắt đầu hoảng loạn nói năng nhảm nhí. Nằm bệnh viện ba ngày thì Ng. chết đột ngột. Trong biên bản khám nghiệm ghi vỏn vẹn ba chữ: bị sốc thuốc. Còn ông đội trưởng tự trách mình thiếu cảnh giác để Ng. tự tử.
Từ đó đơn vị tôi thiếu vắng hai tài xế, Ng. và kẻ tình địch. Vụ tai nạn này là bài học lái xe đầu đời cho tôi và cho cả đội lái...
TRẦN KIÊM HẠ
_______________
Với người tài xế, sau vôlăng, trên mỗi nẻo đường là muôn vàn câu chuyện và trong những câu chuyện ấy luôn chứa đựng số phận con người với những may rủi tình cờ...
Kỳ tới: Trên những nẻo đường đời
------------
Cuộc đời sau tay lái - Kỳ 3: Trên những nẻo đường đời
TT - Mấy chục năm trong nghề lái xe, với tôi cuộc sống luôn là những trải nghiệm. Vạn dặm đường trường, buồn vui đủ cả.
Chỉ vì một phút lơ là, vừa lái xe vừa nghe điện thoại, tài xế đã để xe đâm vào tàu hỏa làm 9 người chết. Tai nạn xảy ra ngày 30-3 tại Thường Tín, Hà Nội - Ảnh: Anh Quang
Nhớ một ngày của năm 1997, tôi lái chiếc xe trộn bêtông đi trên đường Nguyễn Huệ, Huế. Thoáng đằng xa thấy hai người có vẻ đang cãi nhau nên đề phòng, đến sát bên người đàn bà bất thần lao thẳng vào đầu xe tôi. Cú lách và phanh đến “cháy bánh” khiến chiếc xe đầy bêtông suýt lật nhào.
Xuống xe, nhìn thấy đầu người phụ nữ cách bánh xe có một gang tay, tôi quát lên: “Chị muốn chết hả?”. Bà ta quát lại: “Tao muốn chết! Tao muốn chết!”. Sự đời có những điều vô lý như thế, trong tuyệt vọng người ta có thể trút hiểm họa sang người khác một cách dễ dàng.
Lần khác, trên ngã tư Trường Sơn - Cửu Long, khu cư xá Bắc Hải, TP.HCM, trời mưa và tôi đang trên đường về cơ quan. Thoáng thấy một bóng đen bên trái lao vút vào xe mình, tôi nhanh tay lách phải cùng chiều để giảm bớt lực va đập. Hai tiếng “ầm, xoạc” liền nhau. Chiếc xe máy đang ngon trớn xoay bên cạnh một người bị cuộn tròn trong áo mưa bất động.
Lòng tôi nhủ: “Thế là giờ G đã đến!”. Nhưng lạy trời, chiếc áo mưa và mũ bảo hiểm đã cứu sống người đàn ông say rượu đến mềm oặt này. Tôi lên xe đi mà lòng chẳng biết vui hay buồn.
Chuyện ân tình của một bác tài
Nhà quá nghèo, cha mẹ cho tôi đi phụ xe tải từ nhỏ để tự nuôi thân. Niềm mơ ước có tấm bằng lái xe mưu sinh luôn là khát khao lớn nhất. Được chủ xe chỉ bảo tận tình cộng với chút năng khiếu nên chưa đến tuổi lấy bằng mà tôi đã lái xe khá vững. Chủ tin tưởng cho chạy đêm hôm và giao nhận hàng hóa mỗi chuyến đi về. Khuya ấy, sau khi trả hàng tôi đưa xe về nhà chủ. Ngang qua ngã tư bất thình lình nghe “bộp” một tiếng thật mạnh bên phải hông xe. Tôi tấp vào lề, quay lại coi sự thể, thì hỡi ơi một chiếc xe máy chỏng chơ, nát hết phần trước, một người đang giãy vài cái rồi tắt thở. Tôi rụng rời chạy bộ về nhà chủ báo tin. Khi chúng tôi quay lại thì cảnh sát đã có mặt. Ông chủ tôi xuất trình bằng lái, giấy tờ và nhận mình gây tai nạn. Luật giao thông hồi đó xe to là xe có lỗi, dù trong túi áo nạn nhân còn kim tiêm và một tép hàng trắng dùng dở. Chi phí mai táng, bồi hoàn và cả 2 năm tù chủ tôi chịu hết.
