Chỉ sau 4 ngày áp dụng xử lý hành vi uống rượu, bia lái xe theo quy định mới, đã có gần 1.000 trường hợp bị lập biên bản xử phạt ở mức cao nhất.
Tài xế Nguyễn Công Dũng (ảnh nhỏ) điều khiển xe SantaFe vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,191 miligam/lít khí thở (gấp gần 3 lần mức xử phạt cao nhất) bị CSGT Hà Nội lập biên bản xử phạt 40 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.
Trước mức phạt rất nặng này (40 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng), nhiều người đã thực sự “biết sợ” khi nhậu nhẹt xong không dám lái xe mà thuê xe ôm, taxi để đi về; nhiều nhà hàng, quán nhậu cũng thiết lập dịch vụ hỗ trợ khách hàng gửi xe qua đêm hoặc đưa khách về nhà...
Biết sai nhưng vẫn uống
Trưa 3/1, Tổ công tác Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ trên phố Tố Hữu (quận Thanh Xuân, Hà Nội), phát hiện anh Nguyễn Đức Hải (SN 1973, ở Văn Quán, quận Hà Đông) điều khiển ôtô BKS 30G-070.12 vi phạm nồng độ cồn mức 0,5 miligam/lít khí thở, nên đã lập biên bản xử phạt anh Hải 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng. Chấp hành ký vào biên bản, anh Hải thừa nhận vừa ăn trưa với bạn và có sử dụng rượu, bia. Dù bị xử phạt ở mức gần kịch khung, song anh Hải cho rằng, mức phạt cao như vậy đủ để răn đe, cảnh báo người dân chấp hành tốt hơn Luật GTĐB và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tại Nghệ An, tối 4/1, Đội CSGT-TT Công an TP Vinh (Nghệ An) tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện tại tuyến đường Lê Nin, là tuyến có lưu lượng phương tiện đông, dọc đường có rất nhiều nhà hàng quán nhậu. Chỉ trong 3 giờ, đã có gần 100 trường hợp người điều khiển xe ôtô, môtô được kiểm tra, trong đó cảnh sát phát hiện 5 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Điển hình như vào lúc 20h05, CSGT phát hiện anh Võ Tá Trung (SN 1986, công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An) điều khiển xe ôtô BKS 37A-357.28 vi phạm mức 0,280 mg/lít khí thở. Khi bị lập biên bản xử lý, anh Trung thừa nhận: “Tôi biết uống rượu lái xe là sai rồi. Do nhà gần nên tôi mới đi xe về”. Với lỗi này, anh Trung sẽ phải “trả giá” bằng 17 triệu đồng và bị cấm lái xe ôtô trong 18 tháng.
Cũng với lý do tương tự, tài xế Nguyễn Văn Mậu (1958, vi phạm mức 0,077 mg/lít khí thở) tỏ ra rất hối hận: “Biết là vi phạm sẽ bị phạt nặng theo luật mới nhưng cuối năm ngồi liên hoan với bạn cũ chẳng lẽ từ chối 1 - 2 chén rượu”.
Tại Quảng Ninh, 20h ngày 3/1, Công an TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) lập chốt trên đường Cái Dăm, phường Bãi Cháy. Tại đây, có rất nhiều lái xe ôtô, xe máy bị yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, phần lớn đều chưa nắm rõ được mức phạt mới của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Anh Nguyễn Quang Hùng (phường Hồng Hải, TP Hạ Long) điều khiển xe máy vi phạm 0,22 mg/lít khí thở, bị phạt 2,5 triệu đồng và tước bằng 11 tháng cho biết: “Theo lời cán bộ CSGT thì đây là mức phạt mới theo Nghị định 100, giờ tôi mới biết. Phạt nặng thế này chắc tôi xin chừa”.
