Hạng B2
23/7/04
271
30
28
36
Annamese
Đầu tiên em xin cáo lỗi các bác, đợt rồi cuối quý bận rộn quá nên chưa lên chương trình chào đón các bác MFC được, xin các bác lượng thứ...
Hôm nay rảnh rỗi em phác thảo sơ chương trình để các bác đóng góp ý kiến, nhất là các bác có quê ở Bảo Lộc góp ý giúp em với.

Ngày 1: Thứ 6 ngày 19/07/2013
Chương trình khởi hành nhờ các bác ở Sài Gòn sắp xếp, theo em khởi hành cỡ 6h sáng là đẹp.
.....
12h: Ăn trưa Bảo Lộc, check in:
+ Ăn cơm niêu Thuận Thành hoặc nhà hàng Nam Huê.
+ Khách sạn: Có 2 opt. Huỳnh Gia Bảo 2: Khách sạn sân vườn, phòng đẹp, sân đậu xe rộng, giá hợp lý http://huynhgiabaohotel.com/home.
Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7

Seri hotel: 2 sao, sang trọng, vị trí đẹp, trung tâm, đậu xe thoải mái. Giá 400k -500k/đêm


13h30: Di chuyển vào khu vực câu cá:
Chỗ này em đang phân vân: Bảo Lộc có những hồ câu rất tốt nhưng hoang sơ, đường nhỏ chỉ đi bằng xe máy vào được. Các bác rành Bảo Lộc hay có người nhà Bảo Lộc đóng góp thêm giúp em chỗ này.
Nếu không có lựa chọn nào tốt hơn em đề xuất đi câu cá dịch vụ, câu xong đem vô nhà hàng múc tại chỗ. Các mợ, các cháu có thể đi tham quan, đạp vịt... Địa điểm khu sinh thái Vườn Tre, cách Bảo Lộc 7km. Giá 100k/cần/ngày.

dsc08133-jpg.2098

dsc08134-jpg.2099


18h: Ăn tối bằng cá câu được, gọi thêm các món tại nhà hàng
19h30: Ra lại khách sạn, sinh hoạt tự do: Đi dạo, cà phê, karaoke, sữa nóng...
Ngày 2: Thứ 7 ngày 20/07/2013
8h: Ăn sáng, thưởng thức cà phê cao nguyên Bảo Lộc. Trong lúc này có thể để các mợ đi chợ chuẩn bị cho tiệc bữa tối.
10h: Trả phòng, di chuyển vào khu du lịch thác Dambri, trên đường vào có thể ghé qua Tu viện Bát Nhã tham quan

Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7

12h: Check in khách sạn trong thác Dambri: Giá khoảng 700k/Bungalow (bao ăn sáng)
Ăn trưa tại khu du lịch
Tự do tham quan: Làng dân tộc, đảo khỉ, thác, máng trượt, đạp vịt...
http://www.dambritourist.com/main.html
Thac-Dambri06.jpg


16h: Di chuyển về vườn nhà em, cách thác 3km. Tổ chức tiệc nướng ngoài trời. (Đồ đi chợ sẵn từ buổi sáng). Nếu máu book 1 con heo mọi quay làm 3 món.
Ăn uống, giao lưu ca hát, tới khuya về lại khu du lịch Dambri nghỉ đêm.
Ngày 3: Chủ nhật ngày 21/07/2013
+ Ăn sáng, cà phê tại khu du lịch.
+ Tự do tham quan vui chơi.
+ Check out
+ Đi chợ mua quà, đặc sản
+ Chia tay trở về thành phố
Em lên chương trình khung, từ nay tới ngày khởi hành còn 3 tuần, các bác đăng ký tham gia và góp ý chương trình, qua tuần rảnh rỗi em sẽ đi tiền trạm và chụp hình về báo cáo thêm.

P/s: Bảo Lộc không phải thành phố chuyên về du lịch. Tiêu chí chuyến đi này theo em là anh em gặp mặt làm quen giao lưu, nghỉ dưỡng và tận hưởng không khí yên tĩnh trong lành của đất cao nguyên sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Vậy nên chuyến đi không thích hợp cho những bác nào thích không khí ồn ào và nhộn nhịp, các bác đăng ký tham gia nên cân nhắc về tiêu chí chuyến đi.

