Hạng B2
14/3/07
467
4
0
51
Cuộc đối thoại mới đây giữa các nhà sản xuất ô tô nội và Bộ Công Thương đã không mang lại bức tranh sáng sủa gì cho ngành công nghiệp ô tô èo uột của Việt Nam.

Cái người Việt cần là những khuyến nghị để phát triển sản xuất ô tô trong nước, nhưng các doanh nghiệp liên doanh chỉ lặp lại cảnh báo về sức ép với thị trường trong nước khi mốc thực hiện cam kết tự do thương mại AFTA đến vào năm 2018.

10 năm để đua nước rút

“Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn motorization (quá trình ô tô trở nên phổ cập với tỷ lệ sở hữu trên 50 xe/1000 người) vào năm 2020-2025” – ông Ngô Văn Trụ, Vụ phó Vụ công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho hay. Cùng với mức thu nhập cá nhân tăng lên, sức mua xe hơi của người Việt từ năm 2020 sẽ được cải thiện đáng kể.

Nếu vẫn tiếp tục sản xuất èo uột như hiện nay, cung xe hơi trong nước khó có thể đáp ứng được lượng cầu tăng cao. Trong khi đó, mốc thực hiện cam kết AFTA chỉ còn 10 năm, trước khi các loại xe giá rẻ với thuế suất 0% của các nước láng giềng Thái Lan, Malaysia tràn vào thị trường Việt Nam. Chính sách mới về ô tô năm 2004 của Chính phủ đã dự báo số lượng bán ô tô hàng năm sẽ đạt được khoảng 239 nghìn chiếc vào năm 2010, tương ứng năng lực sản xuất ô tô phải lên thêm 153 nghìn xe. Tuy nhiên, nếu việc mở rộng thị trường được thực hiện đúng dự đoán, sản lượng ô tô cũng có thể không phát triển cùng tốc độ. Sở dĩ có điều này bởi bốn nước Asean khác có sản xuất ô tô đã từng bước đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô nước mình để hưởng lợi thế CEPT bằng 0% vào năm 2010.

“Trừ phi Việt Nam có thể sản xuất ô tô có khả năng cạnh tranh trước thời điểm đó, nếu không việc mở rộng thị trường ô tô trong nước có thể sẽ bắt nguồn từ lượng xe nhập khẩu”- ông Hiroyuki Nakamura, trưởng văn phòng đại diện châu Á, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) cảnh báo.

Lo ngại lớn đặt ra là khi thuế suất giữa các nước trong khu vực bằng 0% cộng thêm nhu cầu xe tăng cao trong cả nước, xe nội sẽ biến mất bởi sự thống trị thị trường của xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước khu vực.

“So sánh với các nước sản xuất ô tô lớn khác sản lượng và số xe bán ra trong nước là rất nhỏ”- ông Hiroyuki Nakamura cho biết. Đánh mất lợi thế về quy mô, thị trường xe nội cũng mất luôn khả năng cạnh tranh về chi phí và giá thành. Chẳng hạn, tại Nhật Bản các linh kiện ô tô cũng yêu cầu số lượng sản xuất từ 300 nghìn tới 1 triệu xe/năm để có được lợi thế về quy mô. Điều đáng nói là không có linh kiện nào của ô tô có số lượng sản xuất đủ lớn ở Việt Nam, tất yếu không thể cạnh tranh về chi phí.


Bao giờ người Việt trung lưu mới có thể sở hữu một chiếc xe riêng? (ảnh: M.Thu)

Ông Ngô Văn Trụ thì đưa ra ba tình huống có thể xảy ra: Không có sản xuất nội địa, toàn bộ thị trường là xe nhập khẩu hoặc 80% thị trường là xe sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hóa là 40% hoặc 80%. “Nếu không phát triển được công nghiệp ô tô, Việt Nam sẽ phải gánh mức thâm hụt thương mại khổng lồ”- ông Trụ nhấn mạnh và đặt ra câu hỏi “Việt Nam sẽ phải xuất khẩu loại hàng hóa gì để có thể nhập khẩu 12 tỷ USD ô tô thỏa mãn nhu cầu trong nước vào năm 2025?”

Tăng thách thức và thêm đòi hỏi?

