Hạng D
4/2/09
1.140
366
83
Em vừa sưu tầm được 1 số link hướng dẫn chụp đêm, một trong những chủ đề chụp dễ mà ko dễ, khó cũng chẳng khó và ko đòi hỏi tính nghệ thuật quá cao. Chủ yếu là các bác nắm được kỹ thuật là có thể có 1 bức ảnh đẹp.

Để có bức ảnh đêm đẹp

Ban đêm, ánh sáng yếu, để lưu lại hình với độ sáng đủ tốt thì cảm quang (hoặc phim) phải được phơi lâu.

Nếu tốc độ chụp ban ngày được tính bằng một phần ngàn giây hoặc thấp cũng tới 1/50 giây hay 1/30 giây, thì để có đủ sáng ban đêm, cảm quang phải được phơi tới vài giây, vài chụp giây hoặc lâu hơn nữa.
Nếu máy ảnh không có điểm tựa vững chắc, với thời gian chụp như vậy, ảnh sẽ bị nhòe nhoẹt và không thể sử dụng được. Tuy đây là lãnh địa của máy chỉnh tay và có chân ba (tripod) nhưng vẫn có những có "bí quyết" để sáng tác được ảnh đẹp với những thiết bị khiêm tốn.

Nguyên tắc chung dành cho máy tự động và DSLR

bu1.jpg

Angkor Wat. Chụp bằng Nikon D80, máy được đặt trên một phiến đá phẳng. Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh.

Đứng vững: Tốt nhất là chân tripod chuyên dụng (vững và nặng) nếu không có thì cần tìm một mặt phẳng đặt máy, nếu mặt phẳng cũng không có thì tìm một điểm tỳ, vừa đặt trên đó vừa giữ máy. Nếu không có điểm tỳ thì tìm một điểm tựa, ghì máy chắc vào thân mình và tựa lưng vào đó.
Chống rung khi bấm: Để tránh động tác bấm làm rung máy, tốt nhất là có dây bấm mềm hoặc điều khiển từ xa. Nếu không, nên hẹn giờ chụp (5-10 giây), máy nào cũng có chức năng này
ISO: Tắt auto ISO, để ISO ở mức thấp nhất có thể giúp hình không bị nhiễu, tuy nhiên, trong trường hợp cầm máy với điểm tỳ, có thể đẩy ISO lên một chút để có thể giữ tốc độ không chậm quá 1-2 giây, gây rung.
Chống rung: Với máy trên chân 3, cần tắt chế độ chống rung. Khi không có chân ba, cần có chống rung, bởi chống rung sẽ phản tác dụng nếu máy hoàn toàn yên tĩnh. Khi không có chân ba, nên chụp 3-5 lần liên tục ở mỗi bối cảnh để chọn được một tấm ảnh có độ rung ít nhất.
Sử dụng chế độ bù sáng EV, khi cần thêm sáng thì +EV và cần giảm sáng thì –EV
Chọn bối cảnh: Đừng quá chênh lệch sáng, đặc biệt, khi có nguồn sáng mạnh chiếu vào ống kính, tốt nhất là có cả tiền cảnh và hậu cảnh để cho ảnh có chiều sâu.

Với máy DSLR và các máy có thể chỉnh tay hoàn toàn

bu2.jpg

Bali, Indonesia. Chụp bằng máy Nikon D90 với tripod, khẩu độ f11 tốc độ 30 giây.
Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh.

Bạn có thể toàn quyền quyết định tốc độ khẩu độ ở chế độ M tùy thuộc vào hiệu ứng muốn có, hoặc:
Để máy ở chế độ ưu tiên khẩu độ khi muốn khống chế độ sâu trường ảnh. Đóng khẩu nhỏ f8 – 32 để ảnh có chiều sâu và tạo tia sao ở những điểm sáng, nếu khép nhỏ trên 16 ở máy crop có thể làm ảnh hơi mờ do hiện tượng nhiễu xạ (diffraction).
Để máy ở chế độ ưu tiên tốc độ khi bạn muốn khống chế thời gian phơi sáng, ví dụ, 10-20 giây. Trong trường hợp bạn cần vệt sáng đèn xe ở một độ dài nhất định hoặc dải nước chảy với độ mềm tùy thích.

Với máy ảnh compact tự động và không có chế độ chỉnh tay

co3.jpg

Công viên Đầm Sen. Chụp bằng Panasonic FX55, chụp cầm tay, kê máy vào thành cầu.
Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh.

Tắt đèn flash tự động.
Chọn chế độ chụp đặt sẵn (SCN) chuyên chụp thiếu sáng, có thể là firework (biểu tượng pháo hoa), hoặc night scenery (biểu tượng núi và trăng sao), twilight (hoàng hôn)... tùy theo từng dòng máy.
Tuân thủ theo các nguyên tắc chung nêu trên.