Danh sách tham gia:
1. Kingo 1 + 2
2. truong195
3. Hagen74vn
4.
5.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
2/5/08
1.288
184
63
53
Chương trình nghe hay đó phong cách này khá phù hợp với anh em nè
080402cool_prv.gif

 
Hạng B2
18/4/13
226
24
28
87
Em nghe mấy anh bạn nói câu trong hồ Đa Mi cũng thú vị lắm phải không Bác chủ, em search trên mạng thấy cảnh cũng đẹp quá.
 
Hạng C
27/7/10
633
118
43
Các bác có thể vào xem thêm tại đây
GIỚI THIỆU VỀ BẢO LỘC

Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7



1. Giới thiệu

Bảo Lộc là một thị xã trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập năm 1994 trên cơ sở tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách Thành phố Đà Lạt khoảng 110 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km, cách thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) khoảng 100 km. Tháng 3-2009, Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh và ngày 8-4-2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết thành lập thành phố Bảo Lộc (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng).

2. Vị trí địa lý
Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7

Thác Đambri, thị xã Bảo Lộc
Diện tích của Bảo Lộc là 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Phía Đông, phía Nam và phía Bắc giáp với huyện Bảo Lâm. Phía Tây giáp với huyện Đạ Huoai.
Dân số của Bảo Lộc chủ yếu là người kinh với 153.000 người/33.045 hộ; có 745 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 2,33% dân số.

Địa hình,địa chất
Địa hình thành phố Bảo Lộc có ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và thung lũng.
+ Núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố Bảo Lộc, bao gồm các ngọn núi cao (từ 900 đến 1.100 m so với mặt nước biển) độ dốc lớn (cấp IV đến cấp VI). Diện tích khoảng 2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích toàn thị xã.
+ Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800 đến 850 m. Độ dốc sườn đồi lớn (từ cấp II đến cấp IV), rất dễ bị xói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu.
+ Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thành phố. Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh. Vì vậy thích hợp với phát triển cà phê và chè, nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày.

Khí hậu
Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở nhiệt độ cao trên 800m và tác động của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính như sau:

+ Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22°C, nhiệt độ cao nhất trong năm 27,4°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 16,6°C.
+ Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ngày (tháng mùa mưa: 2-3 giờ/ngày, các tháng mùa khô: 6-7 giờ/ngày), mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp tạo nên nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Bảo Lộc.
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9.
+ Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80-90%.
+ Gió: gió chủ đạo theo hai hướng chính:
o Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 1 đến tháng 4
o Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9
+ Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo nên những nét đặc trưng riêng cho vùng đất Bảo Lộc.

Thuỷ văn
Hệ thống thủy văn bao gồm có ba hệ thống:
+ Hệ thống sông DaR’Nga: Phân bố ở phía Đông thành phố Bảo Lộc, là ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Lâm, các phụ lưu lớn của sông DaR’Nga trong thành phố Bảo Lộc gồm có: suối DaSre Drong, suối DaM’Drong, suối DaBrian. Các suối này có nước quanh năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
+ Hệ thống suối Đại Bình: Phân bố chủ yếu ở phía nam Quốc lộ 20, bắt nguồn từ dãy núi cao ở phía nam và tây Bảo Lộc. Các phụ lưu gồm: suối DaLab, suối Tân Hồ, suối Đại Bình có lượng nước phong phú, có thể sử dụng làm nguồn nước tưới ổn định cho thung lũng Đại Bình.
+ Hệ thống suối ĐamB’ri: Là vùng đầu nguồn của suối ĐamB’ri, phân bố tập trung ở xã ĐamB’ri , phần lớn các nhánh suối chỉ có nước vào mùa mưa. Suối ĐamB’ri có nhiều ghềnh thác, trong đó có thác ĐamB’ri là cảnh quan có giá trị rất lớn về du lịch.
+ Nước ngầm: Nhìn chung trữ lượng nước ngầm ở khu vực Bảo Lộc tương đối khá, chất lượng nước tương đối tốt có thể vừa phục vụ cho sinh hoạt vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