Đưa ra một vài khuyến nghị để phát triển lắp ráp xe nội, song yêu cầu nhiều nhất từ các doanh nghiệp liên doanh lại chỉ là… giảm thuế. Với khẩu hiệu “Vì sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) yêu cầu Chính phủ thực hiện các chính sách phù hợp cho ô tô, đặc biệt là giảm thuế để tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hiệp hội này cũng đưa ra phàn nàn về sự thay đổi đột ngột của các chính sách gần đây như bãi bỏ việc cấm xe nhập khẩu đã qua sử dụng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu. Theo ông Hiroyuki Nakamura, trưởng văn phòng đại diện châu Á, JAMA: “Để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, chính sách phù hợp là cần thiết. Những chính sách vừa qua của Chính phủ đã có ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà cung cấp linh kiện và đại lý. Chúng tôi đề nghị Chính phủ nên đối thoại thêm với các nhà sản xuất ô tô Nhật khi dự thảo về các chính sách cho ngành ô tô phục vụ cho việc tăng cường môi trường kinh doanh”.

Ông Hiroyuki cho hay, JAMA trước đây đã điều tra khảo sát về những quan ngại đối với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Theo thông tin, thuế TTĐB lần này sẽ tăng trong khoảng 15% và 50%. “Việc tăng thêm thuế TTĐB lên khoảng 40% sẽ làm giảm tốc độ mở rộng thị trường, hơn nữa sự thay đổi chính sách đột ngột này cũng sẽ làm giảm việc thúc đẩy đầu tư”- chuyên gia này nhận định.

Cũng theo JAMA, việc tăng thuế trước bạ là tạm thời, nhưng về lâu dài sẽ làm giảm sức cạnh tranh của thị trường. Ngoài ra, quy định về giấy phép nhập khẩu tự động cho xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ làm các thủ tục nhâp khẩu trở nên phức tạp và kéo dài thời gian vận chuyển. Rất có thể hạn ngạch sẽ được áp dụng trở lại thông qua hình thức giấy phép tự động này, dẫn tới vi phạm các quy định của WTO. JAMA đề xuất Việt Nam nhập khẩu các linh kiện chính ô tô từ Nhật Bản với mức thuế suất thấp hoặc bằng 0, cho tới khi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đạt được quy mô sản xuất nhất định. Cũng theo JAMA, Chính phủ cần lựa chọn chiến lược thích hợp nào cho tương lai ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Từ trước tới nay, doanh nghiệp con tại Việt Nam vẫn luôn nhập khẩu linh kiện từ các nước mẹ. Nếu cộng thêm với khuyến nghị này từ phía Nhật Bản, trong 10 năm tới công nghiệp phụ trợ không những không phát triển mà rất có thể sẽ rơi trở về vạch xuất phát.

Người tiêu dùng Việt Nam không thể không nhớ lại cam kết về tỷ lệ nội địa hóa khi các doanh nghiệp liên doanh bước chân vào Việt Nam, cũng như những ưu đãi tuyệt đối từ phía chính phủ đã không nhận được sự trả ơn xứng đáng. Sức ép đối với xe nội là có thật và không phải bây giờ mới có, song nếu tiếp tục chính sách bảo hộ nội địa hóa theo những yêu cầu trên, liệu sai lầm cũ có lặp lại?

Nguồn: Việt báo
 
Guest
18/12/07
174
60
28
Thanh pho Ho Chi Minh
RE: Đầy căng thẳng!

sao mỗi lần nghe đến mấy vấn đề này , em lại thấy nãn ... không biết nói gì nữa, vì có nói hoài thì nó cũng vậy.. cứ rút kinh nghiệm rùi tiếp tục rút kinh nghiệm....... bảo hộ bao nhiêu năm nay, cho đến bây giờ chẳng được gì - cứ hô hào nào là nghành công nghiệp otô Việt Nam nghe mắc nhục., chỉ toàn lắp với ráp !!! càng nghĩ càng chán nãn...
 
Hạng D
1/12/06
1.016
11
38
61
RE: Đầy căng thẳng!

Kinh nghiệm còn đâu nữa mà rút!Bây giờ là rút...ruột dân!:D
Trích đoạn: VUKATA

sao mỗi lần nghe đến mấy vấn đề này , em lại thấy nãn ... không biết nói gì nữa, vì có nói hoài thì nó cũng vậy.. cứ rút kinh nghiệm rùi tiếp tục rút kinh nghiệm....... bảo hộ bao nhiêu năm nay, cho đến bây giờ chẳng được gì - cứ hô hào nào là nghành công nghiệp otô Việt Nam nghe mắc nhục., chỉ toàn lắp với ráp !!! càng nghĩ càng chán nãn...
 