Tò mò về việc kiểm tra nồng độ cồn của tổ công tác, bà Nguyễn Thị Hoa, một người dân sống gần đó đang đi xe đạp cũng tranh thủ dừng lại để theo dõi. Khi được cán bộ CSGT phổ biến việc nếu điều khiển xe đạp mà trong người có nồng độ cồn cũng bị xử phạt, bà Hoa thốt lên: “Làm gì có chuyện đó, các chú cứ đùa”. Lúc này, tổ công tác đã phát cho bà Hoa một tờ rơi tuyên truyền Nghị định 100. Cầm trên tay tờ rơi và đọc kỹ, bà Hoa gật đầu hiểu chuyện và nói: “Phạt thế này mới cấm được mấy ông uống rượu lái xe!”.
Kiên quyết xử lý hành vi chống đối, chây ì
Tuy nhiên, không phải trường hợp lái xe uống rượu, bia nào cũng nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra của CSGT. Trực tiếp tham gia tuần tra kiểm soát, xử lý tài xế uống rượu, bia theo quy định mới, Trung tá Vũ Kiên Cường, Đội CSGT số 10, Phòng CSGT TP Hà Nội cho hay, việc xử lý các tài xế uống rượu, bia thường khó khăn, mất thời gian, bởi những người uống rượu, bia thường thiếu tỉnh táo, khó kiểm soát hành vi. Đa phần họ không nói thật, chỉ nói mình “uống có 1 - 2 chén rượu” nhưng kết quả kiểm tra đo nồng độ cồn lại rất “khủng”. Rồi rất nhiều “ma men” chây ì, không phối hợp, thậm chí gây hấn với tổ công tác...
Như trường hợp tối 3/1, Tổ công tác đặc biệt Y9/141 Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ tại đường Nghiêm Xuân Yên, phát hiện ôtô SantaFe màu trắng BKS 30A-677.37 do anh Nguyễn Công Dũng (SN 1983, phường Hà Cầu, quận Hà Đông) điều khiển chạy tốc độ cao nên ra tín hiệu dừng xe. Khi bị dừng xe, tài xế Dũng không phối hợp kiểm tra và phải hơn 2 giờ sau, cảnh sát mới đo được nồng độ cồn với mức 1,191 miligam/lít khí thở, gấp gần 3 lần mức xử phạt cao nhất. Tài xế Dũng đã bị lập biên bản xử phạt 40 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.
Tương tự là trường hợp tài xế Võ Thanh Hải, điều khiển xe ôtô BKS 37A-398.76, chở theo con nhỏ trên đường Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An. Tài xế vi phạm mức 0,359 mg/lít khí thở nhưng không ký vào biên bản, liên tục bỏ đi gọi điện thoại. Sau hơn 1 tiếng, cảnh sát buộc phải đưa cả người và xe về trụ sở. Cũng tại địa điểm trên, tài xế Phạm Văn M. (SN 1981) trú tại xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, Nghệ An) có biểu hiện say xỉn, chống đối bằng cách đóng cửa xe bỏ đi, sau đó gọi vợ mình tới và nói vợ mới là người lái xe. Lực lượng chức năng phải cẩu xe và đưa cả người điều khiển về trụ sở, lập biên bản và phạt tài xế M. 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.
Nhiều nhà hàng, quán nhậu hỗ trợ khách
Trong những ngày qua, ghi nhận của PV Báo Giao thông tại một loạt quán nhậu, nhà hàng trên đường Lê Quang Đạo (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho thấy, nhiều người sau khi uống rượu, bia xong đã gọi taxi, Grab, xe ôm... ra về. Chị Diệp, quản lý quán lẩu Tường An trên đường Lê Quang Đạo cho hay, mấy ngày nay, câu chuyện tăng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn được nhiều thực khách trong quán nhắc tới. “Nhiều khách uống say cũng gọi xe về, gửi xe tại quán. Do điều kiện của quán chật hẹp nên khách gửi xe máy, quán mới nhận được”, chị Diệp cho biết.