3. Lịch sử

Năm 1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng cũ, một vùng rộng lớn của tỉnh Đồng Nai Thượng ngày xưa, bao gồm cả huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên và huyện Bảo Lâm mới được tách ra và thành lập sau này. Vùng Bảo Lộc xưa là nơi sinh sống chủ yếu của người Mạ.
Bảo Lộc đã được người Pháp đặt vấn đề khai thác khá sớm cùng một lúc với việc xây dựng đô thị Đà Lạt.
Năm 1899, một phái đoàn người Pháp do ông Ernest Outrey chỉ huy mở một cuộc thám hiểm tìm hiểu khả năng vùng Đồng Nai Thượng và vạch một con đường nối liền vùng này với Bình Thuận.
Ngày 1-11-1899, Toàn quyền Paul Doumer ký Quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, đặt tỉnh lỵ tại Djiring. Năm 1905, tỉnh Đồng Nai Thượng bị bãi bỏ, sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận.
Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập, gồm có 3 quận: BLao (Bảo Lộc), Djiring (Di Linh) và Dran - Fyan (Đơn Dương).
Ngày 19-5-1958, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng là Lâm Đồng và sau đó tách quận Dran ra khỏi tỉnh Lâm Đồng, sáp nhập vào tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng chỉ còn lại 2 quận: Bảo Lộc và Di Linh. Ngày 30-11-1958, Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng và công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.

Sau ngày thống nhất đất nước, huyện Bảo Lộc lần lượt tách thành các huyện Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Ngày 11-7-1994, Chính phủ quyết định chia huyện Bảo Lộc thành 2 đơn vị hành chính là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Tháng 3-2009, Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh và ngày 8-4-2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết thành lập thành phố Bảo Lộc (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng).


4. Cơ cấu dân số

Theo thống kê năm 1999, dân số Bảo Lộc có 135.313 người. Sự hình thành dân số Bảo Lộc chia làm 3 nhóm:
Trong số các dân tộc bản địa, dân tộc Mạ chiếm tỷ lệ cao nhất. Buôn làng người Mạ là tổ chức xã hội duy nhất có tính xã hội tương đối hoàn chỉnh, tương đối độc lập và tách biệt khép kín về khu vực canh tác, khu vực cư trú. Với thiết chế xã hội chặt chẽ, hiện nay một bộ phận vẫn còn sản xuất theo lối tự nhiên, cuộc sống còn khó khăn.
Người Kinh đến Bảo Lộc trước năm 1975 thường sống tập trung ở các phường Lộc Tiến, Lộc Phát, xã Lộc Châu, Lộc Thanh, Lộc Nga, dọc theo quốc lộ 20, được đầu tư cơ sở hạ tầng khá, tiếp cận sớm với cơ chế thị trường, năng động, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh.
Người Kinh đến Bảo Lộc sau năm 1975 bao gồm nhiều tỉnh thành của cả nước đến lập nghiệp, đã có những đóng góp nhất định về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự xã hội. Song do đến ồ ạt, thiếu vốn đầu tư và kết cấu hạ tầng chậm phát triển nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Đây là một cộng đồng dân cư đa dạng, chưa thuần nhất, đa số chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hàng hoá.

