Tập Lái
2/4/11
11
0
0
Với 283 dự án có tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD, Hàn Quốc hiện đứng thứ 4 trong danh sách các nước đầu tư vào Việt Nam tính đến cuối tháng 6.2001. Điểm nổi bật trong đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam là sự có mặt rất sớm, từ năm 1991, của các công ty xe hơi Hàn Quốc – Ssangyong và Pyeonghwa – trong Mekong Auto, liên doanh đầu tiên trong ngành công nghiệp lắp ráp xe hơi tại Việt Nam. Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Liên doanh Mekong Auto, một đoàn nhà báo Việt Nam đã có dịp tham quan Hàn Quốc. Dưới đây là ghi chép về Seoul nói riêng và Hàn Quốc nói chung, từ chuyện xe hơi đến điện ảnh, từ chuyện người lao động Việt Nam đến World Cup 2002...
ap_20100904034343426.jpg
Seoul
Chuyện những người tiên phong trong ngành công nghiệp xe hơi tại Việt Nam
Mekong Auto, với số vốn đầu tư 35,9 triệu USD, là một liên doanh gồm 3 nước đối tác: Hàn Quốc (19%), Việt Nam (30%) và Nhật Bản (51%). Tuy phần góp vốn ít hơn nhưng đối tác Hàn Quốc lại nắm phần quan trọng về kỹ thuật. Máy của những đợt xe hai cầu (4-wheel-drive – 4WD) đầu tiên mang nhãn hiệu Mekong Star của liên doanh xuất xưởng từ nhà máy Cửu Long tại Thành phố Hồ Chí Minh do công ty Ssangyong (Hàn Quốc) cung cấp.
Năm 1933, Mekong Star cũng đã được xuất sang Nhật Bản và Trung Quốc để khẳng định thương hiệu trên các thị trường châu Á của dòng xe được lắp ráp tại Việt Nam theo dạng CKD (completely knocked down).
ap_20100904105458870.jpg
Mekong Star xuất xưởng sang các thị trường Nhật Bản và Trung Quốc
Ấn tượng đầu tiên của khách du lịch khi đến thủ đô Seoul là sự tràn ngập xe hơi ‘nội’ trên đường phố và xa lộ, trong đó các loại xe mang nhãn hiệu Ssangyong chiếm một thị phần không nhỏ. Ssangyong xuất xưởng loại xe hai cầu mang nhãn hiệu Korando từ năm 1998. Điều lý thú là cái tên Korando xuất xứ từ cụm từ tiếng Anh ‘Koreans Can Do’ với hàm ý khẳng định trong lãnh vực sản xuất xe hơi, người Hàn Quốc có thể làm được.
Khoảng 3.000 chiếc Mekong Star đang lưu hành tại Việt Nam chính là loại Korando hiện đang tràn ngập đường phố và xa lộ Hàn Quốc. Điều đáng trân trọng là Ssangyong sẵn sàng để liên doanh Mekong xuất xưởng nhữ chiếc xe đầu tiên tại Việt Nam qua thương hiệu Mekong Star.
ap_20100904105753708.jpg
Ssangyong có bề dày lịch sử khởi đầu từ năm 1954 với nhiều biến động qua các thời kỳ mang tên gọi khác nhau như Hodongwahn (1954), Dong A (1986), hợp tác kỹ thuật với Mercedes-Benz (191-1993), sáp nhập với tập đoàn Daewoo (1998-2000) và cuối cùng trụ vững với nhãn hiệu Ssangyong.
Số dòng xe xuất xưởng Ssangyong bao gồm các loại xe 2 cầu mang nhãn hiệu Lorando và Musso với khoảng 110.000 chiếc mỗi năm. Bên cạnh đó là các loại xe 14 chỗ Istana và xe 4 chỗ Chairman với số lượng khoảng 100.000 chiếc/năm. Trong 3 năm gần đây, doanh số của Ssangyong tăng từ 645 triệu USD năm 1998 lên 1.133 triệu năm 1999 và 1.515 triệu năm 2000.
Liên doanh Mekong Auto hiện dang sản xuất hiệu xe Musso tại Việt Nam , đây cũng là loại xe 2 cầu đang phổ biến tại Hàn Quốc và một số thị trường châu Âu. Musso, theo tiếng Hàn, có nghĩa là con tê giác. Các nhà thiết kế đã khéo dùng hình tượng con vật khỏe như trâu để đặt tên cho tính năng mạnh mẽ của loại xe 2 cầu dùng cho các địa hình hiểm trở.
Ssangyong cũng tự hào với Musso vì dòng xe này luôn có mặt trong ‘top ten’ các loại xe tham gia cuộc đua đường trường Paris-Dakar trong 2 năm liên tiếp, 1995 và 1996. Sau khi tham quan nhà máy sản xuất tại Seoul và cũng để tỏ lòng hiếu khách, các nhà báo được mời lái thử xe vừa xuất xưởng trên đường piste.
ap_20100904105713401.jpg
Theo giải thích của ông David Yoon, Phó giám đốc Công ty Pyeonghwa Motors (Hòa Bình), một đối tác trong liên doanh Mekong Auto, ngành công nghiệp xe hơi Hàn Quốc phát triển mạnh nhờ tinh thần dân tộc: người Hàn Quốc chỉ lái xe sản xuất trong nước vì niềm tự hào dân tộc và cũng vì giá cả và chất lượng xe có thể chấp nhận được. Cũng vì thế, số lượng xe nhập từ nước ngoài chỉ chiếm khoảng 3% thị phần xe hơi Hàn Quốc với mức thuế nhập khẩu rất cao.
Tuy nhiên, với chính sách bảo hộ triệt để xe hơi nội như vậy, chính phủ Hàn Quốc đang chịu một sức ép lớn từ phần còn lại của thế giới trong xu thế hội nhập toàn cầu. Để giải tỏa những áp lực từ phía bên ngoài, Thủ tướng Hàn Quốc cho biết ông và các thành viên trong nội các sẽ làm gương bằng cách… lái xe ‘ngoại’! Quả là một nghịch lý theo kiểu Hàn Quốc.
ap_20100904105541731.jpg
 
Hạng D
22/10/07
1.921
9
38
Melbourne, Australia
10 năm rồi bác chủ thớt, em nhớ có xem bài này trên tạp chí ô tô xe máy, và hình như lúc đó có nhiều ảnh minh hoạ hơn. Đến giờ VN cũng vẫn là lắp ráp thôi. Nhưng đến 2018 chắc là chuyển hết qua nhập khẩu.
 
Tập Lái
2/4/11
11
0
0
em muốn đăng bài này lên để thấy chúng ta có cơ hội đi đúng hướng chứ ko lệch lạc như giờ. Sau bao nhiêu năm chính sách thuế chỉ biết tận thu thì bây giờ người dân việt phải trả giá. Chắc VN ko thể có được một chỗ đứng trang trọng trong công đồng các dân tộc trên thế giới trong tương lai.
 
Hạng C
27/6/04
523
7
28
53
Mekong Phú Lâm giờ vắng vẻ, dự án nhà chứa xe xong phần móng rồi trùm mền.
 
1/4/07
21.905
16.706
113
0913168658
Tự Mekong đi sai hướng, xác định không đúng sản phẩm.
Cứ sản xuất ra nhữntg sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các hãng khác thì chịu sao thấu.
Nếu sản xuất dòng xe nhỏ thì an toàn rồi.
năm 2005 xe Vaz1111 ngưng sản xuất
1203539478_vaz_1111.jpg


Lúc đó, có người mai mối mua toàn bộ dây cuyên thanh lý về sản xuất ( khoảng 2000 USD/ chiếc) Nhưng Mekong đuổi theo các dòng xe bán tải- kết quả thê thảm.

Thật ra, công ty Mekong hiện nay vẫn chạy đều- lắp thuê cho các hiệu xe khác.
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.149
113
Cơ hội đi đúng hướng ???
Chính sách cho ngành công nghiệp ô tô không đổi từ lúc bắt đầu đến giờ.
Chẳng qua lúc đầu mấy thằng Su-shi + Củ sâm, nó làm màu làm mè để các bác an tâm (bỏ tiền vào túi) mà phê duyệt cái chính sách
Bi giờ mới tòe lòe như vầy nè

hinado nói:
em muốn đăng bài này lên để thấy chúng ta có cơ hội đi đúng hướng chứ ko lệch lạc như giờ. Sau bao nhiêu năm chính sách thuế chỉ biết tận thu thì bây giờ người dân việt phải trả giá. Chắc VN ko thể có được một chỗ đứng trang trọng trong công đồng các dân tộc trên thế giới trong tương lai.