Trang Nikkei Asia ngày 27/12/2023 đưa tin Daihatsu Motor có thể phải đối mặt khoản lỗ hơn 100 tỷ yên, tương đương khoảng 700 triệu USD, sau khi tạm dừng sản xuất tại 4 nhà máy ở Nhật Bản vì bê bối sai lệch kết quả kiểm tra an toàn.
Thiệt hại này lên tới 100 tỷ yên, tương đương khoảng 700 triệu USD. Nó xuất phát từ nguồn thu nhập bị mất do ngừng dây chuyền sản xuất. Chi phí bổ sung cho việc tiến hành điều tra kiểm tra an toàn cũng như khoản bồi thường mà Daihatsu phải trả cho các nhà cung cấp linh, phụ kiện.
Tính đến tháng 3 năm 2023, tài sản lưu động trừ đi nợ phải trả của Daihatsu ở mức hơn 500 tỷ yên và công ty mẹ Toyota vẫn ổn định về mặt tài chính. Nhưng bê bối này có thể khiến Daihatsu chịu khoản lỗ lớn nhất trong 30 năm qua và có thể ảnh hưởng tới tổng doanh thu của Toyota.
Kyodo News đưa tin, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Daihatsu đã thông báo rằng họ sẽ tạm dừng hoạt động sản xuất trong nước cho đến ít nhất là cuối tháng 1. Động thái này không chỉ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của hãng xe này mà còn ảnh hưởng đến các nhà cung cấp linh kiện và phụ tùng của hãng, với khoảng 8.000 công ty ở Nhật Bản cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ cho Daihatsu.
Theo các nguồn tin tin cậy cho biết, Daihatsu đã ngừng đặt hàng linh kiện và đã bắt đầu đàm phán bồi thường với các nhà cung cấp của mình và cũng đang thảo luận với liên đoàn lao động Nhật Bản về tiền lương của nhân viên trong thời gian ngừng sản xuất.
Trong khi đó, Reuters đưa tin Daihatsu sẽ bồi thường cho 423 nhà cung cấp trong nước mà họ có quan hệ kinh doanh trực tiếp.
Bê bối an toàn của Daihatsu lên đỉnh điểm vào sáng ngày 20/12/2023 khi Soichiro Okudaira, Chủ tịch Daihatsu Motor, đã đến Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản báo cáo kết quả kiểm định an toàn 6 mẫu xe ô tô. Một thông báo sẽ được đưa ra về việc tạm thời ngừng bán và giao các loại xe do Daihatsu phát triển dưới thương hiệu Daihatsu và Toyota. Cho đến khi lỗ hổng trong quy trình an toàn được sửa chữa.
Vấn đề được phát hiện vào tháng 4/2023 khi Daihatsu thừa nhận gian lận kiểm tra an toàn va chạm bên hông, tổng cộng 174 hạng mục, chẳng hạn như sử dụng bộ điều khiển túi khí khác với phiên bản sản xuất ở các mẫu xe như Daihatsu Move, Subaru Stella, Daihatsu Cast, Toyota Pixis Joy, Daihatsu Gran Max, Toyota Town Ace và Mazda Bongo..
Daihatsu đã đưa ra lời xin lỗi sâu sắc nhất. Vì đã phản bội lòng tin của khách hàng. Daihatsu cho biết họ chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về bất kỳ vụ tai nạn nào do làm sai lệch kết quả kiểm tra an toàn nói trên và đang trong quá trình kiểm tra kỹ thuật kỹ lưỡng.
Giữa tháng 12/2023,
Daihatsu Motor, công ty con của Toyota, đã thông báo ngừng bán và giao xe tại Nhật Bản và ở nước ngoài. Động thái này sau khi có kết quả điều tra và phát hiện những bất thường liên quan đến các thử nghiệm an toàn bổ sung trên 64 mẫu ô tô.
Theo báo cáo của The Japan Times vào 25/12, chính quyền Indonesia đã xác nhận sự an toàn của những mẫu xe của Daihatsu và bật đèn xanh cho việc giao xe trở lại. Daihatsu là thương hiệu ô tô bán chạy số 2 ở Indonesia, Toyota là số 1.
Cả đối tác Perodua của Daihatsu cũng như nhà phân phối Toyota UMW Toyota Motor đều đưa ra tuyên bố rằng họ đang đánh giá chi tiết về vấn đề này và đang thảo luận với chính quyền.
>>> Xem thêm:
Theo:
Nikkei Asia