Sưu tầm bài này về cho các cháu chuẩn bị thi vào ĐH tham khảo:
Kinh nghiệm học của một sinh viên
Tôi hiện là sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội. Với kinh nghiệm trong kỳ thi và 4 năm học đại học, tôi muốn nhắn gửi với các bạn học sinh cuối cấp lớp 12 một số điều.
Sau 12 năm học hành vất vả, rất nhiều bạn học sinh quyết tâm lớn thi đỗ vào một trường đại học nào đó. Nhưng các bạn nhớ rằng “Sự thành công trên ghế nhà trường không đảm bảo cho sự thành công trong sự nghiệp” - Robert Kiyosaki tác giả của Cha giàu cha nghèo.
Ở trong đại học, chúng ta được học rất nhiều kiến thức, nhưng phần lớn lại là lý thuyết. “Lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời thì sống mãi”- nhà thơ Goethe. Những kiến thức bên trong trường đại học, chúng ta có thể tìm thấy bên ngoài trường bằng cách học hỏi những người đi trước, mua sách về tự học, quá trình làm việc…
Những kiến thức tự học mang tính thực tế cao sẽ hơn lý thuyết khô khan trên giảng đường đại học. Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay chỉ xem bạn có năng lực làm việc hay không mà không cần xem bằng cấp. Nhiều tỷ phú đã thành công mà không học đại học hoặc bỏ dở quá trình học như Billgate, Mark Zuckerberg hay Đoàn Nguyên Đức ở Việt Nam…
Bạn hoàn toàn có thể thành công mà không cần tới tấm bằng đại học. Một tấm bằng đại học không thể đảm bảo tương lai sẽ tốt đẹp. Hãy tin ở chính mình, đại học chỉ là một trong rất nhiều dẫn tới thành công. Bạn nên tìm một con đường phù hợp nhất đối với mình.
Một công nhân ngày làm việc có 8 giờ, thì học sinh sẽ học đến 10 giờ; công nhân làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 và chủ nhật được nghỉ, còn với học sinh thì chủ nhật và thứ 7 vẫn đi học đều. Ngoài thời gian học chính ở trường, các bạn còn đi học thêm ở trường. Học thêm ở trường các bạn cảm thấy chưa đủ, các bạn lại đi học ở trung tâm. Học ở trung tâm cảm thấy chưa chắc chắn, phu huynh thuê hẳn gia sư về kèm cặp cho con em với mục đích duy nhất là thi đỗ đại học.
Các thí sinh sẽ được đội ngũ tình nguyện viên trực tiếp hướng dẫn tìm nhà trọ, đường đi, địa điểm thi, địa điểm ăn uống và thủ tục thi cử. Ảnh minh họa Nhưng các bạn nhớ rằng, thi đại học ngoài kiến thức trong sách giáo khoa, không có nhiều kiến thức ngoài. Vì vậy, học sinh có thể tự làm các bài tập trong sách giáo khoa, giải các đề thi năm trước, tổ chức học nhóm hiệu quả…
Theo kinh nghiệm của tôi, thi đại học chỉ cần học trong sách giáo khoa, làm hết bài tập trong sách bài tập, mua một số sách học thêm. Với cách này, bạn có thể đạt được 17-18 điểm. Hãy tin ở chính mình!
Chọn ngành, chọn nghề là một việc rất quan trọng. Nó sẽ gắn liền với 4-5 năm học của sinh viên. Quan trọng hơn, nó sẽ là nghề nghiệp gắn trọn cuộc đời các bạn. Khi chọn nghề, bạn phải hình dung ra nghề đó như thế nào, làm gì, có hợp với mình không, cơ hội xin việc thế nào, có yêu thích nó không…?
Vì vậy, các bạn nên hỏi người có kinh nghiệm như bố mẹ, anh chị, tìm hiểu trên internet... để tìm ngành, nghề thích hợp. Một xu hướng chung hiện nay là những trường đại học có khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, vì thế nên ngành này rất có khả năng dư thừa lao động trong thời gian tới. Người dự thi nên xem xét kỹ khi nộp vào các ngành kinh tế. Việc tư vấn hướng nghiệp này cũng tránh việc bạn học 1-2 năm không thích lại rút hồ sơ để đăng ký vào trường khác. Điều này rất lãng phí thời gian và tiền bạc.
Một việc cũng rất quan trọng khác là chọn trường. Để tránh bị trượt, các bạn nên chọn các trường vừa sức thi với mình. Bạn có thể tham khảo điểm thi trường đại học năm trước đó. Nếu cảm thấy không có khả năng thi được đại học, bạn có thể nộp hồ sơ vào cao đẳng, trung cấp có ngành đào tạo mà mình cảm thấy yêu thích.
