Chuyên
16/6/22
633
544
93
Trong nhóm cơ chế tài chính ngân sách, TP.HCM kiến nghị đánh thuế bất động sản thứ 2 trở lên để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất, góp phần tăng thu ngân sách, làm cơ sở thực tiễn xây dựng chính sách chung về sau.

b1n.jpg


UBND TP.HCM vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc xây dựng Nghị quyết về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội).

Lý do, Nghị quyết 54/2017 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM sau 5 năm triển khai dù đạt được một số kết quả nhưng về cơ bản chưa đạt được mục tiêu đề ra, nhất là cơ chế chính sách để huy động nguồn lực, mà dư địa còn rất lớn cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Chưa kể, nhiều lĩnh vực được phân cấp nhưng quy trình, thủ tục hành chính vẫn bị vướng mắc.

TP.HCM đưa ra các con số dẫn chứng cho đà tăng trưởng của thành phố đã chậm lại, nhiều động lực giảm sút. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1996 - 2010 bình quân 10,2%/năm, đến giai đoạn 2011 - 2025 giảm xuống 7,22%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 chỉ còn 6,41%/năm.

Các nội dung trong nghị quyết mới là những vấn đề thực tiễn đặt ra nhưng pháp luật chưa quy định hoặc quy định không phù hợp, TP.HCM xin được làm thí điểm với tinh thần tháo gỡ điểm nghẽn, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị. TP.HCM kỳ vọng các cơ chế mới giúp thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân, tham gia phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, văn hóa, thể thao và du lịch.

Hạn chế đầu cơ đất

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, Bộ Tài chính đang dự định đánh Thuế Tài sản mang tính trực thu, đánh vào những người có tài sản lớn, sở hữu nhiều. Việc TPHCM đề xuất thí điểm thu thuế bất động sản thứ 2 trở lên cũng đi đúng với dự định đánh thuế tài sản trên của Bộ Tài chính đã nêu ra suốt thời gian qua.

Ngoài ra, theo ông Châu, hiện nay, để điều tiết thị trường bất động sản, Chính phủ phải sử dụng 4 nhóm công cụ như nhóm về thuế, nhóm về tín dụng, nhóm về quy hoạch, nhóm về chính sách.... Trong đó, công cụ đầu tiên và có hiệu quả rất lớn là nhóm công cụ về thuế.

Theo ông Châu, sắc thuế đánh vào bất động sản thứ 2 sẽ có 3 tác động tích cực. Thứ nhất sẽ hạn chế nguy cơ đầu cơ trên thị trường bất động sản, ngăn chặn nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường bất động sản.

"Nhiều người không tích trữ nhà nữa, còn dân đầu cơ thấy thuế phải nộp cao sẽ hạn chế đầu cơ. Đầu cơ giảm, giá bất động sản sẽ không bị đẩy lên cao, thị trường bớt đi một nguyên nhân gây ra bong bóng nhà đất", ông Châu nhấn mạnh.

Cũng theo Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu, việc đánh thuế bất động sản thứ 2 sẽ định hướng những nhà đầu tư thứ cấp mua sỉ bán lẻ vào khuôn khổ đầu tư, phải thành lập doanh nghiệp. Từ đó, Nhà nước dễ quản lý hoạt động mua bán này hơn. Điều này sẽ giúp thị trường ngày càng minh bạch hơn. Đây là một mục đích sâu xa mà sắc thuế này đem lại.

Theo luật sư Trương Anh Tuấn, việc đánh thuế đối với bất động sản vượt giới hạn sở hữu cho phép đã được thực hiện ở nhiều nước. Hiện nay, mình mới đưa ra đề xuất thí điểm là chậm so với xu hướng chung trên thế giới.

"Ví dụ, ở Hàn Quốc, mỗi người được sở hữu một diện tích nhất định, nếu vượt quá sẽ bị thu thuế. Hoặc bất động sản chuyển nhượng luôn trong vòng 3-5 năm sẽ bị đánh thuế cao", luật sư Trương Anh Tuấn nêu.

Cũng theo vị luật sư này, lâu nay, chúng ta phản ánh thị trường đất đai vào trong pháp luật là không toàn diện và không đầy đủ. Đất đai được xác định là thị trường của tài sản có tính hữu hạn, do đó phải được phản ánh tương ứng trong luật thì mới đúng. Nếu hàng hóa là vô hạn thì người ta có thể sở hữu thoải mái, nhưng nếu hàng hóa là hữu hạn thì cần phải giới hạn.

Về tính khả thi của đề xuất thí điểm của TPHCM này, luật sư Trương Anh Tuấn cho rằng, chưa thể có nhận định về tính khả thi. Bởi đề xuất này cần phải đi vào chi tiết, kỹ thuật cụ thể mới có thể xem xét được.

Giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách đến năm 2025

Một số cơ chế đáng chú ý về tài chính ngân sách như: quyết định chính sách thuế thu bổ sung đối với quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất của bất động sản thứ hai trở lên của người dân (trừ bất động sản duy nhất).