5. Kinh tế

Khác với Đà Lạt, Bảo Lộc được khai thác mạnh về nông nghiệp, công nghiệp. Nhiều nông trang, đồn điền đã được các tập đoàn người Pháp lập nên từ những năm 1930 -1940 để trồng chè, cà phê,... Về sau, nhân dân phát triển trồng cây dâu tằm, cây ăn quả.
Cây chè có một lịch sử khá lâu đời tại Bảo Lộc (trên 50 năm) đã khẳng định ưu thế tuyệt đối mặc dù có những bước thăng trầm nhất định do nhiều yếu tố khác nhau. Cho đến nay, cây chè Bảo Lộc vẫn tiếp tục phát triển về diện tích và sản lượng. Năm 1999, Bảo Lộc có 8.743ha chè với sản lượng 45.311 tấn chè búp tươi, trong đó khu vực quốc doanh đã chiếm gần 20% diện tích và 70% công suất chế biến. Ở Bảo Lộc đã hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá cao, gắn được sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Cây chè gần như chiếm vị trí độc quyền ở các tỉnh phía Nam. Thị trường xuất khẩu chè được tiếp tục mở sang các nước Cộng hoà Liên bang Nga, Pháp, châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ, Xin-ga-po, Hồng Công, Đài Loan, Ả Rập,...
Cà phê: Bảo Lộc có 6.144ha cà phê với sản lượng 8.478 tấn cà phê nhân, giữ vị trí thứ 4 sau Di Linh, Lâm Hà và Bảo Lâm. Đây là cây có giá trị xuất khẩu cao, rất thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của Bảo Lộc.
Cây dâu: Bảo Lộc là địa phương có điều kiện để đưa ngành dâu tằm tơ trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật tiên tiến, có quy mô lớn, khép kín từ khâu nuôi tằm đến ươm tơ, dệt lụa. Hiện nay được sự đầu tư của Trung ương và địa phương, Liên hiệp Dâu tằm tơ Việt Nam là trung tâm thu hút vốn đầu tư kỹ thuật đã hình thành hệ thống công nghiệp cũng như kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Những năm gần đây, do thị trường thế giới biến động mạnh, diện tích trồng dâu nuôi tằm ở Bảo Lộc đã giảm sút đáng kể, từ 5.820 tấn lá dâu năm 1995 sụt xuống còn 3.483 tấn năm 1999.
Cây ăn quả cũng rất thích hợp và đem lại hiệu quả cao nhờ có đặc điểm là cho sản phẩm trái mùa với các tỉnh phía Nam. Đó là sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, bơ,...
Công nghiệp của thị xã Bảo Lộc chiếm trên 40% tỉ lệ công nghiệp của cả tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các ngành chế biến trà, cà phê, se tơ, dệt, may mặc... Các nhà máy, xí nghiệp tập trung ở Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Phường II và khu vực xã Đại Lào.
Bảo Lộc là thủ phủ của ngành Dâu tằm tơ, có các nhà máy chế biến tơ tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng như nhà máy se tơ dệt lụa tơ tằm Á châu...
Bảo Lộc có tiềm năng lớn về phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Tại đây có trữ lượng lớn bô xít và cao lanh, trong đó bô xít có khoảng 378 triệu tấn với trữ lượng loại C1 (có hàm lượng Al2O3=44,69%; SiO2=6,7%) là 209 triệu tấn.

Ngành bưu chính - viễn thông phát triển mạnh, đạt chỉ tiêu 7 máy/100 dân; tổng đài điện tử EWSD 3.000 số phục vụ thông tin liên lạc trực tiếp trong và ngoài nước.
Ngành phát thanh - truyền hình không ngừng lớn mạnh, toàn thị xã có 1 đài phát thanh - truyền hình và 9 đài truyền thanh ở các xã, phường.

6. Du lịch

Bảo Lộc có nhiều thắng cảnh như đèo Bảo Lộc, thác Đam Bri, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn, núi Đại Bình, suối Tân Thanh,… Bên cạnh các thắng cảnh thiên nhiên đó là những vườn, đồi trà thoai thoải xanh mượt, thỉnh thoảng vươn lên những hàng cây che bóng, phía sau là những ngọn núi cao đã làm cho Bảo Lộc càng thêm xinh đẹp, bao la, trù phú.
Do có khí hậu mát mẻ quanh năm nên đây là nơi lý tưởng để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng. Bảo Lộc có nhiều thác, hồ, suối đẹp như: Thác ĐamB'ri, thác bảy tầng, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn...
Khu du lịch ĐamB'ri nổi tiếng với thác nuớc hùng vĩ cao 57m và các cánh rừng nguyên sinh, là nơi có thể nghỉ dưỡng, cắm trại...
7. Giáo dục, y tế
Hệ thống giáo dục mẫu giáo, phổ thông phát triển tốt. Trong năm học 1999 – 2000, toàn thị xã có 38 trường với tổng số 35.868 học sinh. Trường kỹ thuật và dạy nghề Bảo Lộc (trước đây là Trường Nông Lâm Súc được thành lập từ năm 1959) đã có những tác động tích cực cho vùng sản xuất chuyên canh chè, cà phê, dâu tằm của thị xã.
Mạng lưới y tế đã được phát triển tận cơ sở xã phường và từng bước được xã hội hoá.