Điều nữa là học phí và chi phí ở trọ. Hà Nội và TP HCM là nơi tập trung rất nhiều trường đại học của cả nước. Nhưng chi phí sinh hoạt ở 2 thành phố này cũng rất đắt đỏ. Bình thường một sinh viên sinh hoạt hết khoảng 2 triệu đồng một tháng. Nếu bạn cảm thấy gia đình không có điều kiện thì có thể chọn đại học ở gần để tiết giảm chi phí.
Phương pháp học cũng rất quan trọng. Mỗi người nên tìm ra một phương pháp học phù hợp và hiệu quả nhất đối với mình. Nhưng điều quan trọng là các bạn phải chăm chỉ làm bài tập, học ra học, chơi ra chơi... Nhiều bạn học ít mà chơi nhiều thì không hy vọng có kết quả cao trong kỳ thi đại học.
Ở trên lớp, các bạn cố gắng nghe thầy giáo giảng bài, không hiểu thì có thể hỏi trực tiếp thầy giáo bạn bè. Còn ở nhà, bạn cố gắng làm các bài tập mà thầy, cô giáo giao cho, lập kế hoạch học tập thích hợp, học nhóm với các bạn bè… Ngoài thời gian học, bạn chú ý thời gian nghỉ ngơi để lấy sức khỏe… Kiến thức đi thi đại học chỉ nằm gói gọn trong sách giáo khoa, chính vì vậy các bạn nên nắm vững kiến thức, tránh học thêm nhiều quá, ôn tập kỹ lưỡng, làm bài tập nhuần nhuyễn, chính xác.
Bên cạnh đó, học sinh còn nên ôn tập thật nhiều dạng bài tập, học hỏi anh chị để có thêm kinh nghiệm làm bài thi… Internet với nhiều dạng bài tập, có thể là một kênh tham khảo hữu ích.
Lúc đi thi, sĩ tử phải chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, sức khỏe ổn định, giấy tờ tùy thân và các vật dụng. Các bạn ở xa nên đi sớm để ổn định sức khỏe, tìm phòng trọ thích hợp. Thi đại học được tiến hành vào mùa hè, nên thời tiết rất nóng nực dễ bị mất nước, do đó bạn nhớ mang một chai nước vào phòng thi.
Trong phòng thi, bạn cố gắng tận dụng thời gian làm bài, tính toán cẩn thận, chính xác, trình bày sạch sẽ; không nên nộp bài trước khi thời gian chưa hết.
Chúc các bạn có kỳ thi tốt đẹp!
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/x...hoc-cua-mot-sinh-vien/
Kinh nghiệm học của một sinh viên
Tôi hiện là sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội. Với kinh nghiệm trong kỳ thi và 4 năm học đại học, tôi muốn nhắn gửi với các bạn học sinh cuối cấp lớp 12 một số điều.
Sau 12 năm học hành vất vả, rất nhiều bạn học sinh quyết tâm lớn thi đỗ vào một trường đại học nào đó. Nhưng các bạn nhớ rằng “Sự thành công trên ghế nhà trường không đảm bảo cho sự thành công trong sự nghiệp” - Robert Kiyosaki tác giả của Cha giàu cha nghèo.
Ở trong đại học, chúng ta được học rất nhiều kiến thức, nhưng phần lớn lại là lý thuyết. “Lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời thì sống mãi”- nhà thơ Goethe. Những kiến thức bên trong trường đại học, chúng ta có thể tìm thấy bên ngoài trường bằng cách học hỏi những người đi trước, mua sách về tự học, quá trình làm việc…
Những kiến thức tự học mang tính thực tế cao sẽ hơn lý thuyết khô khan trên giảng đường đại học. Nhiều nhà tuyển dụng hiện nay chỉ xem bạn có năng lực làm việc hay không mà không cần xem bằng cấp. Nhiều tỷ phú đã thành công mà không học đại học hoặc bỏ dở quá trình học như Billgate, Mark Zuckerberg hay Đoàn Nguyên Đức ở Việt Nam…
Bạn hoàn toàn có thể thành công mà không cần tới tấm bằng đại học. Một tấm bằng đại học không thể đảm bảo tương lai sẽ tốt đẹp. Hãy tin ở chính mình, đại học chỉ là một trong rất nhiều dẫn tới thành công. Bạn nên tìm một con đường phù hợp nhất đối với mình.