Hạng C
17/8/08
620
295
63
HCMC
RE: Đầy căng thẳng!

Hic, đúng là cay đắng thật, nhưng nhìn đi phải nhìn lại các bác ạ, nếu tình hình đường sá hiện nay của VN cứ ko phát triển, nhà nước thúc đầy ngành công nghiệp ôtô sẽ lãnh hậu quả ngay. Dân mình chịu mua xe mắc thì quả là ko công bằng, nhưng nếu xe rẻ thì...chạy ở đâu đây các bác?
 
VIP
22/5/05
1.145
2
38
Hà Nội.
RE: Đầy căng thẳng!

Theo quan điểm của em, với năng lực hiện tại của nền công nghiệp nước nhà, việc tự phát triển công nghiệp ô tô VN là điều không tưởng. Đã là muộn để chúng ta bắt đầu cho việc đó. Lối ra <có lẽ là duy nhất> cho nền công nghiệp ô tô VN hiện nay là mở rộng liên kết giữa các nhà sản xuất nội địa với các hãng xe thành công trên thế giới.
Đối với dòng xe thương mại <truck hay xe khách hạng bình dân>: có cơ hội để nội địa hóa với tỉ lệ cao trong khi những phần chính như động cơ, hệ thống truyền lực <côn, số, cầu...> vẫn sử dụng của những hãng danh tiếng. Chúng ta có cơ hội để đóng dấu thương hiệu của mình lên những chiếc xe như thế này.
Với dòng xe du lịch: Chúng ta buộc phải tạm thời nhường sân cho các doanh nghiệp NN <tạm đến bao giờ thì đó lại là một câu chuyện dài, chưa bàn đến ở đây vội>. Nhưng vẫn có thể chia sẻ lợi nhuận bằng cách tăng cường phát triển công nghiệp phụ trợ <dù các doanh nghiệp này cũng ở dạng liên kết>, phát triển năng lực của các nhà máy lắp ráp. Tóm lại là, phải để các doanh nghiệp lắp ráp liên doanh phát triển.

Nếu không?
Đối với các doanh nghiệp NN, việc đặt nhà máy tại đâu không quá quan trọng và gần như không ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Quan trọng là thị phần của mỗi thị trường. Việc giải phóng sức mua cho thị trường ô tô là tất yếu. Nếu phát triển sai hướng sẽ chỉ khiến các doanh nghiệp sản xuất/lắp ráp ô tô trong nước chết yểu và do vậy nhà nước mất nguồn thu, người lao động không có việc làm. Lợi nhuận vẫn về tay các nhà sản xuất NN.

Làm gì?
Chúng ta vẫn nói nhiều đến việc bảo hộ công nghiệp ô tô VN sau hơn chục năm mà nền công nghiệp này vẫn không phát triển. Các nhà sản xuất trong nước cũng như các doanh nghiệp liên doanh không thực hiện đúng cam kết của mình về lộ trình nội địa hóa - đó là một sự bảo hộ sai lầm.
Chúng ta đều biết, muốn đầu tư lớn, điều quan trọng nhất là sản lượng. Điều quan trọng thứ nhì là sự ổn định/nhất quán về chính sách.
1. Đối với vấn đề sản lượng, thị trường ô tô VN chưa bao giờ thoát ra khỏi hai chữ "tiềm năng", chưa bao giờ nó trở thành một thị trường đủ lớn để khiến người ta có thể đầu tư một nhà máy sản xuất qui mô vào hoạt động. Tất cả chỉ mới dừng ở qui mô nhỏ, thu vốn nhanh, linh hoạt trong hoạt động sản xuất.
2. Với các chính sách, các bác thừa biết mức độ nhất quán của các chính sách đối với ô tô ở VN. Xe tăng giá, xe xuống giá; thị trường đóng băng, thị trường bùng nổ - tất cả chỉ trong vòng vài tháng đến hơn 1 năm. Trong khi tầm nhìn đối với ngành ô tô cần ít nhất là 5 năm cho một dự án đầu tư qui mô vừa.