Cho đến khi mãn tù ông không hề nặng nhẹ tôi một lời. Ân tình ấy tôi tự nguyện phục vụ hơn 10 năm lái xe cho gia đình họ mà không đòi hỏi điều gì hết. Cuộc đời rất lạ, mình sống ân tình với người này thì nhận được sự bao dung, giúp đỡ của người khác. Rồi một ngày tôi trở thành lái xe công, có nhà cửa, con cái trưởng thành, có công ăn việc làm. Con trai lớn của tôi có gia đình và sống bằng nghề tài xế. Tôi luôn nhắc chính mình rằng: xây hạnh phúc bằng chữ tâm là vững bền hơn hết!
(Chuyện của anh T.
- tài xế một cơ quan nhà nước, bạn tác giả)
Một ngày đã lâu, tôi được biệt phái sang đơn vị khác đón khách từ sân bay. Chuyến bay đến trễ, rất đói. Đưa khách về khách sạn xong, tôi tranh thủ tìm cơm ăn. Vừa cầm đũa, máy nhắn tin hiện lên dòng chữ: “Đem túi xách về khách sạn cho anh T”. Tôi vội ra xe kiểm tra rồi điện bảo không có. Phía bên kia gắt giọng: “Trên xe chứ không ở đâu cả!”. Tôi lại lục tung xe thiếu điều xé toạc các đệm ghế...
Họ ra lệnh đem xe về cơ quan để kiểm tra. Không có túi xách, tôi bỏ cơm trưa và muốn viết đơn xin nghỉ việc. Buồn so đến chiều, tôi bất ngờ nhận một dòng tin nhắn lạnh trơn: “Đã tìm được túi xách ở sân bay”. Với người ta, té ra sự việc đơn giản là thế.
Trong nghề này những chuyện như vậy rất nhiều, tình cờ nhớ thì ghi ra vậy thôi chứ tôi ít khi để bụng, thậm chí có những chuyện nghiêm trọng hơn luôn chờ bạn. Nghề tài xế, vì thế, không phải ai cũng mê và cũng chọn như một lẽ sống ở đời. Có những bạn bè tôi đến với nó một cách rất tình cờ, giống như là số phận!
Cú nhảy định mệnh
Hưng đang là lái xe cho một văn phòng đại diện báo ở miền Trung kể câu chuyện chọn nghề như một nỗi niềm riêng: “Lúc cha em còn sống, ông cương quyết không cho em làm nghề này mà bắt phải học hành thành tài, dù ông là một tài xế lành nghề, nuôi sống cả gia đình bằng chiếc xe tải cũ mua trả góp. Em hiểu nỗi niềm ông qua nếp sống gia đình. Cứ đến những tháng ngày cận tết, người ta kêu chở hàng nhiều là cha biền biệt. Mẹ em luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ vì đã đôi lần cha bị tai nạn. Tâm trạng khắc khoải của bà lây sang cả đàn con thơ...”.
Một ngày cuối năm, vừa bình phục sau một cơn bệnh, cha Hưng phải lên đường chuyển một số hàng tết. Trên chuyến xe ấy, ngoài người tài xế ruột cha đã dày công đào tạo còn có cả mẹ Hưng đi cùng để chăm sóc chồng và buôn thêm chuyến hàng để trả nợ.
Xe chở hàng nặng từ Nam ra, cha Hưng cầm lái suốt đêm. Xuống hết đèo Hải Vân khúc khuỷu, ông thở phào giao tay lái cho học trò. Thời khắc cha Hưng đang thiu thiu ngủ thì bất chợt nghe tiếng la hoảng của tài xế: “Xe mất phanh rồi!”.
Cha Hưng choàng tỉnh, lúc đó xe đang xuống đèo Phú Gia. Ông hỏi liền: “Xe đang đi số mấy?” - “Số ba”. Ông trấn an: “Không sao! Cứ bình tĩnh! Mở hết đèn lên, cả xinhan nữa để các xe ngược chiều biết mà tránh. Làm theo lời chú...”.
Cứ mỗi lần người tài xế định thực hiện mệnh lệnh của ông thì xe lại chao đảo muốn lao xuống vực. Cứ lặp đi, lặp lại nhiều lần như thế khiến anh ta mất bình tĩnh, nói lạc cả giọng.