Một công nhân ngày làm việc có 8 giờ, thì học sinh sẽ học đến 10 giờ; công nhân làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 và chủ nhật được nghỉ, còn với học sinh thì chủ nhật và thứ 7 vẫn đi học đều. Ngoài thời gian học chính ở trường, các bạn còn đi học thêm ở trường. Học thêm ở trường các bạn cảm thấy chưa đủ, các bạn lại đi học ở trung tâm. Học ở trung tâm cảm thấy chưa chắc chắn, phu huynh thuê hẳn gia sư về kèm cặp cho con em với mục đích duy nhất là thi đỗ đại học.
Theo kinh nghiệm của tôi, thi đại học chỉ cần học trong sách giáo khoa, làm hết bài tập trong sách bài tập, mua một số sách học thêm. Với cách này, bạn có thể đạt được 17-18 điểm. Hãy tin ở chính mình!
Chọn ngành, chọn nghề là một việc rất quan trọng. Nó sẽ gắn liền với 4-5 năm học của sinh viên. Quan trọng hơn, nó sẽ là nghề nghiệp gắn trọn cuộc đời các bạn. Khi chọn nghề, bạn phải hình dung ra nghề đó như thế nào, làm gì, có hợp với mình không, cơ hội xin việc thế nào, có yêu thích nó không…?
Vì vậy, các bạn nên hỏi người có kinh nghiệm như bố mẹ, anh chị, tìm hiểu trên internet... để tìm ngành, nghề thích hợp. Một xu hướng chung hiện nay là những trường đại học có khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, vì thế nên ngành này rất có khả năng dư thừa lao động trong thời gian tới. Người dự thi nên xem xét kỹ khi nộp vào các ngành kinh tế. Việc tư vấn hướng nghiệp này cũng tránh việc bạn học 1-2 năm không thích lại rút hồ sơ để đăng ký vào trường khác. Điều này rất lãng phí thời gian và tiền bạc.
Một việc cũng rất quan trọng khác là chọn trường. Để tránh bị trượt, các bạn nên chọn các trường vừa sức thi với mình. Bạn có thể tham khảo điểm thi trường đại học năm trước đó. Nếu cảm thấy không có khả năng thi được đại học, bạn có thể nộp hồ sơ vào cao đẳng, trung cấp có ngành đào tạo mà mình cảm thấy yêu thích.
Điều nữa là học phí và chi phí ở trọ. Hà Nội và TP HCM là nơi tập trung rất nhiều trường đại học của cả nước. Nhưng chi phí sinh hoạt ở 2 thành phố này cũng rất đắt đỏ. Bình thường một sinh viên sinh hoạt hết khoảng 2 triệu đồng một tháng. Nếu bạn cảm thấy gia đình không có điều kiện thì có thể chọn đại học ở gần để tiết giảm chi phí.
Phương pháp học cũng rất quan trọng. Mỗi người nên tìm ra một phương pháp học phù hợp và hiệu quả nhất đối với mình. Nhưng điều quan trọng là các bạn phải chăm chỉ làm bài tập, học ra học, chơi ra chơi... Nhiều bạn học ít mà chơi nhiều thì không hy vọng có kết quả cao trong kỳ thi đại học.
Ở trên lớp, các bạn cố gắng nghe thầy giáo giảng bài, không hiểu thì có thể hỏi trực tiếp thầy giáo bạn bè. Còn ở nhà, bạn cố gắng làm các bài tập mà thầy, cô giáo giao cho, lập kế hoạch học tập thích hợp, học nhóm với các bạn bè… Ngoài thời gian học, bạn chú ý thời gian nghỉ ngơi để lấy sức khỏe… Kiến thức đi thi đại học chỉ nằm gói gọn trong sách giáo khoa, chính vì vậy các bạn nên nắm vững kiến thức, tránh học thêm nhiều quá, ôn tập kỹ lưỡng, làm bài tập nhuần nhuyễn, chính xác.
Bên cạnh đó, học sinh còn nên ôn tập thật nhiều dạng bài tập, học hỏi anh chị để có thêm kinh nghiệm làm bài thi… Internet với nhiều dạng bài tập, có thể là một kênh tham khảo hữu ích.
Lúc đi thi, sĩ tử phải chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, sức khỏe ổn định, giấy tờ tùy thân và các vật dụng. Các bạn ở xa nên đi sớm để ổn định sức khỏe, tìm phòng trọ thích hợp. Thi đại học được tiến hành vào mùa hè, nên thời tiết rất nóng nực dễ bị mất nước, do đó bạn nhớ mang một chai nước vào phòng thi.
Trong phòng thi, bạn cố gắng tận dụng thời gian làm bài, tính toán cẩn thận, chính xác, trình bày sạch sẽ; không nên nộp bài trước khi thời gian chưa hết.
Chúc các bạn có kỳ thi tốt đẹp!
Nguồn: http://vnexpress.net/gl/x...hoc-cua-mot-sinh-vien/