Hạng D
16/11/09
2.027
720
113
Em đọc, và rất thích bài này, thích luôn các bình luận. Chỉ tiếc, nếu coi đây là thảo luận, thì sao lại chỉ trích người viết thay vì đưa ý kiến của mình ra? Bên cạnh các phẩm chất tốt, em thấy bài viết nói đúng hạn chế của người Việt mình - cái gì cũng học nửa vời.

http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/nguoi-viet-cuoi-nhieu-qua-2939814.html
Người Việt cười nhiều quá</h1>Mọi người thấy đứa trẻ bị bắt cóc thì phẫn nộ, nhưng khi thấy cháu bé được đoàn tụ, thủ phạm đáng thương, thì lại xót xa muốn tha thứ. Cảm xúc nhiều người cứ thay đổi như chong chóng, xoành xoạch 180 độ. Và họ luôn dễ dãi với nụ cười trên môi.</h2>Lời khai vô lý của cô gái bắt cóc trẻ sơ sinh
Tôi theo dõi vụ bắt cóc trẻ em mấy ngày qua ở Bệnh viện quận 7 (TP HCM), từ khi vụ việc xảy ra cho đến khi bắt được thủ phạm. Tôi thấy mọi người đều phấn khởi. Sau khi biết hoàn cảnh của thủ phạm, đại đa số ý kiến mọi người lập tức quên sạch cảm giác phẫn nộ mấy ngày trước.
Tất cả lập tức chuyển qua đề nghị tha thứ, thậm chí có người còn thông cảm đến mức muốn pháp luật bỏ qua để cho thủ phạm làm lại cuộc đời. Tôi cho đây là một tình huống điển hình thể hiện rất nhiều người Việt sống và hành động theo cảm xúc, chứ không theo lý trí và pháp luật.
Mọi người thấy đứa trẻ bị bắt cóc thì phẫn nộ. Đến khi thấy cháu bé được đoàn tụ, thủ phạm đáng thương, mọi người lại xót xa muốn tha thứ. Cảm xúc nhiều người cứ thay đổi như chong chóng, xoành xoạch 180 độ.
Từ khi biết hoàn cảnh của cô gái đến giờ, hiếm thấy ý kiến nào đề nghị pháp luật phải mạnh tay để răn đe những vụ việc tương tự có thể xảy ra. Ở một xã hội thượng tôn pháp luật, kể cả khi bị hại xin bãi nại, vụ bắt cóc trẻ em này chắc chắn sẽ bị trừng trị nghiêm khắc để răn đe tội phạm.
Thấy tội phạm có vẻ đáng thương, thế là ầm ầm đòi tha bổng thì làm sao có thể xây dựng một xã hội tuân theo pháp luật?
Một xã hội mà mọi cá nhân đều hành xử theo cảm tính thì sẽ là một xã hội yếu. Một xã hội mà mọi cá nhân đều ý thức hành xử theo luật pháp thì sẽ là một xã hội mạnh.
Ở các nước phát triển, có hệ thống pháp luật mạnh và chặt chẽ, làm gì có chuyện xin xỏ mong thông cảm? Tất cả, họ đều nói chuyện bằng kiến thức pháp luật. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, họ sẽ nói chuyện ở tòa án chứ không xin xỏ gì hết.
Đây cũng là một mặt yếu, rất yếu của người Việt và nó cũng là rào cản không nhỏ trên quá trình hội nhập và phát triển.
Tôi hiểu vị tha là điều tốt, nhưng giữa vị tha và vô nguyên tắc có ranh giới rất mong manh. Chính vì buông thả theo cảm xúc nên nó đẻ ra thêm tính tự sướng, thích được khen của người Việt.
Khi chúng ta được người nước ngoài khen là chăm chỉ, cần cù, thông minh, thân thiện, dũng cảm trong chiến tranh, vị tha cho kẻ thù sau chiến tranh, ý chí vượt khó... tôi thấy nhiều người Việt sướng tít cả mắt.
Đã bao giờ những vị thích tự sướng thắc mắc rằng: tại sao chúng ta hội tụ đủ những đức tính tốt như thế mà sao đất nước vẫn nghèo, vẫn đang lẹt đẹt ở nhóm dưới của thế giới hay chưa? Phải chăng chúng ta có thông minh, nhưng cũng chỉ ở một vài mặt và cũng không phải là quá xuất chúng.
Ngược dòng lịch sử, chữ viết của chúng ta từ chữ Hán Nôm, đến chữ quốc ngữ, cũng là đi mượn, hoặc do người ta sáng tạo ra cho chúng ta dùng. Chúng ta có chăm chỉ, cần cù, nhưng chưa đủ rộng khắp toàn xã hội.
Nếu muốn học tính cần cù, hãy quay sang học người Nhật và người Hàn Quốc trước khi tự khen mình. Nếu chúng ta muốn học tính nguyên tắc, kỷ luật, ý chí thì hãy học người Đức. Học về lý trí, thực tế thì hãy học người Mỹ.
Suốt cả chiều dài lịch sử đất nước, chúng ta chưa bao giờ từng là một quốc gia văn minh giàu mạnh. Điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn chưa thể chứng minh bằng kết quả.
Tôi thấy người Việt hiện giờ đang tự sướng với rất nhiều đức tính tuyệt hảo do tự mình khoác lên và sẽ rất khó chịu nếu bị bóc mẽ. Thực ra, người Việt có những đức tính tốt đó, nhưng chúng không đủ mạnh, đủ rộng để kéo bật dân tộc lên trong quá trình phát triển.
Mặt khác, khi các đức tính đó phát triển sang một thái cực khác nó sẽ trở thành có hại. Thí dụ như, vị tha biến thành vô nguyên tắc. Thân thiện trở thành dễ dãi. Thông minh trở thành khôn lỏi. Dũng cảm trở thành lì lợm. Chăm chỉ đến mức không còn sáng tạo.
Có thời kỳ đi đâu cũng nghe thấy tự sướng là được người nước ngoài khen người Việt thân thiện, nụ cười luôn trên môi. Tôi đã gặp nhiều người Việt quá dễ cười, không có gì đáng cười cũng cười, đúng là nụ cười luôn trên môi. Trong số đó có rất nhiều những nụ cười ngờ nghệch. Có gì đáng tự hào đâu?
Chúng ta hãy nhìn sang các nước phát triển có người dân nước nào thân thiện luôn nở nụ cười trên môi chưa? Nếu bạn làm vậy nhiều người ta sẽ tưởng bạn có vấn đề về thần kinh.
Tôi đã từng sống một thời gian ở London, New York, đã từng qua Tokyo, Seoul, Bắc Kinh và hầu hết Đông Nam Á. Tôi cũng đã nhiều lần đi dọc đất nước mình từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Không có dân nước nào mà lại cười nhiều như ở ta.
Đã đến lúc chúng ta phải giật mình xem lại một cách nghiêm túc. Hãy bớt huyễn hoặc, hãy thực tế hơn và học hỏi những đức tính tốt của các dân tộc khác. Có như vậy mới có thể tăng tốc phát triển đất nước, còn nếu không thì sẽ chỉ lẹt đẹt mãi ở nhóm cuối của thế giới mà thôi.