Thất vọng vì sự thiếu tự tin của học trò, chỉ còn trăm mét nữa là đến khúc cua khuỷu tay, chắc chắn xe sẽ lao xuống vực. Ông bậm môi giục mẹ Hưng: “Hai ta phải có một người sống để nuôi con, em nhảy xuống đi!”. Mẹ giãy nảy: “Em đàn bà làm sao nhảy được, anh xuống đi!”. Đùn đẩy mãi, xe cứ tăng tốc... Khúc cua tử thần đã xuất hiện.
Không chần chừ được, cha Hưng tung cửa nhảy vội xuống đường. Lúc này người tài xế bừng lên một bản năng sống mãnh liệt, anh ta bặm môi thực hiện nhanh những thao tác liên hoàn dồn số mà cha Hưng đã dạy từ trước. Tiếng rẹt...rẹt... kéo dài, phát ra từ hộp số chấm dứt là lúc xe khựng lại vì đã vô được số 2. Xe ngoan ngoãn bò xuống con dốc gấp khúc và từ từ đi vào đường lánh nạn gần nhất.
“Mẹ em hớn hở chạy ngược dốc tìm cha để báo tin vui nhưng tới nơi thì cha em đã bất động, hai tai rỉ máu. Thao tác nhảy xuống đường lúc xe đang chạy thật không quá khó với một người lái xe tải lâu năm như cha. Nhưng bữa đó ông đã bị đập đầu xuống đường do rơi xuống vùng taluy ẩm ướt...”.
Hưng ngậm ngùi kết chuyện để bắt đầu cái lý do vào nghề của mình: cha mất, gia cảnh khó khăn hơn, con đường ngắn nhất để giúp mẹ là nghỉ học, phụ xe, học nghề tài xế. Nỗi lòng một mình đêm khuya nghe tiếng lốp xe bon bon trên đường vắng, nhất là mỗi lần ngang qua chỗ cha mất, Hưng bảo mình luôn thắt ruột!
TRẦN KIÊM HẠ
________________________
Mỗi lần đi qua những “cung đường tử thần”, tôi hay dừng lại để thắp nhang tưởng niệm người xấu số và cố tình chạy chậm lại. Ngoài chuyện an toàn, tôi muốn thử suy ngẫm xem điều gì đã xảy ra lúc đó...
Kỳ tới: Suy ngẫm ở “cung đường tử thần”
-------------
Cuộc đời sau tay lái - Kỳ 4: Suy ngẫm ở “cung đường tử thần”
TT - Đời lái xe, tôi từng chứng kiến bao cảnh tai nạn giao thông thảm khốc. Những lúc như vậy hành khách trên xe đều ái ngại lảng nhìn chỗ khác. Người yếu vía thì xây xẩm mặt mày vì sợ khốn cảnh đó đến với mình. Bởi chỉ mấy phút trước, những nạn nhân nằm sõng soài dưới đường kia cũng ngồi trên xe như mình, cũng hướng tới điểm tham quan du lịch, thăm quê hương, họ hàng... với bao ước vọng sống tràn trề...
Tác giả, tài xế Trần Kiêm Hạ
Tác giả loạt bài tạo được sự đồng cảm từ bạn đọc những ngày qua là anh Trần Kiêm Hạ, sinh năm 1956, có gần 30 năm trong nghề lái xe. Anh hiện là tài xế của một cơ quan báo chí tại TP.HCM.
Khi gửi bài viết này cho chúng tôi, tác giả kèm lời nhắn: “Là người trong cuộc, tôi từng rất trăn trở và muốn góp với xã hội một tiếng nói cảnh giác cho chính mình cùng đồng nghiệp rằng: hãy ráng giữ hạnh phúc của con người!”.
Đau thương đó chỉ do một chút bất cẩn, chủ quan của những tài xế xuôi ngược trên đường gây ra. Hành khách hiếm có quyền chọn mặt gửi vàng, bước lên xe là phó thác sinh mạng cho tài xế, người mà mình chẳng hề quen biết. Xui rủi gặp kẻ đê mê hút sách, rượu chè... là kẹt, bởi một kẻ không hiểu giá trị cuộc sống thì làm sao biết trân trọng hạnh phúc của người khác.