Tại TP HCM, nhiều nhà hàng, quán ăn cũng đã áp dụng nhiều giải pháp hỗ trợ khách khi đến quán mà có sử dụng rượu bia như: Hỗ trợ khách gửi xe qua đêm, có sẵn một đội tài xế chuyên biệt chở khách hay liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ đặt xe để hỗ trợ khách di chuyển. Anh Nguyễn Thế, chủ một quán nhậu trên đường Lê Văn Việt (quận 9) cho biết, quán sẵn sàng gọi taxi, xe ôm chở khách về đến tận nhà, xe có thể gửi qua đêm khi khách có nhu cầu.
Theo ghi nhận tại một số quán nhậu trên đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức vào ngày cuối tuần, khách đến quán vẫn rất đông. Tuy nhiên, nhiều người đã biết đến quy định mới trong việc xử phạt uống rượu, bia khi lái xe nên nhiều người đã gọi taxi, xe ôm thay vì tự lái xe về nhà. Một quản lý của nhà hàng Bia Tuyết trên đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9 cho biết, quán đã bố trí nhân viên đưa khách về tận nhà khi có nhu cầu. Nhà hàng cũng bố trí giữ xe qua đêm cho khách, kể cả ôtô.
Thậm chí, tại TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, không phải đến bây giờ mà đã gần 1 năm nay nhà hàng V.B ở đường La Sơn Phu Tử cũng triển khai dịch vụ dùng xe gia đình chở khách miễn phí trong các trường hợp khách quá chén. Mặc dù vậy, dịch vụ này không được khách đón nhận.
Tương tự, đã từ lâu, nhà hàng N.T. (đóng trên đường Lê Duẩn) đã quyết định hỗ trợ tiền taxi trên hóa đơn (10%) cho khách hàng đến ăn uống tại nhà hàng. Chị Lê Đài Trang, chủ nhà hàng N.T. cho biết: “Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy khách hàng nào sử dụng đúng mục đích ưu đãi trên của nhà hàng!”.
Theo chị Trang, hiện tại lượng khách hàng đến nhà hàng ăn uống vẫn như những ngày trước đó, tuy nhiên nhiều khách hàng đã chủ động đi taxi tới thay vì tự lái xe. “Nhà hàng đang xây dựng phương án tuyển một số nhân viên có sức khỏe, có bằng lái xe máy, ôtô để đưa trả khách trong bán kính 5km. Với những khách ở xa, nhà hàng sẽ căn cứ tổng giá trị hóa đơn để hỗ trợ tiền taxi phù hợp”, chị Trang cho biết thêm.
Ăn hoa quả “dính” nồng độ cồn, xử lý thế nào?
Trước việc nhiều người lo ngại sau khi ăn một số loại trái cây khiến hơi thở có nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt, bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - đại diện cơ quan soạn thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia cho biết, việc sử dụng một số loại trái cây cũng dẫn tới kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở, có thể gây nhầm lẫn trong việc xử phạt người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, bà Trang nhấn mạnh, các sản phẩm thực phẩm để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể. Trong quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện Luật, Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm được. Với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt.
Trong khi đó, Trung tá Vũ Kiên Cường, Đội CSGT số 10, Phòng CSGT TP Hà Nội cho hay, có không ít trường hợp say rượu, khi bị CSGT kiểm tra lại viện lý do ăn hoa quả. “Nhưng thực tế thì không có chuyện ăn hoa quả mà lại vi phạm nồng độ cồn, bởi máy kiểm tra nồng độ cồn là trang thiết bị của ngành công an cung cấp, có kiểm định, niêm phong kẹp chì, thời gian sử dụng rõ ràng nên sai số rất thấp. Hơn nữa, nếu uống rượu, bia thì nồng độ cồn lưu lại trong hơi thở rất lâu, nếu người vi phạm không công nhận thì có thể đưa đi xét nghiệm máu”, Trung tá Cường khẳng định.
Tương tự, Trung tá Vũ Mạnh Nam, Phó đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, kể từ khi ra quân thực hiện theo Nghị định 100, đơn vị chưa bắt gặp trường hợp nào chỉ vì ăn hoa quả mà bị “dính” nồng độ cồn cả.