Tóm lại, nền công nghiệp ô tô Việt Nam, chúng ta vẫn nuôi "nó" như một đứa con suy dinh dưỡng. "Nó" vẫn sống tốt cho những công việc nhẹ nhàng. Việc có thích nghi được khi ra sân chơi lớn hay không? Điều đó phụ thuộc và cách chúng ta chăm sóc "nó" ngay từ bây giờ. 7 - 12 năm không phải là quá nhiều đối với một ngành công nghiệp như ô tô.
 
VIP
22/5/05
1.145
2
38
Hà Nội.
RE: Đầy căng thẳng!

Đường xá của mình đúng là chật hẹp, nhưng liệu đã vận hành hết 100% công suất? Vấn nạn kẹt xe chủ yếu xảy ra ở một số TP lớn, nơi tập trung quá đông dân số. Mà dân tập trung do không đủ tiền ... mua ô tô - phải ở gần để đi lại cho tiện.
Mình đầu tư khá lớn cho cơ sở hạ tầng giao thông nhưng nó đã thật sự hiệu quả? - Xe phải chạy thật nhiều thì chắc là người ta sẽ không dám làm ẩu như bây giờ.
:D
Trích đoạn: BlackJolie

Hic, đúng là cay đắng thật, nhưng nhìn đi phải nhìn lại các bác ạ, nếu tình hình đường sá hiện nay của VN cứ ko phát triển, nhà nước thúc đầy ngành công nghiệp ôtô sẽ lãnh hậu quả ngay. Dân mình chịu mua xe mắc thì quả là ko công bằng, nhưng nếu xe rẻ thì...chạy ở đâu đây các bác?
 
Hạng C
12/10/05
582
32
28
44
RE: Đầy căng thẳng!

em chán nghe những cuộc đối thoại này lắm - đối với một bộ phận lớn người dân Việt Nam dường như otô là một cái gì đó quá xa vời - lời nói đi đến hiện thực là một quá trình dài và lắm barie
 
VIP
22/5/05
1.145
2
38
Hà Nội.
RE: Đầy căng thẳng!

Cái hay thì luôn đến từ từ và bất chợt, có khi không xa vời lắm đâu bác.:D

Sổ xố đê!!!:D
 
Hạng C
28/12/05
834
6
0
47
HCM
RE: Đầy căng thẳng!

Em nói thật các bác cứ suy nghĩ nhá, theo em, kẹt xe không phải nguyên nhân chính do nhiều xe mà là do:
+ tốc độ luồn xe chậm, do trên đường vẫn còn những xe thô sơ, xe đẩy tay đi nghênh ngang làm cản trở các xe khác
+ giao cắt giữa các luồn xe - khi đèn đỏ nhưng vẫn cố trườn lên, thế là cài răng lược với xe trên luồn xanh ==> kẹt dây chuyền. Nhất là mấy chiếc xe buýt to xác chỉ cần gài răng lược với nhau thôi là xong
+ đào đường lung tung

Dẫn chứng:
+ ở HN, mặc dù xe cũng đông nhưng ít tắc, chỉ là chậm vì dù gì mà nói việc tuân thủ tín hiệu đèn tại các giao lộ, và ở HN cũng ít các xe thô sơ, xe đẩy tay v.v...
+ Ở TpHCM, rất nhiều xe đẩy tay, xe thô sơ cồng kềnh đi lẫn lộn, lung tung làm cản trở các xe khác. Tốc độ luồng xe rất thấp, khả năng giải phóng xe kém => kẹt
+ Mấy chiếc buýt hung thần chen lấn, gài qua gài lại => hết chổ chạy.
 
Tập Lái
3/11/07
12
0
0
51
RE: Đầy căng thẳng!

Kiểu này càng bàn rồi cố làm càng rối vì ngay bản thân các hãng cũng đâu có SX xe tại một nước mà chiếc xe được SX bởi 1 hãng từ nguồn linh kiện làm ở nhiều nước... Vậy thì tại sao không tiếp cận theo hướng Việt Nam tham gia khâu nào trong cái chuỗi giá trị toàn cầu của ngành SX xe hơi? Vô hình chung cách làm hiện nay cố tạo một nền CN xe hơi theo mô hình ABC, XYZ nào đó chả ai biết lại tạo điều kiện cho VN trở thành nước tiêu thụ xe hơi là khâu cuối cùng của quá trình SX còn LN và phát tirển ngành chả thấy đâu và người đi xe ôtô là nạn nhân mua xe giá cực đắt đồng thời có tội làm chảy máu ngoại tệ và tắc nghẽn giao thông?