Cứ mỗi lần thấy người - xe hỗn độn phía trước, tôi lại cầu mong đừng có thương vong, máu đổ. Thời nay đường sá, phương tiện giao thông hiện đại bao nhiêu thì người tham gia giao thông càng chủ quan bấy nhiêu.
Hằng ngày đọc báo tôi luôn nhói lòng trước những thông tin về tai nạn giao thông. Trên chiếc xe gắn máy, đôi vợ chồng trẻ vừa đăng ký kết hôn đang bàn định ngày cưới. Họ dừng xe chờ đèn ở ngã tư, bất ngờ một chiếc ôtô tải phía sau mất thắng lao tới...
Hai cha con chở nhau trên chiếc xe đạp, hân hoan về nhà báo tin vui đỗ đại học của con. Qua ngã tư, rẽ phải, một chiếc xe du lịch từ đâu lao tới lộn vài vòng đè chết cả cha con. Một cô gái nghèo ngồi trên xe khách từ miền Tây lên TP.HCM, lòng như lửa đốt vì người cha đang nằm viện.
Xe khách vừa rẽ vô đường Nguyễn Văn Linh thì một chiếc xe tải chạy hướng ngược chiều bất thần lao qua dải phân cách, tông thẳng vào làm xe khách lật nhào, bẹp dúm. Cả đại gia đình gồm ông bà, cha mẹ, dâu rể, cháu chắt... vui vẻ dự đám cưới người thân trở về trên chiếc xe 16 chỗ. Ngang qua đường sắt, tài xế vừa lái xe vừa nghe điện thoại không để tâm có tàu tới, vậy là tai họa hại cả đại gia đình...
Trên những “cung đường tử thần”
Giới tài xế gọi nơi thường xảy ra nhiều tai nạn thảm khốc là “cung đường tử thần”. Mỗi lần đi qua đó, tôi hay dừng lại để thắp một nén nhang tưởng niệm người xấu số. Thường tôi hay chạy chậm lại để đảm bảo an toàn và cũng thử quan sát vì sao điều ấy đã xảy ra. Hầu hết các cung đường này có một điểm chung: đường tốt, rộng, có hoặc không có khúc cua che khuất tầm nhìn, chỉ giới giao thông rõ ràng, biển báo đầy đủ... Theo điều tra của cơ quan an toàn giao thông, phần lớn tai nạn do tài xế không chấp hành biển báo, đi sai chỉ giới, lấn tuyến, phóng nhanh vượt ẩu, thiếu kiểm tra phương tiện...
Tôi dừng xe gần chân đèo Lò Xo (xã Đắk Man, huyện Đắk Lei, tỉnh Kon Tum), nơi cướp đi sinh mạng của 28 cựu chiến binh vào ngày 21-4-2005. Chúng tôi xuống thắp hương tưởng nhớ các cụ, tâm tư ai cũng dâng lên niềm hoài cảm. Các cụ không chết vì bom đạn chiến tranh, vậy mà sau 30 năm hòa bình lại thiệt mạng vì sự bất cẩn của một tài xế!
Tôi quan sát toàn cảnh để đánh giá sự thể vụ tai nạn: đường đèo quanh co khá dốc, người tài xế ấy đã cố gắng điều khiển chiếc xe mất thắng qua được nhiều khúc quanh. Có lẽ trôi tự do với tốc độ cao nên khi gặp khúc ngoặt bên phải tương đối gấp, xe không ôm được cua mà theo đà lao thẳng xuống vực sâu phía trước.
Tôi tự hỏi mình sẽ xử lý ra sao nếu rơi vào trường hợp người tài xế ấy? Thật khó kiểm soát khi đã để xe trôi với tốc độ cao. Lúc ấy, tài xế phải tập trung cao độ để điều khiển xe đi đúng đường, vừa tránh xe ngược chiều lại vừa thao tác dồn số dừng xe. Nhưng trước đó vài giờ, nên nhớ rằng bất cứ người tài xế nào cũng có một cơ hội để kiểm tra phanh thắng trước phút khởi hành. Một chút hao dầu phanh hoặc hơi rò bất thường cũng phải tìm được nguyên nhân.
Tôi cho xe chạy chầm chậm trên quốc lộ 1A đoạn qua xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là “cung đường tử thần” vì đã xảy ra hai vụ tai nạn tang thương trên một đoạn đường chỉ cách nhau nửa cây số. Vụ thứ nhất xảy ra ngày 13-10-2006, nạn nhân là đoàn cán bộ phường 13, quận Phú Nhuận, TP.HCM ra miền Trung cứu trợ bão lụt.