Có được ngày hôm nay, không thể nào quên được cuộc đấu tranh gian khổ của biết bao đồng chí, đồng bào trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ngay tại mảnh đất Bảo Lộc xanh tươi này.
============================================================================================================
Bảo Lộc trên đường phát triển “cao nguyên xanh” và “thủ đô trà” của Việt Nam Sau 35 năm giải phóng và 16 năm chia tách từ huyện Bảo Lộc (cũ) để thành lập thị xã, Bảo Lộc đã phát triển thành trung tâm kinh tế - văn hóa ở khu vực phía Nam tỉnh Lâm Đồng. Tháng 3-2009, Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III và ngày 8-4-2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết thành lập thành phố Bảo Lộc (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng).
Dấu ấn đô thị trẻ
Bảo Lộc có lịch sử hình thành hơn một thế kỷ, từ khoảng năm 1890 – khi bác sĩ Yersin phát hiện và đặt tên vùng đất này là xứ B’Lao. Trong quá trình phát triển, đã có giai đoạn Bảo Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng (cũ). Đến năm 1994, huyện Bảo Lộc chia tách thành huyện Bảo Lâm và thị xã Bảo Lộc.
Từ đó, Bảo Lộc đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt để trở thành đô thị trung tâm phía Nam tỉnh Lâm Đồng.
Nếu Đà Lạt là một trong những trung tâm du lịch của cả nước thì Bảo Lộc (với 80% diện tích nằm ở độ cao 800 - 850m, khí hậu quanh năm mát mẻ) từ lâu được biết đến với thế mạnh về các loại cây công nghiệp như cây trà, cà phê và dâu tằm.
Bảo Lộc được mệnh danh là “thủ đô trà” của Việt Nam với hơn 8.400ha. Còn cây dâu tằm cũng đã một thời hoàng kim trên đất Bảo Lộc và đang được địa phương đầu tư để phục hồi. Bảo Lộc cũng là trung tâm sản xuất giống cây công nghiệp phục vụ các vùng nông nghiệp của tỉnh và lân cận.
thanh-pho-bao-loc.jpg
Một góc thành phố Bảo Lộc.​
Chính những lợi thế về sản xuất cây công nghiệp đó đã tạo tiền đề để ngành công nghiệp chế biến của Bảo Lộc phát triển. Nhiều công ty chế biến trà, cà phê đang hoạt động hiệu quả, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong kinh tế của Bảo Lộc. Nghị quyết số 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng đã xác định Bảo Lộc là đô thị công nghiệp của tỉnh. Từ đó, các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch và đi vào hoạt động. Riêng khu công nghiệp Lộc Sơn đã có 32 dự án được cấp phép với số vốn đầu tư 1.240 tỷ đồng và 25,7 triệu USD.
Nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông, là cầu nối giữa Đà Lạt với TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có các tuyến đường lưu thông thuận tiện đến Đắc Nông, Bình Thuận…, Bảo Lộc có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại - dịch vụ.
Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trung tâm được đầu tư xây dựng, trong đó có chi nhánh siêu thị Co.opMart. Nhiều dự án đầu tư với nguồn vốn hàng chục triệu USD như khu thương mại – khách sạn Central, khu thương mại B’Lao Xanh… cũng đang được xúc tiến triển khai.
Nhưng ấn tượng nhất ở Bảo Lộc có lẽ là việc hình thành phố trà dọc quốc lộ 20 với nhiều thương hiệu trà nổi tiếng như: Tâm Châu, Trâm Anh, Thiên Hương, Đỗ Hữu, Quốc Thái… Ngoài mục đích bán và quảng bá sản phẩm, phố trà đã góp phần giới thiệu, quảng bá một cách hiệu quả hình ảnh Bảo Lộc đến bè bạn trong và ngoài nước.
Thành phố “cao nguyên xanh”
Ông Phạm Quang Tường, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc cho rằng, việc Bảo Lộc trở thành thành phố là tiền đề, cơ hội lớn để địa phương phát triển trong thời gian tới. Trong đó, quan trọng nhất là củng cố được niềm tin của nhà đầu tư để họ mạnh dạn tiếp tục có thêm nhiều dự án đầu tư vào Bảo Lộc.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển, địa phương sẽ quy hoạch tổng thể không gian đô thị và phân khu chức năng. Cùng với các khu dân cư hiện hữu, Bảo Lộc sẽ quy hoạch các khu đô thị mới về hướng Nam, dọc sông Đại Bình. Trung tâm dịch vụ được bố trí ở khu vực giao lộ quốc lộ 20 và quốc lộ 55.
Về công nghiệp, bên cạnh khu công nghiệp Lộc Sơn đóng vai trò chủ đạo, sẽ có thêm khu công nghiệp Đại Lào và các cụm công nghiệp sạch, cụm công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng…
Cơ cấu kinh tế của Bảo Lộc được xác định dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng (chiếm 45% – 50%) và thương mại - dịch vụ (40% – 45%), giảm tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp còn 10%.
Mục tiêu phấn đấu trong năm nay sẽ đưa công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hóa và vật liệu xây dựng lấp đầy khu công nghiệp Lộc Sơn giai đoạn 1 (120 ha), đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng cụm công nghiệp sạch Lộc Phát (50 ha) và lấp đầy 70% vào năm 2011, tiếp tục phát huy lợi thế các ngành sản xuất và chế biến trà, cà phê, dâu tằm…
Tuy vậy, phát triển công nghiệp phải theo hướng bền vững, không phá vỡ cảnh quan và nhất là vùng khí hậu mát mẻ - nguồn tài nguyên vô giá của Bảo Lộc – ông Tường nhấn mạnh.
Để xây dựng TP Bảo Lộc phát triển gắn với thương hiệu “cao nguyên xanh”, các khu đô thị, các dự án và công trình kiến trúc của Bảo Lộc sẽ quy hoạch theo yêu cầu tạo được nét đặc thù, có cảnh quan kiến trúc, có khu vui chơi, giải trí.
Trước mắt, thành phố Bảo Lộc sẽ tập trung hoàn thành một số công trình có điểm nhấn về kiến trúc như: chợ trung tâm, khách sạn 24 tầng, trung tâm B’Lao Xanh, khu vui chơi giải trí Sa-Pung…
Nguồn: SGGP online​
MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẸP VỀ BẢO LỘC
26141_112014522155335_3300738_n.jpg

