Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
9/5/10
1.812
3.817
113
Đất và hộ khẩu

30/08/2010 0:48


Cho người khác nhập chung vào hộ khẩu, khi chuyển nhượng đất thường gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng này khá phổ biến nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn xử lý, đặt người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Ông Nguyễn Văn Hoàng mua thửa đất ở phường Trường Thạnh (Q.9, TP.HCM) diện tích 4.300m[SUP]2[/SUP] vào năm 1997. Lúc này, mọi thủ tục về giao dịch chuyển nhượng đất đều phải áp dụng theo Luật Đất đai 1993. Theo luật, việc cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp (gồm đất vườn, đất ruộng và các loại đất dành cho sản xuất nông nghiệp) đều được cấp theo hộ. Vì vậy, sổ đỏ cấp cho ông Hoàng cũng được ghi “cấp cho hộ”.
Điều oái oăm là trước khi được cấp sổ đỏ, ông Hoàng cho một số người nhập khẩu chung vào hộ của ông và rắc rối xảy ra khi đầu năm 2010, ông làm thủ tục chuyển nhượng mảnh đất cho một người khác. Tại cơ quan có thẩm quyền, ông được giải thích rằng, nếu muốn chuyển nhượng đất, cần phải có sự chấp thuận của tất cả các thành viên có tên trong hộ khẩu. Lúc này ông Hoàng mới hay mình không được toàn quyền quyết định việc sang nhượng, trái lại chính quy định nói trên đã làm khổ ông vì 2 người có tên trong hộ khẩu không chịu ký bán mảnh đất đó.
Qua tìm hiểu, được biết trường hợp của ông Hoàng không phải là cá biệt. Có rất nhiều người lâm vào bi kịch tương tự. Những trường hợp này chủ yếu tập trung tại các khu vực quận, huyện ngoại thành TP.HCM, nhất là các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh, khi giá đất tăng lên, việc yêu cầu người có chung tên trong hộ khẩu đồng ý ký bán hay không đều “phải có điều kiện”. Và những tranh chấp kiểu này đã khiến không ít người dân có đất “đi vào ngõ cụt”, nếu không đáp ứng những “điều kiện” có khi rất khắt khe do người đứng tên chung trong sổ hộ khẩu đưa ra.
Ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất TP.HCM, khi tiếp xúc với người viết, cho rằng: “Việc Luật Đất đai 1993 trước đây và kể cả Luật Đất đai 2003 mà chúng ta đang áp dụng, quy định khi chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp cần phải có sự chấp thuận của tất cả mọi người, từ 18 tuổi trở lên, trong hộ gia đình là nhằm bảo vệ quyền lợi sinh sống của các thành viên trong gia đình đó. Ý của người làm luật là muốn ngăn chặn những trường hợp người đứng tên trong sổ đỏ, vì có một nhu cầu nào đó mà tự ý đem đất nông nghiệp đi bán hoặc thế chấp, sẽ khiến cho các thành viên trong gia đình mất phương sinh kế”.
Tuy nhiên, ông Liên cũng thừa nhận rằng trong thực tế, có nhiều trường hợp khi trong gia đình “cơm không lành, canh không ngọt” hoặc cũng có trường hợp cho con cháu, dâu rể, người bà con, bạn bè… nhập chung vào hộ khẩu, lúc giá đất tăng đã nảy sinh những tranh chấp rắc rối, mà đến nay vẫn chưa có nghị định hoặc thông tư nào hướng dẫn cách xử lý.
Tất nhiên khi chưa giải quyết xong những rắc rối, các thành viên trong hộ chưa chấp thuận ký cho chuyển nhượng, các công chứng viên cũng chỉ biết lắc đầu từ chối.

>>> ai có "chơi" đất đất ruộng mới thấy cái ưu việt của hộ khẩu, vì thế Nghị định 71 lại dính vào cái hộ khẩu nữa.
 
Hạng D
11/5/09
1.048
3.008
143
Bữa trước có thớt nói về cái vụ hộ khẩu này trong Nghị địng 71 em cũng thấy đúng là rách việc quá. Cái vụ đất nông nghiệp cho hộ gia định thì đúng là có từ lâu rồi, khi giao dịch thì tất cả người trong hộ gia đình phải đồng ý, nhưng hình như mọi người ít để ý đến. Giờ phải cẩn thận cái vụ bảo lãnh cho nhập hô khẩu mới được.
 
Status
Không mở trả lời sau này.