Chuyên
16/6/22
633
544
93
Chuyên gia cho rằng để cởi trói cho bất động sản du lịch, cơ quan chức năng cần tháo gỡ vướng mắc pháp lý, các quy định pháp luật cụ thể.

Tại diễn đàn "Tháo gỡ điểm nghẽn về chính sách và nguồn vốn để nâng cao hiệu quả thị trường bất động sản" diễn ra ngày 13/9, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết thị trường bất động sản du lịch đang nổi lên và câu chuyện pháp lý lại được nhắc đến khi năm 2018, Thủ tướng đã có chỉ thị yêu cầu xây dựng khung pháp luật cho phân khúc này nhưng không thành.

"Mặc dù Luật Đất đai đang sửa và cũng đã có quan điểm sẽ giải quyết được điểm nghẽn pháp lý cho các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, thực tế sửa như thế nào và liệu có ra được khung pháp lý cho phân khúc này hay không lại là điều không dễ nói", ông đặt vấn đề.

Theo ông Võ, bất động sản nghỉ dưỡng quan trọng không kém nhà ở. Chính phủ đang cố gắng định hướng lại thị trường nhà ở khi tập trung vào phát triển phân khúc nhà ở giá thấp thì việc cân nhắc và xem xét đường hướng cho cả phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng cũng là điều không thể thiếu.

Tương tự, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Phó viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cũng cho rằng sau thời gian dài bị nén lại, bất động sản du lịch đang trở lại. Do đó, việc thảo luận chính sách về bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, đặc biệt là condotel rất có ý nghĩa.

Ông cho rằng hiện nay hệ thống luật đang có nhiều vấn đề như chồng chéo, các sửa đổi luật chỉ mang tính tháo gỡ, bổ sung, dẫn đến tính xung đột, tranh chấp trong hệ thống luật.

"Loại hình condotel chưa từng có ở Việt Nam, giống như đứa con lai, giữa nhà ở và khách sạn, đây lại là hình thức đầu tư tài chính. Câu chuyện tài sản này được vận động như thế nào, được chuyển nhượng, góp vốn để không gây ra xung đột. Việc này không quá khó và có thể thể giải quyết, tuy nhiên, khi vướng vào câu chuyện đầu cơ sẽ rất rắc rối...", ông nói.

Đề xuất gỡ pháp lý cho condotel khi sửa Luật Đất đai


Theo vị chuyên gia, gốc rễ vấn đề nằm ở các quan điểm về tài sản, sau đó là các luật liên quan đến tài sản. "Chúng ta đang có những biến chuyển rất nhanh, nhanh hơn so với biến chuyển của bộ máy. Do đó, cần phải học thêm kinh nghiệm từ nước ngoài", ông Thiên nói và nhấn mạnh vấn đề cần xử lý ở đây sao cho không chồng chéo và cần xây dựng luật nền tảng, cơ bản.

Theo ông Đặng Hùng Võ, phải kiến nghị sửa Luật Đất đai là bất động sản du lịch nghỉ dưỡng kiểu mới thì các nhà đầu tư được đầu tư vào và được cấp giấy chứng nhận phần các nhà đầu tư dự án đã chuyển nhượng cho các nhà đầu tư thứ cấp.

Ở góc độ doanh nghiệp chuyên đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng, ông Vũ Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn VNGroup cho rằng với mỗi dự án bất động sản, vấn đề quy hoạch rất quan trọng.

"Thực tế, ở mỗi tỉnh, địa phương đều có quy hoạch chung và riêng về đất đai. Tuy nhiên, nhiều địa phương do không quy hoạch kỹ và thiếu tư vấn dẫn tới triển khai một số dự án không phù hợp", ông nói và cho rằng cần phải quan tâm chú trọng nhiều hơn đến vấn đề quy hoạch cho loại hình bất động sản này.

Ngoài ra, liên quan đến tài chính, ngân hàng, lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng bất động sản du lịch đòi hỏi nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm vì thế, cơ quan quản lý nhà nước cần tháo gỡ một số bất cập để mỗi dự án đi vào vận hành thuận lợi.

"Đơn cử, về đón khách quốc tế cần đơn giản thủ tục trong vấn đề visa để đón khách nhiều hơn, lượng khách chất lượng và chi tiêu cao hơn", ông nêu quan điểm.

Theo ông Thành, liên quan đến đầu tư của doanh nghiệp thường nảy sinh nhiều vướng mắc bất cập, do đó mỗi địa phương, cơ quan quản lý cần xử lý, tháo gỡ cho doanh nghiệp một cách kịp thời. Đồng thời, mỗi địa phương, cơ quan quản lý cần cố gắng tối giản hơn về chính sách để hoạt động của doanh nghiệp không bị tắc nghẽn vì cơ chế, chính sách.
Xem thêm:
Theo Zing
 
  • Like
Reactions: Tommyteo