Nguồn: CSGT
Tài xế Nguyễn Công Dũng (ảnh nhỏ) điều khiển xe SantaFe vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,191 miligam/lít khí thở (gấp gần 3 lần mức xử phạt cao nhất) bị CSGT Hà Nội lập biên bản xử phạt 40 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.
Trước mức phạt rất nặng này (40 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng), nhiều người đã thực sự “biết sợ” khi nhậu nhẹt xong không dám lái xe mà thuê xe ôm, taxi để đi về; nhiều nhà hàng, quán nhậu cũng thiết lập dịch vụ hỗ trợ khách hàng gửi xe qua đêm hoặc đưa khách về nhà...
Biết sai nhưng vẫn uống
Trưa 3/1, Tổ công tác Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ trên phố Tố Hữu (quận Thanh Xuân, Hà Nội), phát hiện anh Nguyễn Đức Hải (SN 1973, ở Văn Quán, quận Hà Đông) điều khiển ôtô BKS 30G-070.12 vi phạm nồng độ cồn mức 0,5 miligam/lít khí thở, nên đã lập biên bản xử phạt anh Hải 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng. Chấp hành ký vào biên bản, anh Hải thừa nhận vừa ăn trưa với bạn và có sử dụng rượu, bia. Dù bị xử phạt ở mức gần kịch khung, song anh Hải cho rằng, mức phạt cao như vậy đủ để răn đe, cảnh báo người dân chấp hành tốt hơn Luật GTĐB và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tại Nghệ An, tối 4/1, Đội CSGT-TT Công an TP Vinh (Nghệ An) tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện tại tuyến đường Lê Nin, là tuyến có lưu lượng phương tiện đông, dọc đường có rất nhiều nhà hàng quán nhậu. Chỉ trong 3 giờ, đã có gần 100 trường hợp người điều khiển xe ôtô, môtô được kiểm tra, trong đó cảnh sát phát hiện 5 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Điển hình như vào lúc 20h05, CSGT phát hiện anh Võ Tá Trung (SN 1986, công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An) điều khiển xe ôtô BKS 37A-357.28 vi phạm mức 0,280 mg/lít khí thở. Khi bị lập biên bản xử lý, anh Trung thừa nhận: “Tôi biết uống rượu lái xe là sai rồi. Do nhà gần nên tôi mới đi xe về”. Với lỗi này, anh Trung sẽ phải “trả giá” bằng 17 triệu đồng và bị cấm lái xe ôtô trong 18 tháng.
Cũng với lý do tương tự, tài xế Nguyễn Văn Mậu (1958, vi phạm mức 0,077 mg/lít khí thở) tỏ ra rất hối hận: “Biết là vi phạm sẽ bị phạt nặng theo luật mới nhưng cuối năm ngồi liên hoan với bạn cũ chẳng lẽ từ chối 1 - 2 chén rượu”.
Tại Quảng Ninh, 20h ngày 3/1, Công an TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) lập chốt trên đường Cái Dăm, phường Bãi Cháy. Tại đây, có rất nhiều lái xe ôtô, xe máy bị yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, phần lớn đều chưa nắm rõ được mức phạt mới của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Anh Nguyễn Quang Hùng (phường Hồng Hải, TP Hạ Long) điều khiển xe máy vi phạm 0,22 mg/lít khí thở, bị phạt 2,5 triệu đồng và tước bằng 11 tháng cho biết: “Theo lời cán bộ CSGT thì đây là mức phạt mới theo Nghị định 100, giờ tôi mới biết. Phạt nặng thế này chắc tôi xin chừa”.
Tò mò về việc kiểm tra nồng độ cồn của tổ công tác, bà Nguyễn Thị Hoa, một người dân sống gần đó đang đi xe đạp cũng tranh thủ dừng lại để theo dõi. Khi được cán bộ CSGT phổ biến việc nếu điều khiển xe đạp mà trong người có nồng độ cồn cũng bị xử phạt, bà Hoa thốt lên: “Làm gì có chuyện đó, các chú cứ đùa”. Lúc này, tổ công tác đã phát cho bà Hoa một tờ rơi tuyên truyền Nghị định 100. Cầm trên tay tờ rơi và đọc kỹ, bà Hoa gật đầu hiểu chuyện và nói: “Phạt thế này mới cấm được mấy ông uống rượu lái xe!”.