Nguyễn Nhật Thanh
(sohoa.net)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
4/2/09
1.140
366
83
Phơi sáng và 'phơi đêm'

Nếu nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới sự phơi sáng, bạn có thể tự do thể hiện sự sáng tạo của mình.
Thuật ngữ "phơi sáng" (exposure) vốn để chỉ cảm biến bắt sáng được "phơi" ra bắt hình ảnh của một khung cảnh. Tuy nhiên, để thu được một bức ảnh từ cảm biến thông qua cơ chế phơi sáng, còn cần phải có thêm cả ống kính, thân máy nữa. Vì thế mà có đến 3 yếu tố ảnh hưởng tới phơi sáng, hay nói cách khác là ảnh hưởng tới ánh sáng tạo nên bức ảnh, đó là tốc độ cửa trập (shutter speed), độ mở ống kính (aperture) và độ nhạy sáng (ISO).

Về lý thuyết, một bức ảnh được coi là có độ phơi sáng chuẩn nhất khi có một lượng ánh sáng vừa đủ "rơi" trên bề mặt cảm biến trong một thời gian vừa đủ. Và để chỉnh cho phơi sáng là vừa đủ, người chụp phải chỉnh kết hợp tốc độ cửa trập, độ mở ống kính và ISO.

sang8.jpg

Hình chụp phơi sáng đêm của nhóm Phơi Đêm (12/8) của diễn đàn Tinh Tế. Ảnh: Masieu.
Tốc độ cửa trập quy định thời gian mà cảm biến được lộ ra để bắt hình ảnh.

Trong hầu hết các trường hợp, tốc độ này được tính bằng những phần nhỏ của 1 giây. Ánh sáng của một khung cảnh càng tối thì thời gian cảm biến cần để thu đủ lượng ánh sáng càng dài để tạo thành được một bức ảnh đẹp. Đối với những cảnh chụp đêm, tốc độ cửa trập có thể kéo dài tới hàng giây hoặc hàng phút.
Với tốc độ khác nhau, người chụp có thể thể hiện được những chuyển động khác nhau. Ví dụ, khi chụp một làn nước chảy tự nhiên, tốc độ ở 1/30 giây là phù hợp, nhưng chỉ cần đẩy lên tốc độ 1/500 giây, chuyển động của làn nước sẽ bị "đóng băng" với từng hạt nước rõ nét thay vì một làn nước mờ mờ. Tốc độ cửa trập cao vốn rất được ưa thích trong chụp thể thao bởi nó có thể "tạm dừng" bất kỳ đối tượng đang chuyển động nào như thể đối tượng đó đang đứng im vậy.

Độ mở quy định độ rộng của mống chắn sáng bên trong ống kính.

Mống chắn sáng này tương tự như con ngươi của mắt người, được làm bằng những lá thép xếp lớp với nhau tạo thành một vòng tròn có lỗ, có khả năng điều chỉnh độ to nhỏ của lỗ này để cho phép ánh sáng đi qua nhiều hay ít. Độ mở càng to (lỗ tròn càng to), ánh sáng "rơi" vào cảm biến càng nhiều và ngược lại. Khi chụp một khung cảnh, sẽ có một lượng ánh sáng vừa đủ nhất định tạo nên tính hoàn hảo của bức ảnh. Vì vậy, nếu độ mở ống kính mở càng lớn (ánh sáng vào nhiều hơn) thì tốc độ cửa trập phải càng nhanh để cân bằng lượng ánh sáng vào cảm biến. Ngược lại, nếu tốc độ cửa trập càng chậm (thời gian để cho ánh sáng vào cảm biến lâu hơn) thì độ mở càng phải hẹp lại để luôn duy trì một lượng ánh sáng vừa đủ.
Nên nhớ một điều là độ mở lớn được biểu thị bằng con số nhỏ, còn độ mở nhỏ lại được biểu thị bằng con số lớn. Ví dụ độ mở lớn nhất sẽ được ghi là f/2 hoặc f/2,8, trong khi độ mở nhỏ hơn sẽ là f/8, f/11.
Ngoài việc điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua ống kính, độ mở còn ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh (depth of field) hay khoảng nét. Độ mở càng nhỏ (f/16 chẳng hạn) khoảng nét càng lớn (tất cả mọi thứ trong ảnh, tiền cảnh hay hậu cảnh đều nét) và ngược lại.

Độ nhạy phim cũng có tác động tới lượng ánh sáng vào cảm biến.

