Dầu gốc khoáng. Vậy dầu gốc khoáng là gì ? chúng có ưu nhược điểm như thế nào? Hiện tại còn được thị trường sử dụng hay ko?

Quay lại dòng chảy lịch sử của dầu nhớt, như chúng ta đã biết Năm 1870 ở Creem (Nga), tại nhà máy Xakhanxkiđơ bắt đầu chế tạo được dầu nhớt từ dầu mỏ, nhưng chất lượng thấp. Nhà bác học người Nga nổi tiếng D.I.Mendeleev chính là một trong những người chú ý đầu tiên đến vấn đề dùng mazut để chế tạo ra dầu nhớt .

Và trước khi đạt đến những công nghệ, sản phẩm đỉnh cao như những dòng tổng hợp toàn phần như hiện nay, dầu nhớt cũng phải trải qua thời kì sơ khai, chất lượng thấp như hình bạn thấy:

Dầu gốc khoáng là gì? Có nên sử dụng dầu gốc khoáng?

Các phân đoạn chưng cất ra dầu nhớt
Và bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về những dòng sản phẩm sơ chế đầu tiên của dầu nhớt. Đó chính là: Dầu gốc khoáng. Vậy dầu gốc khoáng là gì ? chúng có ưu nhược điểm như thế nào? Hiện tại còn được thị trường sử dụng hay ko ? … Tất cả câu hỏi đó sẽ được làm rõ và mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích:

Dầu nhớt gốc khoáng là gì? Thông số chất lượng như thế nào?

Dầu nhớt gốc khoáng (hay gọi tắt là dầu gốc khoáng) là sản phẩm được chưng cất từ cặn mazut và gudron – vốn khai thác từ các nguồn hoá thạch. Loại dầu thô này được lấy lên từ lòng đất và được tinh lọc qua nhiều bước để loại bỏ các tạp chất. Sau đó, nó được trộn lẫn với nhiều hoá chất khác (phụ gia) trước khi có mặt trên các quầy bán lẻ dành cho người dùng.

Viện Dầu khí Mỹ (API) phân loại dầu gốc thành năm loại (API 1509, Phụ lục E). Ba nhóm đầu tiên được tinh chế từ dầu thô. Nhóm IV là dầu tổng hợp toàn phần – Full Synthetic (polyalphaolefin). Nhóm V bao gồm tất cả các loại dầu gốc khác không nằm trong Nhóm I đến IV.

Dầu gốc khoáng là gì? Có nên sử dụng dầu gốc khoáng?

Sự phân nhóm dầu nhớt gốc của tổ chức API

Như hình trên bạn sẽ thấy dầu động cơ nói chung được chia làm 5 nhóm khác nhau, dầu gốc khoáng (tên tiếng Anh là Mineral Oil) nằm ở 3 nhóm đầu tiên. Với thông số chất lượng thấp, chúng ta có thể thấy độ tinh khiết cũng như thuộc tính hoạt động kém hơn nhóm 4 và 5.

Hãy cùng phân tích sơ qua thông số kĩ thuật của từng nhóm, để thấy rõ hơn điều đó:

Nhóm I


Dầu gốc Nhóm I có độ bão hòa < 90%, hàm lượng lưu huỳnh > 0,03% và chỉ độ nhớt (viscosity-index) dao động từ 80 đến 120, khoảng nhiệt độ hoạt động từ 0 – 65oC. Dầu gốc Nhóm I thu được qua quá trình trích tách dung môi dung môi (solvent-refined) – quá trình xử lý đơn giản nhất. Đây là lý do dầu gốc Nhóm I là loại dầu gốc giá rẻ nhất trên thị trường.

Nhóm II

Dầu dốc Nhóm 2 có độ bão hòa > 90%, hàm lượng lưu huỳnh < 0,03% và chỉ độ nhớt dao động từ 80 đến 120, được sản xuất bằng phương pháp hydro-cracking – quá trình xử lý phức tạp hơn dầu gốc Nhóm I. Vì tất cả các phân tử hydrocacbon đều ở trạng thái bão hòa nên dầu gốc Nhóm II có đặc tính chống oxy hóa tốt hơn, màu trong hơn và giá cao hơn. Tuy nhiên, dầu gốc Nhóm II đang dần trở nên rất phổ biến trên thị trường hiện và mức giá đang hạ rất gần với dầu gốc Nhóm I

Nhóm III

Dầu dốc Nhóm 2 có độ bão hòa > 90%, hàm lượng lưu huỳnh < 0,03% và có chỉ số độ nhớt cao hơn 120. Nhóm dầu này được tinh chế sâu hơn dầu gốc Nhóm II, bằng quá trình hydro-cracking sâu (áp suất và nhiệt độ cao hơn). Quá trình này được thiết kế để dầu gốc đạt được độ tinh khiết cao hơn. Do trải qua quá trình xử lý phức tạp và có độ tinh khiết cao, dầu gốc Nhóm III đôi khi cũng được xếp vào nhóm hydrocarbon tổng hợp mặc dù có nguồn gốc dầu mỏ. Cùng với sự phát triển của công nghệ xử lý, dầu gốc Nhóm III cũng đang dần trở nên phổ biến hơn.

Nhóm IV

Nhóm dầu gốc IV là các polyalphaolefins (PAOs). Loại dầu gốc này được sản xuất bằng quá trình tổng hợp. Dầu gốc Nhóm IV có phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng hơn nhiều và thích hợp cho các ứng dụng trong điều kiện cực lạnh và nhiệt độ cao.