Kiên quyết xử lý hành vi chống đối, chây ì
Tuy nhiên, không phải trường hợp lái xe uống rượu, bia nào cũng nghiêm chỉnh chấp hành việc kiểm tra của CSGT. Trực tiếp tham gia tuần tra kiểm soát, xử lý tài xế uống rượu, bia theo quy định mới, Trung tá Vũ Kiên Cường, Đội CSGT số 10, Phòng CSGT TP Hà Nội cho hay, việc xử lý các tài xế uống rượu, bia thường khó khăn, mất thời gian, bởi những người uống rượu, bia thường thiếu tỉnh táo, khó kiểm soát hành vi. Đa phần họ không nói thật, chỉ nói mình “uống có 1 - 2 chén rượu” nhưng kết quả kiểm tra đo nồng độ cồn lại rất “khủng”. Rồi rất nhiều “ma men” chây ì, không phối hợp, thậm chí gây hấn với tổ công tác...
Như trường hợp tối 3/1, Tổ công tác đặc biệt Y9/141 Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ tại đường Nghiêm Xuân Yên, phát hiện ôtô SantaFe màu trắng BKS 30A-677.37 do anh Nguyễn Công Dũng (SN 1983, phường Hà Cầu, quận Hà Đông) điều khiển chạy tốc độ cao nên ra tín hiệu dừng xe. Khi bị dừng xe, tài xế Dũng không phối hợp kiểm tra và phải hơn 2 giờ sau, cảnh sát mới đo được nồng độ cồn với mức 1,191 miligam/lít khí thở, gấp gần 3 lần mức xử phạt cao nhất. Tài xế Dũng đã bị lập biên bản xử phạt 40 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.
Tương tự là trường hợp tài xế Võ Thanh Hải, điều khiển xe ôtô BKS 37A-398.76, chở theo con nhỏ trên đường Lê Nin, TP Vinh, Nghệ An. Tài xế vi phạm mức 0,359 mg/lít khí thở nhưng không ký vào biên bản, liên tục bỏ đi gọi điện thoại. Sau hơn 1 tiếng, cảnh sát buộc phải đưa cả người và xe về trụ sở. Cũng tại địa điểm trên, tài xế Phạm Văn M. (SN 1981) trú tại xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, Nghệ An) có biểu hiện say xỉn, chống đối bằng cách đóng cửa xe bỏ đi, sau đó gọi vợ mình tới và nói vợ mới là người lái xe. Lực lượng chức năng phải cẩu xe và đưa cả người điều khiển về trụ sở, lập biên bản và phạt tài xế M. 35 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng.
Nhiều nhà hàng, quán nhậu hỗ trợ khách
Trong những ngày qua, ghi nhận của PV Báo Giao thông tại một loạt quán nhậu, nhà hàng trên đường Lê Quang Đạo (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho thấy, nhiều người sau khi uống rượu, bia xong đã gọi taxi, Grab, xe ôm... ra về. Chị Diệp, quản lý quán lẩu Tường An trên đường Lê Quang Đạo cho hay, mấy ngày nay, câu chuyện tăng mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn được nhiều thực khách trong quán nhắc tới. “Nhiều khách uống say cũng gọi xe về, gửi xe tại quán. Do điều kiện của quán chật hẹp nên khách gửi xe máy, quán mới nhận được”, chị Diệp cho biết.
Tại TP HCM, nhiều nhà hàng, quán ăn cũng đã áp dụng nhiều giải pháp hỗ trợ khách khi đến quán mà có sử dụng rượu bia như: Hỗ trợ khách gửi xe qua đêm, có sẵn một đội tài xế chuyên biệt chở khách hay liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ đặt xe để hỗ trợ khách di chuyển. Anh Nguyễn Thế, chủ một quán nhậu trên đường Lê Văn Việt (quận 9) cho biết, quán sẵn sàng gọi taxi, xe ôm chở khách về đến tận nhà, xe có thể gửi qua đêm khi khách có nhu cầu.