Bờ hồ Bảo Lộc


Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7

Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7

Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7
Đây là thác mới tên là Dasara cũng thuộc khu du lịch Đamb'ri.
Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7

26141_112014545488666_4788715_n.jpg

Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7


Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7



26141_112014548821999_556468_n.jpg

Thác ĐamBri


58674_152834451406675_7654610_n.jpg

Hồ Nam Phương


26141_112014558821998_4306175_n.jpg

Nuôi tằm!

Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7

Đồi chè!

<bài viết được chỉnh sửa bởi chu_bo_doi vào lúc 20 09 2012 18:26:04>


Tin tưởng vào thượng đế, nhưng đừng quên khóa cửa!
Bảo L...i: [link]http://www.otosaigon.com/...1-page-1-m5321968.aspx[/link]
(126 > max. 120)
Đánh dấu bài viết hay Báo cáo sai phạmEmail? Trích dẫn #3

chu_bo_doi
Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7

Hạng D
Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7

[*]Tổng số bài : 4525[*]Điểm thưởng : 297[*]Trạng thái: offline[/list]



m1.gif
Re:BẢO LỘC - QUÊ HƯƠNG TUI! 04 08 2012 19:10:14 (permalink)

<span style=""color: #ff0000;"">I/ Danh sách những quán ăn ngon, đặc sản... </span>
1/ Cơm nêu Thuận Thành
Đ/C: 86 Lý Tự Trọng, P2, TP. Bảo Lộc
ĐT: 063.3864722 - 063.3865722 - 0919.388903 - 0915.850531
Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7


2/ Bún bò Khánh Thi
Đ/C: 152 Hà Giang TP. Bảo Lộc
ĐT: 063-3861374
Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7


3/ Bún Bò O Tâm
Đ/C: 73 Nguyễn Văn Trỗi, P2, TP.Bảo Lộc
ĐT: 063.3866725 - 0919.515550
http://bun-bo-hue-o-tam.blogspot.com/