Vụ thứ hai xảy ra ngày 26-4-2007, nạn nhân là đoàn giáo viên huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đi tham quan. Cả hai vụ làm 16 người chết và 13 người bị thương. Tôi thắc mắc vì đây là đoạn đường tốt, rộng, vừa mới được nâng cấp, không bị che khuất tầm nhìn, có vạch chỉ giới giao thông đầy đủ. Nếu như phương tiện không bị sự cố, tài xế cho xe chạy đúng phần đường của mình, không phóng nhanh vượt ẩu, không đê mê vì chất kích thích thì sẽ khó xảy ra những tai nạn đáng tiếc ấy...
Không phải trò game
Xã hội thay đổi, tiền bạc nhiều hơn, phương tiện giao thông cũng hoàn toàn khác trước. Giờ đây các trường dạy lái xe luôn quá tải. Học phí vừa phải, thời gian học ngắn, bằng lái lấy dễ dàng, việc làm cũng không khó... nên phần đông lớp trẻ chọn nghề tài xế mưu sinh. Cá biệt, có cả người chọn nó để được là “yêng hùng”. Ở xóm tôi có một thanh niên nổi tiếng quậy phá, bỏ học, la cà tiệm Internet vừa nhận giấy phép lái xe mới tinh. Tôi hỏi sao chọn nghề này, cậu khoe: “Lái xe cũng thích thú như... chơi game!”. Tôi giật mình, thì ra với một số người lái xe chính là một trò game.
Không phải tất cả nhưng cách nghĩ ấy chính là một trong những nguyên nhân của việc đua tranh tốc độ, giành từng tấc lộ, cộc cằn thô lỗ, hành hung hành khách dọc đường. Người ta ngao ngán khi nhìn những tài xế lái xe trên đường phố đông đúc mà lạng lách như chỗ không người. Qua ngã ba, ngã tư không giảm ga, cố vượt đèn đỏ hoặc đèn giao thông chưa đổi tín hiệu đã bóp còi thúc giục inh ỏi.
Ngang nhiên sử dụng còi hơi trong thành phố khiến nhiều người đã bị thiệt mạng, thấy người đi đường vì tiếng còi của mình mà giật mình khiếp vía, loạng quạng tay lái thì lại cười khoái trá! Với người đi bộ qua đường, lái xe làm lơ như không thấy rồi cho xe đi sát rạt khiến họ sợ thót tim. Lúc trời mưa đường ngập thì cho xe chạy xé nước tung tóe làm người đi đường ướt ngập ngụa và lại... ung dung cười. Ban đêm thì lạnh lùng dùng đèn pha rọi thẳng vào người đi ngược chiều làm họ bị lóa mắt, loạng quạng...
Tôi nghĩ trong bất cứ thời đại nào, dù có sự đổi thay đến chóng mặt của phương tiện và kỹ thuật thì con người vẫn phải đi trên mặt đất. Xe cộ có thể được nâng cấp, hiện đại lên từng đời, qua từng ngày nhưng con người khi ngồi trước vôlăng vẫn phải chấp nhận quy luật cơ bản của giao thông và những giá trị sống.
Người ta làm hiện đại máy móc để con người thêm hạnh phúc. Và nhiệm vụ của con người là phải trân trọng hạnh phúc sống của chính bản thân mình. Lúc ấy họ mới biết trân trọng hạnh phúc của người bên cạnh...
TRẦN KIÊM HẠ
--------------
Cuộc đời sau tay lái - Kỳ 5: Nước mắt và nỗi đau
TT - 18 tuổi đã từng đua xe bạt mạng ăn tiền. 21 tuổi lấy bằng lái xe. 25 tuổi gây tai nạn lần thứ nhất làm chết tại chỗ một bé trai. Năm 27 tuổi lại gây tiếp tai nạn lần thứ hai. Với ông Hoàng (sinh năm 1969), một người chạy xe ôm đang hành nghề tại ngã tư A (Q.12, TP.HCM), đó là ký ức kinh hoàng đầy ám ảnh. Ông buồn bã: “Được cầm vôlăng là niềm đam mê của tôi. Nhưng sau khi lần thứ hai xảy ra, tôi mòn mỏi với đam mê của mình. Đó là quá khứ buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại, mỗi lần kể lại là một lần tôi thấy buồn, thấy sợ...”. Với ông, những câu chuyện có cả nước mắt và nỗi đau...
