Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.787
18.759
113
Lâm Đồng
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc đăng ký gặp lãnh đạo Chính phủ để trình bày về đề xuất Chiến lược ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo xu hướng thế giới và góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

nganh-o-to-viet-nam.jpg


Văn phòng Chính phủ ngày 21 tháng 4 năm 2022 có văn bản số 2506/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc đề xuất thực hiện chiến lược ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Theo đó, Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày 23 tháng 3 năm 2022, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc đăng ký gặp lãnh đạo Chính phủ để trình bày về đề xuất Chiến lược ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo xu hướng thế giới và góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao cho Bộ Công Thương gặp gỡ, trao đổi về các đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam để có giải pháp đồng bộ phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao; báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ tại COP26

Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng toàn cầu. Việt Nam là một trong các quốc gia đang phát triển, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng 150 quốc gia trên thế giới cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ - năm 2050. Cùng với hơn 100 quốc gia đã tham gia Tuyên bố Glassgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động 2 thích ứng an toàn…

Theo giới chuyên gia, việc thực hiện các cam kết tại COP26, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ của Việt Nam là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược. Chính vì thế việc thực hiện kịp thời các cam kết này sẽ mang lại lợi ích lớn và lâu dài cho đất nước.

Nhận thức rõ biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu, cần sự quan tâm và hành động của tất cả mọi người nhằm hạn chế tác động tiêu cực, cải thiện dần những tổn thương đến môi trường, nhất là khi thời kỳ phổ biến sử dụng ôtô tại Việt Nam đang ngày càng gần hơn, đặc biệt ở các thành phố lớn.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng ở các đô thị lớn mà phương tiện giao thông là tác nhân chính do khí xả mang theo chất độc hại như CO, Pb, NOx… Vì vậy, để từng bước hạn chế tình trạng này, hướng đến cam kết của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, những năm qua, các nhà sản xuất ôtô đã không ngừng đổi mới công nghệ, giới thiệu những dòng xe tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải, thân thiện với môi trường.

o-to3-165053712349254385725.jpg


Thời gia qua, Bộ Công Thương cũng kiên trì quan điểm thúc đẩy phát triển xanh là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất, thúc đẩy sử dụng các loại xe công nghệ xanh, thân thiện với môi trường của Việt Nam đòi hỏi phải có chính sách phù hợp cũng như vai trò của các công cụ kinh tế; trong đó có công cụ chính sách thuế để thúc đẩy việc sản xuất, sử dụng các loại sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường, đặc biệt ngành công nghiệp ôtô, cần có các chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện và các dòng xe thân thiện với môi trường; chính sách thuế nhập khẩu và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu...

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã xác định rõ “Khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường như xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện... đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và “phát triển ngành công nghiệp ôtô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông".

Phat-6518-1650586178_1200x0.jpg


Mới đây, trong Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương nhằm triển khai cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Bộ Công Thương cũng tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ chính, gồm: Thứ nhất, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kiểm soát phát thải khí nhà kính theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật có liên quan, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; thứ 2, xây dựng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam; thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phát triển xe ô tô điện.

Trong đó, mục tiêu tổng thể của kế hoạch là nhằm hoàn thiện các cơ chế chính sách và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giảm phát thải khí nhà kính cho toàn ngành Công Thương, kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải khí nhà kính lớn như các nhà máy nhiệt điện, các cơ sở sản xuất công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải khí nhà kính như thép, hóa chất, giấy, dệt nhuộm…

Cùng với đó, Bộ Công Thương tập trung xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cam kết của Việt Nam về việc chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch và xây dựng đề án thành lập Trung tâm năng lượng tái tạo; giảm dần việc sử dụng năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch; đồng thời xây dựng đề án đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển ô tô điện tại Việt Nam.
Số lượng xe sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và doanh số bán hàng của một số thương hiệu ô tô lớn từ năm 2018 - 2020

1651462388588.png

Theo số liệu của Bộ Công Thương, với dòng xe cá nhân, hiện có 10 nhà sản xuất gốc (OEM) tham gia thị trường gồm: Toyota, Honda, Suzuki, Mitsubishi, Ford, Mecerdes Benz, Thaco, TC Motor, VinFast. Các nhà sản xuất OEM thực hiện lắp ráp dạng CKD trên dây chuyền sản xuất gồm 4 công đoạn chính là: hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định. Một số hãng có thêm công đoạn dập thân vỏ xe như Toyota, VinFast, Thaco...

Trong chuỗi cung ứng, chỉ có 18 nhà cung cấp phụ tùng ô tô cấp 1 và 58 nhà cung cấp cấp 2, cấp 3. Một số nhà cung cấp sản xuất cả phụ tùng xe máy lẫn ô tô. Nhà cung cấp cấp 2 và 3 cần phải tuân thủ chặt chẽ yêu cầu sản xuất như chất lượng/chi phí/giao hàng (QCD), trong khi nhà cung cấp cấp 1 cần thỏa mãn thêm yêu cầu về năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D).

Với các nhà cung cấp Việt Nam hiện nay, năng lực QCD vẫn còn là vấn đề lớn do một bộ phận lớn các nhà cung cấp không đáp ứng được các tiêu chuẩn để gia nhập chuỗi cung ứng, các linh kiện ô tô yêu cầu tiêu chuẩn rất cao về chất lượng, độ an toàn và các yếu tố môi trường, trong khi các nhà cung cấp Việt Nam hầu hết chưa đạt đủ trình độ để xin cấp phép, nhượng quyền, chuyển giao công nghệ với các nhà cung cấp chính hãng cũng như vận hành các dây truyền sản xuất hiện đại. Những linh kiện nội địa hóa được, chủ yếu là các chi tiết cồng kềnh, giản đơn, sử dụng nhiều nhân công, giá rẻ như: ghế, ắc quy, nhựa cỡ lớn... Phần lớn linh kiện và cụm linh kiện phải nhập khẩu. Chưa kể, những linh kiện sản xuất ở Việt Nam đều có giá thành gấp 2-3 lần so với Thái Lan và Indonesia.

Xem thêm:
 
Hạng D
11/8/21
3.203
3.266
113
20
Chủ íu là chuyển hướng xe EV để được iu đãi thuế ...thui....giá xe có giảm không mới là quan trọng, chắc là không...lúa lò mò đoán thế...hihi
 
Hạng C
15/1/22
907
1.400
93
48
Chủ íu là chuyển hướng xe EV để được iu đãi thuế ...thui....giá xe có giảm không mới là quan trọng, chắc là không...lúa lò mò đoán thế...hihi
Thêm một chiếc xe, dù là EV, là thêm ô nhiễm và phát thải. Làm sao đưa phát thải về O khi mà còn ngành oto? ;)
 
Hạng D
22/3/16
1.081
11.466
113
Chủ íu là chuyển hướng xe EV để được iu đãi thuế ...thui....giá xe có giảm không mới là quan trọng, chắc là không...lúa lò mò đoán thế...hihi
Nhìn định hướng là biết luôn ngành CN oto của VN chỉ có đi ngang.
Đâu cần EV màu mè làm chi, thế giới dùng động cơ khí đốt từ thời cổ đại nào tới giờ chả sao, đất nước toàn nông dân vàng vẩu bày đặt EV
Mấu chốt giờ làm sao tăng được tỉ lệ nội địa hóa, giảm thuế, tăng sản lượng SX để giảm giá thành tạo lợi cho người tiêu dùng
 
Hạng D
21/12/14
2.491
9.226
123
Nhìn định hướng là biết luôn ngành CN oto của VN chỉ có đi ngang.
Đâu cần EV màu mè làm chi, thế giới dùng động cơ khí đốt từ thời cổ đại nào tới giờ chả sao, đất nước toàn nông dân vàng vẩu bày đặt EV
Mấu chốt giờ làm sao tăng được tỉ lệ nội địa hóa, giảm thuế, tăng sản lượng SX để giảm giá thành tạo lợi cho người tiêu dùng
Tại sao phải tạo lợi cho người tiêu dùng khi doanh nghiệp bán ít mà lãi cao a :D
 
Hạng D
11/8/21
3.203
3.266
113
20
Nhìn định hướng là biết luôn ngành CN oto của VN chỉ có đi ngang.
Đâu cần EV màu mè làm chi, thế giới dùng động cơ khí đốt từ thời cổ đại nào tới giờ chả sao, đất nước toàn nông dân vàng vẩu bày đặt EV
Mấu chốt giờ làm sao tăng được tỉ lệ nội địa hóa, giảm thuế, tăng sản lượng SX để giảm giá thành tạo lợi cho người tiêu dùng
Còn khuya mới tăng tỉ lệ nội địa hóa, VF còn không xong dẹp xăng ...hè hè...giấc mơ gặp chú Cuội thì còn hy vọng....
 
  • Like
Reactions: equus1912
Hạng D
11/8/21
3.203
3.266
113
20
Thêm một chiếc xe, dù là EV, là thêm ô nhiễm và phát thải. Làm sao đưa phát thải về O khi mà còn ngành oto? ;)
Đưa về không thì không bao giờ có. Có xanh bằng ev thì chỉ được trên đường phố, chứ nhà máy nó thải như thằng bóng đèn điện quang đào hầm chôn chất thải thôi....khà khà....nhà máy nhiệt điện ninh thuận xả tải xỉ than đốt lò đi đâu ngoài biển...khè khè...