4/

<span style=""color: #ff0000;"">II/ Danh sách khách sạn tốt </span>
1/ Khách sạn Minh Quân
ĐC: 561-567 Trần Phú, Bảo Lộc, Lâm Đồng
Số phòng: 34 phòng
Xe hơi: đậu miễn phí
Minh Quan Hotel có phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi với Wi-Fi miễn phí và nhà hàng ngay trong khuôn viên tại Bảo Lộc.
Thác Dambri chỉ cách đó 30 - 40 phút lái xe.
Tất cả các phòng máy lạnh đều được trang bị truyền hình cáp, minibar và két an toàn,
Khách có thể thưởng thức bữa ăn nóng sốt tại nhà hàng của Minh Quan hoặc trong sự thoải mái ngay tại phòng của mình.
Ngoài ra, khách có thể thưởng thức các món đặc sản địa phương tại những quán ăn gần khách sạn.
2/ Memories Hotel
ĐC: 193 Trần Phú, Bảo Lộc, Lâm Đồng
Số phòng: 41
Memories nằm ở trung tâm Thị Xã Bảo Lộc, cách Chợ Bảo Lộc 15 phút đi bộ.
Khách sạn có nhà hàng, quầy lễ tân 24 giờ và các phòng với tầm nhìn ra cảnh núi non.
Tại đây có chỗ đỗ xe và Wi-Fi miễn phí.
Khách sạn này nằm cách Hồ Đồng Nai 5 phút lái xe và cách Đồi Chè 15 phút đi xe đạp. Thác Dambri nằm cách khách sạn 18 km.
Nhà hàng tại đây mở cửa phục vụ ăn uống cả ngày, cung cấp tuyển chọn các món ăn và đồ uống hảo hạng của địa phương.
Khách sạn cung cấp báo và dịch vụ thu đổi ngoại tệ tại lễ tân. Dịch vụ giặt là cũng có sẵn theo yêu cầu.


3/ Khách sạn Ngân hàng Dâu Tằm (Seri Bank)
Địa chỉ: 5 Đường 28/3, Bảo Lộc, Lâm Đồng

4/ KS Huỳnh Gia Bảo
ĐC: 56-58 Phan Bội Châu, Phường 1, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
ĐT: 0633.860447 - Fax: 0633.3712789
Website: www.huynhgiabaohotel.com

5/ Khách sạn Gia Hảo 1
ĐC: 97 Phan Bội Châu, P1, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Tel: 063 3 711456

6/ Gia Hảo 2
ĐC: 58 Hà Giang P. Lộc Sơn, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
063 3725806
7/ Khách sạn Hà Giang
ĐC: 28Lô B Hồ Tùng Mậu, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3861758

8/ KS Hải Vân 2
ĐC: 46 Đường 1/5, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
ĐT: 063. 3863139

09/ khách sạn Linh Phương
ĐC: 2B Hà Giang, Phường 1, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3861523
10/ khách sạn Thanh Vân 1
ĐC: 63 Lê Hồng Phong, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3863005

11/ khách sạn Hương Trà
ĐC: 70 Phạm Ngọc Thạch, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3860372

12/ khách sạn Hoa Viên Quán
ĐC: 250/22 Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3725162

13/ khách sạn Huy Tân
ĐC: 370 Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3866904

14/ khách sạn Mai Quyên
ĐC: 471B Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3862185

15/ khách sạn Phương Linh
ĐC: 463 Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3861565

16/ khách sạn Thanh Vân 2
ĐC: 366 Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng

17/ khách sạn Hải Vân 1
ĐC: 841 Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3732930

18/ khách sạn Tứ Hưng
ĐC: 88 Lý Tự Trọng, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3864037

19/ Nhà nghỉ Lan Ngọc
ĐC: 286A Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3725812

20/ Nhà nghỉ Liên Đô
ĐC: 462 Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3864113

21/ Nhà nghỉ Duy Quang
ĐC: 471A Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3862030

22/ Nhà nghỉ Mỹ Ngọc
ĐC: 44 Đường 28/3, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3711057

23/ KS Hưng Long
ĐC: 374 Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3864545

24/ KS Hoàng Long
ĐC: 288/3 Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3860730

25/ Ngọc Kim
ĐC: 461 Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3864334

26/ Khách sạn Hàng Châu
ĐC: 843 Trần Phú, TP Bảo Lộc-Lâm Đồng
Điện thoại (063)3732666