Nhóm V

Các loại dầu gốc còn lại không thuộc 4 nhóm trên được phân loại vào Nhóm V, bao gồm silicone, ester phosphate, polyalkylen glycol (PAG), polyolester, dầu sinh học, .v.v. Những loại dầu gốc được trộn chung với các dầu gốc khác để tăng cường các thuộc tính của dầu. Este là là loại dầu Nhóm V thường được sử dụng trong công thức dầu nhớt khác nhau để cải thiện các tính chất của dầu gốc. Dầu este chịu được nhiệt độ và cung cấp khả năng tẩy rửa cao hơn dầu gốc PAO, từ đó có thể tăng tuổi thọ và kéo dài chu kỳ thay dầu.

Đến đây ta có thể rút ra được kết luận về ưu và nhược điểm của dầu gốc khoáng như sau:

Dầu gốc khoáng là gì? Có nên sử dụng dầu gốc khoáng?

Ưu điểm:

Công nghệ chưng cất đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, dẫn đến giá thành rẻ nhất trong các loại dầu nhớt bôi trơn. Dầu gốc khoáng phù hợp cho những người thu nhập thấp, hoặc những phương tiện đã cũ nát, động cơ không cần sử dụng đến các loại nhớt cao cấp.

Nhược điểm:

Dầu gốc khoáng là gì? Có nên sử dụng dầu gốc khoáng?

Phần lớn dầu gốc khoáng được chế biến từ dầu thô một hỗn hợp các phân tử hy-drô các-bon có hình dạng, kích thước và tính chất lý hóa không đồng nhất nên tính năng bôi trơn không ổn định, đặc biệt trong những điều kiện nhiệt độ quá thấp hoặc qua cao. Mặt khác, các chuyên gia về dẩu mỏ cũng phải công nhận là không thể có cách tuyệt đối nào có thể loại bỏ hết các chất không tan như paraffin, sáp, silicon, đất… những tạp chất có nguồn gốc từ tự nhiên. Do đó trong quá trình vận hành, những tạp chất này sẽ tạo thành cặn đóng trong động cơ. Những chất cặn bã này theo thời gian sẽ làm dầu bôi trơn kém hơn, xe của bạn sẽ mau nóng máy, từ đó xuống cấp nhanh hơn.

Nhược điểm của dầu nhớt gốc khoáng là không loại bỏ được hết tạp chất từ tự nhiên

Vậy nếu vẫn quyết định mua dầu nhớt gốc khoáng, thì bạn đã biết cách chọn lựa chưa? Có một chút kinh nghiệm nhận biết trên vỏ chai bạn nên biết để lựa dầu như sau:

- In trên bao bì là Semi-Synthetic hay chỉ in là Synthetic thì đó là nhớt bán tổng hợp.

- In là Full Synthetic thì đó là nhớt tổng hợp toàn phần

- Không ghi gì hết thì đó là nhớt khoáng thường

Cách nhận biết như trên hầu hết các hãng khác đều ghi như vậy. Các bạn hãy chú ý để mua được loại ưng ý nhất nhé.

Kết luận:

Dầu gốc khoáng là gì? Có nên sử dụng dầu gốc khoáng?

Giữa hai nhóm này, nhóm III là loại dầu gốc khoáng nhưng được tinh lọc rất nhiều lần trong khi nhóm IV là dầu có nguồn gốc tổng hợp – như khí ga tự nhiên (hoặc thường được biết đến là từ nguồn PAO: Polyalphaolefin). Tuy nhiên, đứng ở góc độ hiệu quả sử dụng, dầu nhóm III và nhóm IV gần như tương đồng, theo các chuyên gia, ngay cả khi sử dụng các công cụ phân tích khoa học, sự khác biệt giữa hai loại dầu này là “rất khó nhận biết” nên nhìn chung người dùng không cần lo lắng, bạn có thể mua loại nào cũng được, tùy vào khả năng tài chính của mỗi người.

Như vậy, có thể nói rằng giờ đây, khi công nghệ chưng cất và chất lượng các chất phụ gia đều rất tốt, thì dầu nhớt gốc khoáng là sự lựa chọn không hề tồi cho xe của bạn, vì nó rẻ và chất lượng cũng không thua kém. Nhưng nếu bạn có điều kiện, thì chúng tôi vẫn khuyến khích bạn sử dụng dầu nhớt Full Synthetic để đảm bảo độ bền và hiệu năng tốt nhất cho động cơ.

Nguồn: Sưu Tầm​
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
15/5/14
3.116
2.023
113
Bay Area ,Norh California, USA
Thời nay xe mới cứ nhớt tổng hợp mà phang tới.Thành phần phụ gia bảo vệ động cơ của nhớt thông thường từ gốc dầu khoáng không bao giơ bằng nhớt tổng hợp cả
 
Hạng C
6/8/17
929
784
103
bốn bể
gốc khoáng mà dùng, đừng dại dây vào mấy cái thứ tổng hợp, mấy ông bán dầu tổng hợp làm PR ghê lắm
 
đội bán hàng nó chém thì kinh rồi, ko đáng tin lắm đâu
Trên các trai nhớt điều có in các chủng loại và tiêu chuẩn bạn cứ dựa vào đó mà kiểm tra nhé. Cái quan trọng nhất bạn cần nắm là tiêu chuẩn API của Hoa Kỳ nhé. nếu là nhớt rởm thì khi bạn tra trên trang của API nó sẽ không hiện ra nhé.