Mục đích của quy định này là thí điểm chính sách về thuế bất động sản làm cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách chung về sau. Đồng thời tăng nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương, hạn chế tình trạng đầu cơ bỏ hoang nhà ở, đất ở trong các dự án bất động sản hiện nay.

b55n.jpg


Bên cạnh đó, TP.HCM cũng kiến nghị mở rộng giới hạn các khoản vay của địa phương so với với số thu ngân sách địa phương được hưởng theo Nghị quyết 54/2017 từ 90% lên mức 120%; giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách 21% đến năm 2025; hoàn thiện mô hình công ty đầu tư tài chính nhà nước.

Về tài nguyên môi trường, TP.HCM kiến nghị phân cấp cho UBND TP.HCM điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị do Thủ tướng phê duyệt mà không làm thay đổi quan điểm và định hướng quy hoạch tổng thể; phân cấp xử lý các nội dung liên quan đến xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà tái định cư, chung cư cũ, nhà ở trên và ven kênh rạch. TP.HCM nhận định quy định pháp luật chồng chéo là điểm nghẽn chính của các dự án đầu tư nhà ở hiện nay.

Đối với công tác bồi thường, TP.HCM xin được thí điểm cơ chế bồi thường “bằng đất theo tỷ lệ” khi giải phóng mặt bằng, bảo đảm tính linh hoạt theo yêu cầu từng dự án và sự tự nguyện của người sử dụng đất. Cơ chế này có thể thí điểm tại TP.HCM để tổng kết thực tiễn trước khi áp dụng rộng rãi.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đề xuất thí điểm thực hiện việc tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án đầu tư công độc lập đối với các dự án nhóm B trên địa bàn, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, tránh tình trạng “vốn chờ dự án”, đội vốn do thiếu mặt bằng thi công.

Tự quyết số lượng nhân sự cấp phường, xã

Về tổ chức bộ máy, TP.HCM kiến nghị phân cấp cho HĐND quyết định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách tại các phường, xã, thị trấn dựa trên hoạt động kinh tế, quy mô dân số và đặc điểm địa bàn. TP.HCM nhận định đây là vấn đề rất bức xúc đang đặt ra hiện nay, nhất là đối với những xã, phường đông dân nhưng đang áp dụng cơ chế chung về số lượng biên chế không hợp lý.
b5n.jpg


Trong tờ trình, TP.HCM cũng kiến nghị cho phép HĐND TP.HCM được quyền quyết định thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP.HCM thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Đối với TP.Thủ Đức, UBND TP.HCM kiến nghị 4 nội dung gồm: cho phép HĐND TP.HCM và UBND TP.HCM phân cấp cho chính quyền TP.Thủ Đức một số lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc chức năng của HĐND và UBND TP.HCM; chuyển giao một số nhiệm vụ thuộc sở, ngành cho UBND TP.Thủ Đức; quy định chế độ phụ cấp chức vụ đối với các chức danh lãnh đạo của TP.Thủ Đức cao hơn thành phố thuộc tỉnh nhưng thấp hơn cấp tỉnh; ưu tiên phân bổ ngân sách cho TP.Thủ Đức để chi đầu tư phát triển…

Xem thêm:​
Theo Thanh Niên
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Tommyteo
Hạng B1
10/5/18
80
775
83
124
Ủng hộ thành phố đánh thuế căn thứ 2, tuy nhiên, chi tiết, quản lý, truy thu cần phải số hóa để tránh tận thu cũng như trốn nộp. Chúng ta có thể tham khảo ở Canada, Úc, NZ như sau : tất cả giao dịch nhà đất phải qua cổng thanh toán của chính phủ gồm: bên mua, bên bán, sở tn-mt, sở thuế, chính quyền quận, hợp đồng mua bán quy chuẩn, đặt cọc qua tài khoản hạn chế.
 
Hạng D
19/7/20
3.248
1.932
113
Ho Chi Minh
Ủng hộ thành phố đánh thuế căn thứ 2, tuy nhiên, chi tiết, quản lý, truy thu cần phải số hóa để tránh tận thu cũng như trốn nộp. Chúng ta có thể tham khảo ở Canada, Úc, NZ như sau : tất cả giao dịch nhà đất phải qua cổng thanh toán của chính phủ gồm: bên mua, bên bán, sở tn-mt, sở thuế, chính quyền quận, hợp đồng mua bán quy chuẩn, đặt cọc qua tài khoản hạn chế.
Rat chuan . Can lam mạnh thu thuế bds tránh dau co . Dep băng phân lô luon
 
muốn thu được Thuế của Người Nộp Thuế,

sau khi Ban hành các Văn bản Pháp lý của Nhà nước,

việc đầu tiên cần phải làm là làm sao để Người Nộp Thuế đi làm Tờ Khai Thuế với CQQLNN,
và tiếp theo là chế tài để thu được số tiền thuế phải nộp của Người Nộp Thuế