 
  • Like
Reactions: goal1512
Hạng D
27/6/13
2.441
1.206
113
Em thấy happy với tính cách việt nam. Được cười là mừng rồi. Mấy ông nội ngồi phân rồi tích nhiều quá. Ra làm cái gì đó đi. Nhìn vào mặt tích cực đi chứ cứ ngồi xoi hàng thì nhiều thứ để nói. Chẳng biết người viết đi được những đâu, e thấy ở đâu cũng vậy, khác cách thể hiện thôi.
 
Hạng D
18/3/07
1.605
477
83
54
cứ giữ quan điểm của mình đi, thấy người ta viết hay mà ngả theo cũng là tính xấu đấy :D
 
Hạng C
15/4/11
976
12
38
Street_Version nói:
cứ giữ quan điểm của mình đi, thấy người ta viết hay mà ngả theo cũng là tính xấu đấy :D
nhứt trí
 
Hạng D
11/5/11
3.419
5.584
113
Sài Gòn
SubaruLover nói:
Do lịch sử dân Việt phần đông thì hay ghét người Tàu.
Em thì không ghét người Tàu, chỉ ghét tụi Tàu Cộng + tay sai, mới mạnh lên có chút quyền lực thì múa may tùm lum.

Người Hoa trong kinh doanh làm ăn rất uy tín, nhất là xuất thân từ Hồng Kông.
Người Việt thì theo như bài báo hay mất uy tín, nhiều khi dẫn đến dối lừa.

Người Hoa đôi khi chỉ cần 1 cú điện thoại thì Container hàng có thể từ HK cập cảng trời Âu dễ dàng với đúng chất lượng đặt hàng mà không cần phải hợp đồng ký tá ứng tiền gì cả.
Người Việt xuất chuối khô, tôm khô, v.v... tới lần thứ 3 thì y như rằng có độn đồ đểu vào để tăng lợi nhuận, mà hợp đồng thì bắt phải ứng tiền trước mới chịu ship hàng, ... .

Câu chuyện được nghe từ chính ông anh trong nhà ngay tại khu chợ người Việt ở Quận 13, Paris vào một ngày tháng 1 năm 2005.