Trước mặt người tài xế luôn là những thách thức - Ảnh: N.C.T.
Đó là một buổi xế chiều tháng 6-1994, trên tuyến đường từ Đà Lạt về TP.HCM. Mới 4g chiều nhưng mùa mưa nên âm u, xám xịt. Chiếc xe tải của ông Hoàng thả dốc với vận tốc 60km/giờ. Vừa đổ hết đèo Chuối, đến trạm Madagui 142 (giáp ranh Đồng Nai và Lâm Đồng), bất ngờ hai đứa bé đùa giỡn rượt nhau từ trong nhà lao ra trước mũi xe ông.
Vừa lúc đó chiếc xe khách 50 chỗ đi ngược chiều đang băng lên, cách xe ông chỉ hơn 50m. Bên phải là nhà dân. Bên trái là vực thẳm. Ông Hoàng vẫn còn nhớ như in vụ việc hôm đó: “Trong tích tắc tôi rùng mình không biết xử lý sao. Nếu lạng qua trái thì lọt xuống vực, còn lao qua phải thì đụng nhà dân.
Trong khi mặt đường chỉ rộng hơn 7m mà lại có thêm một chiếc xe khách rất lớn đi ngược chiều. Không dám thắng gấp vì xe sẽ bị lật do đang chở 2,5 tấn trà, tôi chỉ còn cách nhịp thắng nhưng lấy đầu xe ra ngoài lề trái để né hai đứa nhỏ... nhưng không kịp”.
Cú va chạm với xe đi ngược chiều làm ông Hoàng đập mặt vào vôlăng, gãy ba chiếc răng cửa, đầu choáng váng. Sau giây phút xây xẩm mặt mày là hình ảnh khủng khiếp hiện ra trước mắt ông. Đầu xe khách đối diện bị móp méo! Ông Hoàng run rẩy và nhon nhót tim loạng choạng bước xuống xe.
“Khi bước xuống xe tôi rất hoảng loạn. Trong đầu tôi cứ vang lên suy nghĩ: cầu xin trời Phật... đừng có đứa bé nào chết! Cầu xin đừng có đứa bé nào chết!”, ông Hoàng kể. Người tài xế sững người khi thấy thân hình một đứa bé bị nghiến dưới bánh xe sau! Bé trai nhỏ hơn may mắn chỉ bị thương nhẹ.
Ông Hoàng bảo: “Đời tài xế thấy tai nạn giao thông hằng ngày nhưng những vụ đó không liên quan đến mình. Còn lần này... Cái cảm giác thấy một người chết dưới chính xe của mình kinh khủng lắm”.
Phải đi báo công an! Trong đầu anh lúc đó chỉ còn một ý nghĩ duy nhất như thế vì chẳng thể nghĩ gì được nữa. Người tài xế hoảng loạn chạy bộ rồi quá giang xe máy tìm đến công an gần nhất trình báo.
Sau vụ tai nạn ấy, ông Hoàng bán hẳn chiếc xe, tài sản duy nhất của mình, để lo ma chay cho đứa bé. Đó là chiếc Titan mà ông mới mua trả góp đầu năm 1994. 25 tuổi, ông Hoàng trắng tay. Ông bỏ nghề và sống trong ám ảnh suốt thời gian dài.
“Đã có lúc tôi đưa chén cơm lên miệng mà không biết mình đang ăn gì. Nửa năm trời chỉ cần thấy cảnh những đứa trẻ nô đùa, chạy nhảy ven đường là tôi thót tim. Nhiều đêm giật mình tỉnh dậy, trong đầu tôi cứ văng vẳng tiếng la hét đau đớn của đứa bé. Tôi ngồi ngoài hành lang rít thuốc, nhiều bữa tới sáng”, người tài xế năm xưa bặm môi tâm sự.
Sau hai năm thất nghiệp, ông Hoàng g
Chủ đề tương tự
Người đăng:
dinh7968
Ngày đăng:
Người đăng:
grenade
Ngày đăng:
Người đăng:
thietbiloc
Ngày đăng: