Hạng D
2/12/03
1.982
4.690
113
Vietnam
Bộ GTVT cho rằng, việc đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 8-10 làn xe là phù hợp với quy hoạch.

Nghiên cứu phương án nhà đầu tư trả chi phí GPMB


Bộ GTVT vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến đối với phương án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành thuộc dự án đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành lên 8 -10 làn xe, Bộ GTVT nói gì?

Một đoạn tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành.

Theo đó, Bộ GTVT thống nhất phạm vi đầu tư do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và VEC đề xuất là từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ Km 4+000 đến Km 25+920).

Bộ GTVT cũng thống nhất quy mô đầu tư do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và VEC đề xuất là đoạn từ Vành đai 2 đến Vành đai 3 có quy mô 8 làn xe; đoạn từ Vành đai 3 đến đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có quy mô 10 làn xe, cầu Long Thành mới có quy mô như cầu hiện tại.

"Quy mô đầu tư theo đề xuất nêu trên là phù hợp với quy hoạch mạng lưới đường bộ được duyệt", Bộ GTVT nêu ý kiến.

Về hình thức đầu tư, Bộ GTVT ủng hộ phương án VEC huy động 100% vốn thực hiện đầu tư mở rộng và tổ chức vận hành khai thác, thu phí hoàn vốn đoạn TP.HCM - Long Thành theo Luật Đầu tư là phù hợp.

Riêng việc đề xuất sử dụng ngân sách Trung ương/ngân sách địa phương để thực hiện giải phóng mặt bằng là chưa phù hợp với Luật Đầu tư (nhà đầu tư phải trả chi phí giải phóng mặt bằng).

"Trường hợp sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để giải phóng mặt bằng thì dự án sẽ phải thực hiện thủ tục theo Luật Đầu tư công và sẽ gặp nhiều vướng mắc. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và VEC cần nghiên cứu sử dụng vốn VEC huy động để thực hiện giải phóng mặt bằng", Bộ GTVT đề nghị.

Liên quan đến cơ chế tài chính thực hiện mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành, Bộ GTVT cho rằng, việc xem xét, cho phép VEC khoanh và lùi trả nợ gốc, lãi của khoản Trái phiếu công trình do Bộ Tài chính đã ứng trả như đề xuất của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cần thiết.

Ngoài ra, để huy động được vốn vay thương mại là 9.400 tỷ đồng, VEC cần sớm hoàn thành thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tăng vốn điều lệ cho phù hợp.

Nhận định trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT không còn, nếu sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030 để đầu tư sẽ không thể hoàn thành dự án đáp ứng tiến độ khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ GTVT cũng ủng hộ phương án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất.

Gần 15.000 tỷ đồng đầu tư mở rộng

Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban Quản lý vốn) vừa báo cáo lãnh đạo Chính phủ về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành thuộc dự án đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Theo phương án đề xuất, phạm vi dự án sẽ mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành trên tổng chiều dài gần 22km.

Điểm đầu tại Km 4+000 (nút giao Vành đai 2) thuộc TP Thủ Đức, TP.HCM.

Điểm cuối tại Km 25+920 (nút giao đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Về quy mô, đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến nút giao Vành đai 3 (Km 4+00 đến Km 8+770) được đầu tư 8 làn xe theo quy hoạch.

Đoạn từ nút giao Vành đai 3 đến nút giao đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km 8+770 đến Km 25+920) đầu tư 10 làn xe theo quy hoạch.

Cầu Long Thành đầu tư xây dựng 1 đơn nguyên cầu mới quy mô tương tự cầu hiện tại, tổ chức giao thông khai thác với quy mô 10 làn xe (châm trước không bố trí làn khẩn cấp, kết hợp tổ chức giao thông mỗi bên 5 làn xe rộng 3,5m).

Với phương án trên, tổng mức đầu tư dự án khoảng hơn 14.955 tỷ đồng (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng).

Trong đó, vốn chủ sở hữu là hơn 5.555 tỷ đồng (37%), vốn vay thương mại là 9.400 tỷ đồng (63%).

Đảm bảo nguồn lực triển khai dự án, hạng mục đầu tư xây dựng công trình được đề xuất để doanh nghiệp Nhà nước (VEC) huy động 100% vốn thực hiện và tổ chức quản lý khai thác, thu phí hoàn vốn (triển khai phương án đầu tư theo Luật Đầu tư).

Hạng mục GPMB (hơn 900 tỷ đồng) sẽ sử dụng ngân sách Trung ương/ngân sách địa phương (TP.HCM, Đồng Nai), và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tách thành dự án độc lập, giao cho địa phương thực hiện theo hình thức đầu tư công.

Theo Ủy ban Quản lý vốn, hiện tại, VEC đang cân đối/bố trí hơn 7.547 tỷ đồng từ nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp thay thế vốn đầu tư công thực hiện các hạng mục còn lại thuộc dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Vì vậy, để đảm bảo khả năng huy động vốn chủ sở hữu đầu tư dự án, trên cơ sở đề xuất của VEC, Ủy ban Quản lý vốn kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép VEC khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ.

Trường hợp Thủ tướng Chính phủ chấp thuận khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ, lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung 5 dự án luôn dương (mức dương thấp nhất năm 2026 là 669 tỷ đồng), dự kiến VEC bố trí khoảng 5.555 tỷ đồng để đầu tư mở rộng dự án TP.HCM - Long Thành theo phương án đề xuất.

Các bác có thể xem chi tiết tại đây:
>>>> Xem thêm:
 
Hạng D
25/10/20
1.573
18.736
98
57
Chắc chắn phải làm sớm , không lòng vòng vì dự trù T9/2026 sân bay LT sẽ bắt đầu hoạt động , nếu SB hoạt động mà các tuyến đường kết nối ùn tắc thường xuyên , thì ai ra LT để bay LCCJ , đi TSN cho tiện !! Chưa kể CT BL - LT còn chưa đâu ra đâu do kẹt cái cầu Phước Khánh chưa chọn được nhà thầu , thì mở rộng là điều khả dĩ nhất vào thời điểm này .
 
Hạng D
22/1/19
4.616
8.724
113
Chắc chắn phải làm sớm , không lòng vòng vì dự trù T9/2026 sân bay LT sẽ bắt đầu hoạt động , nếu SB hoạt động mà các tuyến đường kết nối ùn tắc thường xuyên , thì ai ra LT để bay LCCJ , đi TSN cho tiện !! Chưa kể CT BL - LT còn chưa đâu ra đâu do kẹt cái cầu Phước Khánh chưa chọn được nhà thầu , thì mở rộng là điều khả dĩ nhất vào thời điểm này .
Em tưởng phải đợi ngoài đó làm xong mấy tuyến kết nối các tỉnh miền núi với nhau nữa rồi trong này mới được đầu tư chứ.
Cao tốc Long Thành giờ mới kẹt có 2-3 lần/ngày thôi mà lo gì bác.
 
Hạng D
22/12/09
3.325
20.454
113
Thái Bình
ít nhất cũng phải 2030 mới xong, từ giờ tới đó nên cho tư nhân mở các bến phà ngang sông để giảm tải, cứ qua được sông là bọn bỏn hết kêu kẹt ngay :D
 
Hạng B2
18/3/15
422
652
93
Nhiều lần đi cao tốc Long Thành mình để ý kẹt 2 chiều là do xe tải, cont dàn ngang bò trên cầu cao chứ không phải do trạm thu phí. Chỉ cần treo biển phân làn cho xe này đoạn qua cầu và canh phạt nặng là tạm thời giải quyết được tình hình căng thẳng trước mắt. Cho bác nào chưa biết và chữa cháy: Sáng T7 vừa rồi có việc đi Bà Rịa thấy google map QL51 đỏ quạch nên liều đi thử đoạn cao tốc Bến Lức vừa mới lên báo hoàn thành thì vẫn đi được nha các bác, tuy nhiều đoạn chưa xong nhưng đoạn nào xong thì qua rừng ngập mặn quá đẹp: xuống chỗ Nhơn Trạch, đi 319 xong đi Trần Phú-Trường Chinh rồi rẽ trái lên cao tốc BL-LT để ra QL51, đảm bảo nhanh hơn nhiều so với dòng xe xếp hàng trên QL51 nhé.
 
Hạng D
4/8/11
1.036
4.755
143
Trong cao tốc có kẹt nhưng không đến nổi. Kẹt là kẹt 2 đầu nối vào cao tốc. Vô trong chạy phà phà, đến khi ra lại thì xếp hàng. Giải quyết đầu mối giao thông nhiều tầng ngay chổ Mai Chí Thọ là cấp bách nhất
 
Hạng D
24/4/17
2.082
1.724
138
35
Làm phải tính từ đầu, giờ mở rộng ra tốn quá nhiều chi phí và thời gian
Vde quan trọng là gải quyết ý thức tham gia giao thông
Xử lý nghiêm.....
Chứ kiểu này đâu lại vào đó dù có mở rộng thêm
 
  • Like
Reactions: Phước.OS
Hạng D
26/9/18
1.253
3.133
113
Nút cổ chai ở An Phú - Mai Chí Thọ và QL51, hi vọng mở đường thông thoáng cho 2 nút này thì đường thông thoáng hơn, trừ những thành phần ngáo ngơ chạy 60km/h hoặc dưới dàn hàng ngang
 
  • Like
Reactions: Phước.OS