Mùa đông đến khiến bạn dễ bị ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh hay viêm họng. Để nhanh khỏi ho, bên cạnh các biện pháp điều trị bằng thuốc thì việc bổ sung một số loại thực phẩm sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn ho dai dẳng.
Thời tiết lạnh là nguyên nhân gây ra các cơn ho do dị ứng thời tiết, ho do nhiễm lạnh... Đặc biệt, những người có cơ địa nhạy cảm (người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai) dễ bị kích thích hoặc sức đề kháng suy giảm rất dễ bị mắc các chứng ho nói trên.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm “đánh bật” các vi sinh vật, khói bụi, dị vật… ra khỏi đường hô hấp. (Ảnh: IDN Times){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Khi bị ho, cơ thể sẽ rất khó chịu, mất ngủ, rát cổ họng... Bên cạnh các loại thuốc kháng sinh hay dùng, bạn nên tìm hiểu một số thực phẩm có tác dụng giảm cơn ho, hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông Y Hà Nội cho biết:
“Để phòng ho khi trời trở lạnh, mọi người cần tránh bị lạnh đột ngột hoặc kéo dài, mặc ấm, tránh ngồi nơi có gió lùa. Khi bị ho, nên nghỉ ngơi; dùng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại thực phẩm trong lúc thời tiết lạnh để trị ho và phòng ho”.
GỪNG
Gừng giúp kích thích tiết chất nhầy, do đó giúp bạn giảm ho khan, có khả năng ức chế sự co bóp của đường hô hấp. Trong gừng có chất gingerols là hợp chất chống sưng viêm, giúp giảm triệu chứng ho. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm các phản ứng dị ứng trong đường hô hấp vì nó có tính kháng histamine giúp đối phó với bệnh suyễn, hen phế quản khi trời trở lạnh.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}(Ảnh: Sức khỏe trẻ em){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bạn chọn 1 củ gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ. Đem giã nhuyễn, cho vào một tách nước nóng và cho thêm một vài lát chanh tươi, 1 thìa mật ong. Chỉ cần nhâm nhi tách trà này thôi, cổ họng bạn sẽ dịu hẳn và hoạt động trơn tru hơn.
Ngoài ra, bạn có thể thử một cách khác là gừng tươi sạch, thái lát mỏng rồi đem ngâm với mật ong. Dùng gừng ngậm hoặc có thể nhai rồi bỏ bã. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi cơn ho dứt hẳn.
BẮP CẢI
Theo Đông Y, cải bắp vị ngọt tính hàn, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc vì thế có thể trị ho, nhất là ho có đờm. Ngoài ra, do chứa nhiều vitamin C nên nó giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, nhanh chóng đẩy lùi những cơn ho do viêm họng và tiêu đờm.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Dùng 80-100g cải bắp, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong và uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.
QUẢ LÊ
Quả lê được Đông y coi là vị thuốc rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp trên như viêm họng, ho, khản tiếng... Vì lê có tính mát, vị hơi chua, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng, sinh tân dịch, dưỡng huyết.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}(Ảnh: Thế giới nghiêng){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cắt một quả lê thành miếng các nhỏ, nấu nhừ, bỏ bã, cô nước cốt thành cao, thêm đường vào đủ ngọt, trộn đều, chia làm 3 - 4 lần uống trong ngày.
Ngoài ra, bạn có thể lấy một quả lê, giã nát, vắt lấy nước đem cô đặc lại, cho ít mật ong vào khuấy đều, bảo quản trong lọ kín dùng dần, mỗi lần uống hai thìa cà phê với nước đun sôi để ấm.
TỎI
Theo Đông y, tỏi thuộc tính ôn (tính ấm), đi vào các phế kinh, thông được ngũ tạng, các lỗ huyệt, khử hàn ẩm, tránh khí độc, giảm sưng đau... Tỏi có tác dụng đặc biệt trong các bệnh ho, đặc biệt là ho hàn tính.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}(Ảnh: Bài thuốc dân gian){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lấy vài tép tỏi cả vỏ, rửa sạch, đập giập, cho vào bát cùng mật ong rồi hấp cách thủy trong vòng 15 phút. Ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê.
Chỉ sau 30 phút dùng hỗn hợp này, người bệnh sẽ dứt cơn ho, dịu cơn đau của viêm họng, long đờm hiệu quả. Nên tiếp tục uống trong vòng 3 ngày để bệnh khỏi hẳn.
QUẢ QUẤT
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm, tăng sức đề kháng và giảm ho hiệu quả.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Bạn dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống hoặc có thể ngâm quất với muối để nhấm nháp hay pha nước uống.
Ngoài ra, bạn có thể hấp quất với mật ong: Dùng 1 quả quất rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, chế thêm một chút mật ong rồi đem hấp trong 15 – 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước ấm (nếu cần) rồi chia uống vài lần trong ngày.
VỎ CAM, QUÝT
Theo Đông y, vỏ cam, vỏ quýt có tính hàn, trị ho, tan đờm, thông họng rất hiệu quả được, khuyến khích sử dụng. Vỏ cam, quýt phơi khô được sử dụng làm thuốc ho.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}(Ảnh: Bách hóa Xanh){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mẹo chữa ho ngứa họng bằng vỏ cam nướng rất đơn giản: cam rửa sạch, ngâm vào nước muối để loại bỏ chất độc, rồi đem gọt vỏ và nướng trong 15 phút.
Mỗi ngày ăn từ 2-3 lần, mỗi lần 2 miếng bạn sẽ thấy cơn ngứa rát ở cổ họng được làm dịu đi nhanh chóng. Chỉ sau vài ngày cơn ho đã biến mất.
CỦ CẢI TRẮNG
Củ cải trắng có tác dụng tốt trong việc trị ho, ngoài ra còn giúp chữa tắc mũi, đau họng hiệu quả.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Chỉ cần lấy củ cải trắng đem rửa sạch, bỏ vỏ rồi ăn sống sẽ giúp cổ họng dịu mát, bớt ho. Bạn cũng có thể cắt miếng rồi nấu nước củ cải trắng rồi uống. Ăn hoặc uống nước củ cải trắng trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Nếu nhà có trẻ nhỏ bị ho, bạn cũng có thể cho trẻ uống nước củ cải trắng bằng cách cắt củ cải trắng thành từng lát nhỏ. Sau đó cho nước vào đun sôi rồi để nhỏ lửa trong 10 phút, để nguội chút rồi cho bé uống. Bé sẽ đỡ kho khan có đờm, đau họng, khô mũi.
QUẢ KHẾ
Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương. Khế được coi là loại thuốc trị ho hiệu quả, bởi vị chua của khế làm dịu êm vòm họng ngay lập tức.
[xtable=border:0|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}(Ảnh: nongnghiep68){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cắt lát miếng khế, chấm với muối và ngậm một lúc trước khi ăn; Ngâm 1 chút khế với mật ong và ăn. Lấy một chùm khế, tẩm với rượu gừng để sắc uống.
Xem thêm: https://newssuckhoe.blogspot.com/2018/12/bat-mi-cach-tri-ho-dut-iem-cho-be-khong.html