Theo ghi nhận tại một số quán nhậu trên đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức vào ngày cuối tuần, khách đến quán vẫn rất đông. Tuy nhiên, nhiều người đã biết đến quy định mới trong việc xử phạt uống rượu, bia khi lái xe nên nhiều người đã gọi taxi, xe ôm thay vì tự lái xe về nhà. Một quản lý của nhà hàng Bia Tuyết trên đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9 cho biết, quán đã bố trí nhân viên đưa khách về tận nhà khi có nhu cầu. Nhà hàng cũng bố trí giữ xe qua đêm cho khách, kể cả ôtô.
Thậm chí, tại TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, không phải đến bây giờ mà đã gần 1 năm nay nhà hàng V.B ở đường La Sơn Phu Tử cũng triển khai dịch vụ dùng xe gia đình chở khách miễn phí trong các trường hợp khách quá chén. Mặc dù vậy, dịch vụ này không được khách đón nhận.
Tương tự, đã từ lâu, nhà hàng N.T. (đóng trên đường Lê Duẩn) đã quyết định hỗ trợ tiền taxi trên hóa đơn (10%) cho khách hàng đến ăn uống tại nhà hàng. Chị Lê Đài Trang, chủ nhà hàng N.T. cho biết: “Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy khách hàng nào sử dụng đúng mục đích ưu đãi trên của nhà hàng!”.
Theo chị Trang, hiện tại lượng khách hàng đến nhà hàng ăn uống vẫn như những ngày trước đó, tuy nhiên nhiều khách hàng đã chủ động đi taxi tới thay vì tự lái xe. “Nhà hàng đang xây dựng phương án tuyển một số nhân viên có sức khỏe, có bằng lái xe máy, ôtô để đưa trả khách trong bán kính 5km. Với những khách ở xa, nhà hàng sẽ căn cứ tổng giá trị hóa đơn để hỗ trợ tiền taxi phù hợp”, chị Trang cho biết thêm.
Ăn hoa quả “dính” nồng độ cồn, xử lý thế nào?
Trước việc nhiều người lo ngại sau khi ăn một số loại trái cây khiến hơi thở có nồng độ cồn khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt, bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - đại diện cơ quan soạn thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia cho biết, việc sử dụng một số loại trái cây cũng dẫn tới kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở, có thể gây nhầm lẫn trong việc xử phạt người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, bà Trang nhấn mạnh, các sản phẩm thực phẩm để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể. Trong quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện Luật, Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm được. Với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt.
Trong khi đó, Trung tá Vũ Kiên Cường, Đội CSGT số 10, Phòng CSGT TP Hà Nội cho hay, có không ít trường hợp say rượu, khi bị CSGT kiểm tra lại viện lý do ăn hoa quả. “Nhưng thực tế thì không có chuyện ăn hoa quả mà lại vi phạm nồng độ cồn, bởi máy kiểm tra nồng độ cồn là trang thiết bị của ngành công an cung cấp, có kiểm định, niêm phong kẹp chì, thời gian sử dụng rõ ràng nên sai số rất thấp. Hơn nữa, nếu uống rượu, bia thì nồng độ cồn lưu lại trong hơi thở rất lâu, nếu người vi phạm không công nhận thì có thể đưa đi xét nghiệm máu”, Trung tá Cường khẳng định.
Tương tự, Trung tá Vũ Mạnh Nam, Phó đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, kể từ khi ra quân thực hiện theo Nghị định 100, đơn vị chưa bắt gặp trường hợp nào chỉ vì ăn hoa quả mà bị “dính” nồng độ cồn cả.
Nguồn: CSGT
Chủ đề tương tự
Người đăng:
songkran
Ngày đăng:
Người đăng:
Heneken
Ngày đăng:
Người đăng:
Azit Nezin
Ngày đăng: