Hạng B2
1/12/20
203
804
93
52
Theo đại biểu Phạm Văn Thịnh, thành phần kinh tế Nhà nước cho các dự án hạ tầng giao thông chiến lược có nhiều lợi thế tuyệt đối, không thể tính toán hết về kinh tế, do đó cần phát huy và thực hiện ngay những dự án tiềm năng.

Đại biểu Quốc hội đề xuất mua lại các dự án BOT cao tốc của tư nhân bị lỗ


Mua lại các trạm BOT bị lỗ​


Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, ngày 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025…


Tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) nêu quan điểm thành phần kinh tế Nhà nước cần phải là nhà đầu tư chính cho các dự án hạ tầng giao thông chiến lược.

Đại biểu Thịnh đánh giá, đây là một lợi thế tuyệt đối trong đầu tư. Lợi ích đem lại của các dự án hạ tầng chiến lược về giao thông và là lợi ích tổng hợp đa mục đích, cả kinh tế - xã hội, thậm chí cả quốc phòng an ninh và chính trị.

Lợi ích này không thể tính toán hết được về mặt kinh tế, trong khi với nhà đầu tư tư nhân, việc quyết định đầu tư chỉ được xem xét khi giá trị hiện tại dòng của dự án dương.

Theo ông Thịnh, với công nghệ thu phí như hiện nay, việc quản lý nguồn thu được khai thác các dự án giao thông chiến lược như đường cao tốc, cầu cảng biển, cảng hàng không đều dễ dàng được thực hiện và giám sát chặt chẽ nên thành phần kinh tế Nhà nước quản lý sẽ không gặp phải thất thoát.

Đại biểu Quốc hội đề xuất mua lại các dự án BOT cao tốc của tư nhân bị lỗ

Đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang)

Vì vậy, đại biểu Thịnh đề xuất Chính phủ cần có giải pháp để đột phá phát huy vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước là nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, cũng như quản lý vận hành khai thác các dự án này.

Với tinh thần này, Nhà nước nên mua lại các dự án BOT đường cao tốc, cầu đường bộ của nhà đầu tư tư nhân đang bị lỗ, không cân đối được phương án tài chính.

Nêu ví dụ, đại biểu Thịnh cho biết dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, thu phí từ tháng 2/2020 đến nay mới đạt khoảng 30% phương án tài chính hằng năm.

Mức phí với ô tô thấp nhất là 2.000 đồng/km, cao nhất là container 7.200 đồng/km, với chiều dài 64km, chi phí bỏ ra là 128.000-461.000 đồng, thời gian thu phí 17 năm (từ 2020-2037).

Ông Thịnh chỉ ra bất cập khi đây là tuyến giao thông huyết mạch nhưng xe đi rất ít do mức phí quá cao, trong khi tuyến quốc lộ 1 chạy song song không thu phí.

"Nếu Nhà nước mua lại dự án này, giảm mức phí xuống còn 30%, chắc chắn tuyến đường sẽ được sử dụng hiệu quả. Doanh nghiệp chủ đầu tư dự án thoát được thảm cảnh lỗ kéo dài, Nhà nước chắc chắn không chỉ lãi mà còn nhận được nhiều lợi ích khác như chi phí giao thông, tai nạn giảm", ông Thịnh phân tích.

Từ đó, ông cho rằng, Chính phủ sẽ có thêm nguồn vốn cho đầu tư hạ tầng chiến lược; Đồng thời, mở ra không gian rộng lớn để huy động, hợp tác với các quỹ đầu tư Nhà nước của các quốc gia khác.

 
Hạng B1
19/6/17
95
164
38
34
Thằng cha này chắc có cổ phần trong BOT Bắc Giang đây mà . Làm ăn lời thì chia chác còn lỗ thì bắt nhà nước chịu :eek: mà tụi này lỗ cũng tăng thời gian thu phí chứ có bao h dừng thu phí đúng hạn đâu
 
Hạng C
20/4/18
985
1.858
108
48
Bình Dương
Mỹ nó đang đọc trộm bài nài và sắp công nhận nền kinh tế thị trường của cuốc da Tây Phi rồi.... sắp sướng rùng cả mình...
Đan Mạch ĐBQH tây phi, bóp dì thì bóp, bóp dân là sướng nhất.
 
  • Like
Reactions: tolovitxp
Hạng F
3/10/15
11.098
13.669
113
Khôn như đại biểu ở quê em bị xích hoặc ex bắt hết lâu rồi
Đã mần ăn thi lời ăn lỗ chịu. Lúc lời sao không ông nào bán lại cho nhà nước?
Khôn như đại biểu này thì đến cẩu tặc nó cũng ngán lè lưỡi bác ạ
 
  • Like
Reactions: tolovitxp
Hạng C
21/10/19
569
453
63
42
Ủng hộ ý kiến của đại biểu QH PVThịnh, giờ tôi kêu gọi anh em góp vốn làm BOT đường bộ, nếu lời thì chia còn lỗ đã có nhà nước thầu lại, tiền trong dân dễ kiếm thật ah…….