Độ nhạy càng cao, ánh sáng cảm biến thu được càng nhiều. Do vậy, khi một khung cảnh đủ sáng với một mức ISO, độ mở và tốc độ nhất định, nếu bạn tăng ISO, thì để cân bằng lượng sáng, bạn phải hoặc thu hẹp độ mở, hoặc tăng tốc độ cửa trập.
Thông thường ISO ở mức 50 hoặc 100 sẽ cho ảnh đẹp nhất. ISO tăng càng cao sẽ khiến ảnh càng bị hạt. Hiện các máy ảnh số cho phép chỉnh ISO lên tới 6.400 nhưng ở độ nhạy này ảnh gần như sẽ mất chi tiết do quá hạt và nhiễu, thường chỉ dùng trong những trường hợp rất hãn hữu.
Phơi đêm (night exposure)

phoi2.jpg

Nhà Thờ Đức Bà. Ảnh: Binhpt.

Tất cả các máy ảnh số từ dạng ngắm-chụp tới DSLR đều đã có các chế độ tự động điều chỉnh phơi sáng thích hợp (Auto, Program) cho hầu hết mọi điều kiện chụp ảnh. Trong một số các trường hợp đặc biệt (chụp đêm, chụp tuyết, pháo hoa, con trẻ…), máy ảnh đời mới cũng đã thiết lập sẵn cho người dùng thông qua chế độ mặc định (Scene mode) nên nói chung, người chụp ngày nay có thể không cần quá quan tâm đến các thông số độ mở, tốc độ, mà vẫn có thể chụp những bức ảnh đẹp được. Những người hơi biết hơn một chút có thể tiếp tục tùy chỉnh qua các chế độ bán tự động như ưu tiên độ mở (Av, A) hay ưu tiên tốc độ cửa trập (Tv, S), chế độ mà máy sẽ tự điều chỉnh thông số ảnh hưởng tới phơi sáng tương ứng theo điều chỉnh của người chụp.

Nhưng để có được những bức ảnh chụp đêm đẹp theo đúng nghĩa, các thông số độ mở, tốc độ, ISO cần phải được căn chỉnh thận trọng hơn.

Điều chỉnh phơi sáng - thực tế là ở chế độ tự động, khi chụp đêm máy ảnh sẽ căn chủ yếu vào tốc độ cửa trập thay vì các yếu tố tác động đến sự phơi sáng khác.

Vấn đề ở chỗ, hầu hết máy ảnh đều tính toán không đúng thời gian cần thiết mà tốc độ cửa trập cần có để thu được ánh sáng tạo nên một bức ảnh được gọi là đẹp. Lý do chính là cảm biến đo sáng máy ảnh hoạt động về đêm (ánh sáng rất yếu) không được chính xác và hiệu quả như ban ngày. Vì thế, những bức ảnh chụp đêm bằng chế độ tự động phần lớn là thiếu sáng như hình dưới.

sang1.jpg

Auto Exposure, tốc độ 2 giây, độ mở f2,8. Ảnh: Megapixel.

sang2.jpg

Auto Exposure, tốc độ 2 giây, độ mở f2,8, ISO 200. Ảnh: Megapixel.

Ở chế độ tự động, giải pháp để tăng sáng cho ảnh được nghĩ tới đầu tiên là tăng ISO. Khi tăng từ ISO 100 lên ISO 200, độ sáng cũng có được cải thiện hơn nhưng vẫn chưa đủ. Tăng lên 400 hay hơn nữa sẽ làm ảnh sáng dần lên nhưng kéo theo đó là hạt và nhiễu bắt đầu tăng và ảnh lại bắt đầu mất chi tiết.

Vì thế, để có được bức ảnh đêm chấp nhận được, cần phải có các máy DSLR hoặc ít nhất những máy ngắm-chụp cao cấp cho phép chỉnh tay tất cả các thông số phơi sáng, kèm theo đó là một chân máy để chống rung.

Mặc dù có nhiều thông số có thể ảnh hướng tới phơi sáng nhiều hay ít, nhưng để chụp cảnh đêm thì sử dụng tốc độ cửa trập chậm vẫn là giải pháp đúng đắn nhất. Do tay người chỉ có thể đảm bảo chụp ảnh không rung ở một giới hạn tốc độ cửa trập nhất định (thường là 1/30 giây), nên điều cần làm trước khi chụp ảnh đêm trước tiên là phải đặt máy lên chân máy (hoặc nếu không có có thể trên một bờ tường, gờ… nào đó) để tránh rung động tối đa. Do thời gian phơi sáng lâu dễ sinh ra nhiễu, ISO nên đặt ở mức thấp nhất có thể (ISO 50 là hoàn hảo).
Đến thao tác chọn tốc độ cửa trập thích hợp. Giải pháp tốt nhất là chụp nhiều ảnh liên tiếp nhau, mỗi ảnh một tốc độ để xác định tốc độ nào là phù hợp nhất.

sang3.jpg

4 giây, ISO 50. Ảnh: Megapixel.

sang4.jpg

8 giây, ISO 50. Ảnh: Megapixel.

sang5.jpg

15 giây, ISO 50. Ảnh: Megapixel.

sang6.jpg

30 giây, ISO 50. Ảnh: Megapixel.

