Chủ đề tương tự
Cuối tuần rồi em được học một thầy ở Hoàng Gia. Thầy bảo em khi đi ngang qua ngã 3, ngã 4 trước hết giảm tốc độ, bấm còi, quan sát hướng xe hai bên, đạp chân côn để chỉ chạy trớn, dễ bẻ cua. Sau khi bẻ cua rồi thì nhả côn từ từ đi tiếp.
Em thấy kỹ thuật này rất hữu ích. Mà cũng có thể do em mới tập lái, còn gà nên ông thầy mới hướng dẫn như thế. Không biết các bác đã dày dạn kinh nghiệm thì kỹ thuật đi qua ngã giao cắt ra sao.
Em thấy kỹ thuật này rất hữu ích. Mà cũng có thể do em mới tập lái, còn gà nên ông thầy mới hướng dẫn như thế. Không biết các bác đã dày dạn kinh nghiệm thì kỹ thuật đi qua ngã giao cắt ra sao.
Đến gần ngã tư thì bác rà thắng để giảm tốc độ và chân trái bác chỉ chạm vào côn thôi. Bác xài côn nhiều quá thì sẽ làm mau mòn côn lắm.
khongan2 nói:Hi các bác, vừa rồi em phải bổ túc cho mấy bác mới học lái về đi đường trường - Hì hì thầy có việc đột xuất vắng bảo em kèm giúp thôi - có cái đoạn đi qua ngã 3 ngã 4 có nên khuyên học viên cắt côn xong nếu không có vấn đề gì thì nhả côn đi tiếp không nhỉ, vì nhiều bác đi ghê ghê mặc dù em đã sẵn chân phanh phụ
Thầy em dạy khi đến ngã 4 thì trước hết là giảm tốc độ và dồn số, nếu trường hợp phải phanh gấp thì có thể về số tắt, tất nhiên là phải đạp côn - thầy không dạy cắt côn để dùng trớn khi qua ngã 4, dừng xe thì phải ra "mo"... Đó là thầy dạy bài bản hồi mới học lái, còn sau này khi đã quen rồi thì cứ tuỳ tình hình để mà xử lý thôi vì còn phụ thuộc tình hình xe cộ và thời gian chờ đèn...
Nhưng quan trọng nhất khi qua ngã 4 là phải quan sát cẩn thận và không được đi nhanh kể cả khi đang đèn xanh và đường thoáng rộng.
Em thì 1 chân cắt côn, còn chân kia chuyển sang chân phanh, nếu có tình huống gì thì rà phanh, không lại chuyển sang chân ga chạy tiếp.
BMW325Blackberry nói:Em thì 1 chân cắt côn, còn chân kia chuyển sang chân phanh, nếu có tình huống gì thì rà phanh, không lại chuyển sang chân ga chạy tiếp.
Bác làm vậy là giống với em đó hehe