- Status
- Không mở trả lời sau này.
Cái này thì em biết vì em ngụp lặn trong cái biển công nghệ này cũng được cỡ 15 năm rồi. Các bác có số má như Đức Tài, Văn Trọng bên Thế Giới Di Động càng biết hơn. Các bác ấy từng phát biểu công khai: Thành công của TGDĐ, dienmay... không có gì khác chính nhờ 3 yếu tố: Vốn + Công nghệ quản lý + Tốc độ bành trướng.
Nhưng theo kinh nghiệm của em thì cái gì cũng có 2 mặt, tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy không ai rập khuôn giống hệt ai được, muốn áp dụng công nghệ phải có hiểu biết, áp dụng bừa chỉ có chết. Mỗi doanh nghiệp có quy trình riêng, mô hình riêng, đem một hệ thống ERP tiền tỷ bên trời Tây về lọ mọ bắt doanh nghiệp trong nước chạy theo thì rủi ro cực lớn, không khác gì chiếc váy Paris dùng cho cô dâu Mường Tè, chỉnh sửa kiểu gì vẫn ngã dập mặt. Nhìn nhiều doanh nghiệp khao khát bỏ tiền tỷ áp dụng công nghệ nhưng bị rối loạn rồi chuốc thất bại những năm qua thấy thương doanh nghiệp Việt Nam không chịu được. Nóng vội, hấp tấp, chưa làm thử đã làm thật... là các nguyên nhân chủ yếu.
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, TPP cận kề, không áp dụng công nghệ thì chỉ có húp cháo, không cạnh tranh được. Nhưng muốn áp dụng công nghệ như bác chủ thớt phát động thì em chốt lại (từ bài học xương máu doanh nghiệp của em và anh em bạn bè nhà em):
- Doanh nghiệp đã phải vững, quy trình đã phải ngon, áp dụng công nghệ vào là để giữ vững vị thế hiện tại và cạnh tranh bứt phá chứ công nghệ không phải là liều thuốc thần biến những doanh nghiệp non nớt thành người khổng lồ sau một đêm như quảng cáo.
- Phải chạy thử từng bước, từng mảng, thành công mới trả tiền rồi áp dụng thật, sau đó mới làm tiếp qua mảng khác.
- Thà đầu tư một đội ngũ công nghệ inhouse suốt đời, dù hệ thống đơn sơ nhưng mình tự kiểm soát được như Thế Giới Di Động còn hơn lệ thuộc một đối tác cung cấp giải pháp "đồ sộ" nhưng vô dụng, rối loạn, tiền mất tật mang.
- Đối tác cung cấp giải pháp phải đang sử dụng chính giải pháp ấy cho doanh nghiệp của họ, ít nhất là để quản lý nhân sự hay khách hàng.
- Cử người nghiên cứu thật kỹ, tận mắt chứng kiến những tấm gương điển hình thành công đã áp dụng giải pháp mà đối tác cung cấp, không quá tin vào lời quảng cáo và hồ sơ nhà cung cấp. Nếu nhà cung cấp không đủ tự tin, kiếm lý do các điển hình thành công không muốn cho người khác tham quan học hỏi vì sợ lộ thông tin doanh nghiệp thì nên byebye ngay lập tức, tìm giải pháp khác.
Lý tưởng nhất là chọn được đối tác đã từng làm sản xuất, thương mại, dịch vụ, hiểu biết sâu sắc nghiệp vụ doanh nghiệp, đã từng đi tìm giải pháp công nghệ nay chuyển sang cung cấp chính giải pháp công nghệ mà mình đã tìm được và áp dụng thành công.
Nhưng theo kinh nghiệm của em thì cái gì cũng có 2 mặt, tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy không ai rập khuôn giống hệt ai được, muốn áp dụng công nghệ phải có hiểu biết, áp dụng bừa chỉ có chết. Mỗi doanh nghiệp có quy trình riêng, mô hình riêng, đem một hệ thống ERP tiền tỷ bên trời Tây về lọ mọ bắt doanh nghiệp trong nước chạy theo thì rủi ro cực lớn, không khác gì chiếc váy Paris dùng cho cô dâu Mường Tè, chỉnh sửa kiểu gì vẫn ngã dập mặt. Nhìn nhiều doanh nghiệp khao khát bỏ tiền tỷ áp dụng công nghệ nhưng bị rối loạn rồi chuốc thất bại những năm qua thấy thương doanh nghiệp Việt Nam không chịu được. Nóng vội, hấp tấp, chưa làm thử đã làm thật... là các nguyên nhân chủ yếu.
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, TPP cận kề, không áp dụng công nghệ thì chỉ có húp cháo, không cạnh tranh được. Nhưng muốn áp dụng công nghệ như bác chủ thớt phát động thì em chốt lại (từ bài học xương máu doanh nghiệp của em và anh em bạn bè nhà em):
- Doanh nghiệp đã phải vững, quy trình đã phải ngon, áp dụng công nghệ vào là để giữ vững vị thế hiện tại và cạnh tranh bứt phá chứ công nghệ không phải là liều thuốc thần biến những doanh nghiệp non nớt thành người khổng lồ sau một đêm như quảng cáo.
- Phải chạy thử từng bước, từng mảng, thành công mới trả tiền rồi áp dụng thật, sau đó mới làm tiếp qua mảng khác.
- Thà đầu tư một đội ngũ công nghệ inhouse suốt đời, dù hệ thống đơn sơ nhưng mình tự kiểm soát được như Thế Giới Di Động còn hơn lệ thuộc một đối tác cung cấp giải pháp "đồ sộ" nhưng vô dụng, rối loạn, tiền mất tật mang.
- Đối tác cung cấp giải pháp phải đang sử dụng chính giải pháp ấy cho doanh nghiệp của họ, ít nhất là để quản lý nhân sự hay khách hàng.
- Cử người nghiên cứu thật kỹ, tận mắt chứng kiến những tấm gương điển hình thành công đã áp dụng giải pháp mà đối tác cung cấp, không quá tin vào lời quảng cáo và hồ sơ nhà cung cấp. Nếu nhà cung cấp không đủ tự tin, kiếm lý do các điển hình thành công không muốn cho người khác tham quan học hỏi vì sợ lộ thông tin doanh nghiệp thì nên byebye ngay lập tức, tìm giải pháp khác.
Lý tưởng nhất là chọn được đối tác đã từng làm sản xuất, thương mại, dịch vụ, hiểu biết sâu sắc nghiệp vụ doanh nghiệp, đã từng đi tìm giải pháp công nghệ nay chuyển sang cung cấp chính giải pháp công nghệ mà mình đã tìm được và áp dụng thành công.
- Status
- Không mở trả lời sau này.