Tùy thuộc vào đối tượng được chụp cũng như ý đồ của người chụp mà độ mở ống kính có thể thay đổi. Tuy nhiên, thông thường nên đặt ở f5,6 hoặc f8 là khoảng hợp lý. Nếu chụp phong cảnh phố đêm thậm chí nên giảm xuống f/11 hoặc f16 với vòng nét đặt ở vô cực để có khoảng nét lớn hơn. Dưới đây là bức ảnh đêm thành phố với chất lượng tốt nhất khi được chụp với ISO 50, f8 và thời gian phơi sáng (tốc độ cửa trập) là 1 phút.

sang7.jpg

Phơi sáng tốc độ 1 phút, độ mở f8, ISO 50. Ảnh: Megapixel.
Tuy nhiên, chụp đêm không giới hạn ở những cảnh tĩnh (đường phố, tòa nhà cao tầng, công trình kiến trúc…) mà còn có thể là chụp những cảnh động như một khu chợ náo nhiệt, giao thông xe cộ hay thậm chí chân dung. Một khi đã nắm nguyên tắc cơ bản của các yếu tố ảnh hưởng tới phơi sáng và vai trò của tốc độ cửa trập trong chụp ảnh đêm, người chụp hoàn toàn có thể thử nghiệm những ý đồ của riêng mình. Đã có rất nhiều ví dụ về những ý tưởng ảnh đêm xuất hiện đâu đó, như khi chụp giao thông với tốc độ chậm, đèn trước và đèn sau ô tô vẽ thành những vệt vàng đỏ nổi bật trên đường phố, chụp người cầm đèn màu vẽ thành hình trên nền trời, hay chụp một khuôn mặt đăm chiêu và đằng sau là những bóng người mờ nhòe hối hả ngược xuôi…

Không có một công thức cố định cho một bức ảnh thế nào là đủ sáng, thế nào là đẹp khi chụp ảnh đêm. Chỉ có thử nghiệm và thử nghiệm, sao cho kết quả bức ảnh cuối cùng, vừa có điểm nhấn, vừa hợp mắt và hợp ý đồ thể hiện của người chụp, thì đó sẽ là bức ảnh đẹp.
Nguyễn Hà
(sohoa.net)
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
4/2/09
1.140
366
83
Tiếp theo là link của diễn đàn nổi tiếng về nhiếp ảnh vnphoto.net. Nội dung trong này phần lớn chủ yếu dịch từ tài liệu tiếng Nhật "30ngày có thể hoàn tất khóa học_Máy ảnh 35mm SLR " của tác giả Susumu Morimura. Nhà xuất bản GAKKEN Nhật bản. Em học được căn bản hoàn toàn là nhờ vào nó đấy ạh :)

http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=1919&pp=10
 
Hạng D
4/2/09
1.140
366
83
em góp thêm 2 tấm em chụp ở Đà Lạt, hồ Xuân Hương, chụp vào tháng 6 năm ngoái cũng là lúc em mới chập chững mò mẫm về nhiếp ảnh. Em chụp với 20D + 17-40mm f/4 L

HXH nhìn từ ban công KS:
2600142755_b5871290e3_o.jpg



Tháp truyền hình nhìn từ bờ hồ:

2600142061_9bca8446c3_o.jpg
 
Hạng D
16/5/07
1.815
27
48
Cảm ơn bác IAMNOFEAR nhiều, rất nhiều thông tin bổ ich cho ae mới tập tểnh sử dụng máy như em.
 
Hạng B2
19/4/09
291
54
28
Chụp pháo hoa cũng tương tự như vậy, nhưng nên để thời gian tầm 2 giây thôi. Nếu để lâu hơn, pháo hoa sẽ dính lại với nhau, nhìn thành một đốm sáng chứ không còn là từng vệt sáng như pháo hoa nữa.

Em ví dụ nhé.

Hình này chụp 10s, nên pháo hoa dính lại thanh 1 đốm luôn.
001.jpg


Hình tiếp theo chụp 2s, nên pháo hoa trong hấp dẫn hơn.
002.jpg


Cả 2 hình trên đều chụp bằng máy PnS Panasonic FZ8... chụp năm 2008 hơi lâu rồi ạ.