Tập đoàn Daimler vừa bị chính phủ Đức buộc triệu hồi 774.000 xe Mercedes-Benz tại châu Âu do sử dụng động cơ diesel có lượng phát thải cao hơn công bố. Tuy nhiên, hãng xe Đức này lại không phải đối mặt với mức án phạt nào do không có chứng cứ liên quan.[pagebreak][/pagebreak]
Theo Bloomberg, vì các vấn đề liên quan đến phần mềm kiểm soát khí thải bất hợp pháp, cơ quan chức năng Đức và giám đốc điều hành Dieter Zetsche của Daimler đã gặp gỡ và thảo luận vào ngày 11/6.
Sau đó, chính phủ Đức buộc hãng xe này phải mở đợt triệu hồi 774.000 xe Mercedes-Benz tại châu Âu ngay lập tức vì " các xe này sử dụng thiết bị bị cấm". Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đức Andreas Scheuer yêu cầu Daimler phải cập nhật phần mềm động cơ trên các chiếc xe van Vito, SUV GLC hay sedan C-Class. Ông này cũng đe dọa rằng hãng có thể đối mặt với án phạt khoảng 3,75 tỷ EUR.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích Ardnt Ellinghorst của Evercore ISI, Daimler có thể sẽ không phải chịu mức án phạt kể trên do họ “không tìm thấy có bằng chứng nào về việc Daimler đã phát triển phần mềm gian lận khí thải". Vì vậy, có thể sẽ không có án phạt nào đi kèm với đợt triệu hồi này.
Dù vậy khác với VW, Daimler cũng như Mercedes-Benz bác bỏ các quyết định trên và khẳng định mình không sai phạm gì. Họ cũng cho biết đang cân nhắc kháng cáo và có thể nhờ tới sự can thiệp của toà án để đảo ngược quyết định này.
Sự kiện này bắt đầu khi Cơ quan vận tải đường bộ của Đức (KBA) yêu cầu Tập đoàn Daimler triệu hồi một số mẫu Mercedes Vito với động cơ diesel 1.6 L của Renault vì sử dụng thiết bị gian lận khí thải, vi phạm các quy định của KBA. Sau đó, bộ trưởng bộ giao thông vận tải Andreas Scheuer đã đích thân yêu cầu
"Bộ giao thông vận tải điều tra sâu rộng hơn trên các dòng xe khác của Mercedes ngay lập tức".
Renault, công ty sản xuất động cơ dầu 1.6 L nói trên bị nghi ngờ là đã sử dụng phần mềm gian lận khí thải từ năm 2016 nhưng đã phủ nhận lại mọi cáo buộc. Giám đốc điều hành Daimler Dieter Zetsche cũng được triệu hồi đến Bộ giao thông vận tải Đức để giải quyết vấn đề trên chiếc Vito và yêu cầu triệu hồi mẫu xe này. Nhưng ông cũng giữ nguyên chính kiến của mình và khẳng định không gian lận.
Hiện vẫn chưa rõ là cuộc điều tra và kháng cáo này sẽ đi đến đâu và liệu hàng trăm nghìn xe C-Class, GLC và Vito có phải triệu hồi hay không. Nhưng nếu có, đây sẽ là một trong những vụ triệu hồi tốn kém và ảnh hưởng danh tiếng nhất mà Mercedes phải đối mặt.