27/ Hotel - Cafe THIÊN BAN
ĐC: 23-24CH1B, Nguyễn Công Trứ (nối dài), Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Số ĐT: 0633.879.979
Khách sạn nằm ở vị trí thoáng mát, phòng ốc tiện nghi, thích hợp cho du khách tham quan, công tác.
Khách sạn có nhà xe và bãi đậu xe rộng,
Số phòng: 32 phòng, có thang máy, wifi, phục vụ chu đáo.
Đặc biệt, khách sạn còn có coffee shop trên tầng 6 cũng khá xinh, thức uống cũng ngon.
Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7




<span style=""color: #ff0000;"">III/ Điểm du lịch </span>

<span style=""color: #ff0000;"">IV/ Quán cà phê</span>

01/ cafe sonat
Đc: 77 Hai Bà Trưng, Bảo Lộc - Lâm Đồng
Từ cổng vào bạn sẽ đi qua một lối nhỏ với tường rêu phong và chùm hoa tím điểm xuyến, qua cổng này hãy vứt bỏ ưu tư muộn phiền để cảm nhận sự bình yên trong hiện tại. Những chùm hoa giấy nở rực chảy xuôi trên mái như lời mời gọi nhiệt thành.

Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7



Sonat như một khu vườn nhỏ xinh và gần gũi. Có rất nhiều góc ngồi lãng mạn để bạn tha hồ chọn lựa, để cảm nhận cái ấm nhẹ nắng ban mai hoặc tìm chút bình yên thanh thản sau một tuần dài mệt mỏi bon chen và trò chuyện cùng bạn bè lâu ngày không gặp.
Sonat là một không gian xanh đúng nghĩa của một quán cafe phố núi. Quán khá rộng (dài khoảng 400m), đi thẳng xuống cuối là bạn đến cái hồ nhỏ với những hàng rào trắng chạy dọc ven hồ và những hàng bìm bịp tím chạy dài mát mắt, ngắm những hàng cây, cụm mây soi bóng dưới mặt nước long lanh và thong thả nhấm nháp từng ngụm cafe trò chuyện cùng nhau hoặc lang thang khám phá căn nhà nhỏ với chuông gió xinh.


Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7
Đêm đến Sonat khoác lên mình một vẻ đẹp riêng liung linh huyền ảo, không gian đủ rộng đển có thể họp mặt đông vui.
Sonat có 3 không gian khác nhau: trong nhà có wifi hợp dân văn phòng, ngoài trời gần gũi với thiên nhiên, và khu vực quanh hồ cho cảm xúc rất riêng.
Nếu một lần bạn qua phố núi B’Lao hãy dành ít phút ghé Sonat, tin rằng bạn sẽ nhận được món quà khó kiếmcủa bộn bề tất bật, lo toan: "Sự bình yên và thanh thản"

Đăng ký off Câu Cá- Bắt Bướm Bảo Lộc ngày 19-20-21/7


<span style=""color: #ff0000;"">Giá nước: rất mềm (8k-20k)</span>
Phục vụ: đặc trưng của B’Lao là quan tâm đến giá hơn là dịch vụ nên phục vụ chỉ ở mức chấp nhận được.
Ghi chú: Khu vực quanh hồ ít dành để phục vụ khách trừ khi bạn yêu cầu.

 
Hạng C
20/6/12
675
670
93
Em đăng ký 1L.
Chuyến về lại Sì phố có thể có thêm 1N.
Em góp ý về off Bảo Lộc:
Ngày 1: lên BL ở ks. VISERI cho nó hoành, chỗ đậu xe thoải mái, gần trung tâm và chợ BL cho các mợ dễ kiếm "rau sạch" về cho các bác thưởng thức.
Ngày 2: vào Dam b'ri ở làm Robinson đi săn bắn (câu cá) và hái "nấm sạch" về cho các mợ dùng. Bác nào không hái được nấm rừng thì tự hái "nấm" của mình.
Ngày 3: có thể đi Thủy điện Đami thăm quan rồi suôi hướng Phan Thiết về lại Sì phố (phải đi sớm vì cung đường dài hơn).
Có thể đổi giữa ngày 2 sang ngày 1 cho hợp lý hơn.
Mờ các bác bóng bàn thêm!
 
Hạng C
20/6/12
675
670
93
Bác hook update danh sách tham gia cho ae biết đi a!
Đầu ds có Kingo 1 + 2 chắc là hoành tá tràng và thành công!