Chủ đề tương tự
RE: Đèn "mắt liếc" ! Đèn "đảo tròng" !
Hay quá! Bác có thể mô tả rõ hơn cơ cấu hoạt động của đèn liếc động không? Sử dụng cơ hay điện? Hoạt động như thế nào? Chờ đọc những bài tiếp theo của bác.
Hay quá! Bác có thể mô tả rõ hơn cơ cấu hoạt động của đèn liếc động không? Sử dụng cơ hay điện? Hoạt động như thế nào? Chờ đọc những bài tiếp theo của bác.
RE: Đèn "mắt liếc" ! Đèn "đảo tròng" !
Bài viết của Bác Đè quá hay.
Thế không biết chừng nào có bán cái bộ liếc động này để lắp vào mấy xe đã có projector hả Bác Đè nhỉ ? ( giống như cái remote đóng cửa tự động mình lắp vào xe ấy mà ). Con vợ 2 em cũng xài projector TaiWan, nếu lắp được thì ko cần đổi Mer làm gì.
Bác nào lĩnh hội cái vụ này ngâm cứu chế tạo cho AE OS nhờ đê.
Bài viết của Bác Đè quá hay.
Thế không biết chừng nào có bán cái bộ liếc động này để lắp vào mấy xe đã có projector hả Bác Đè nhỉ ? ( giống như cái remote đóng cửa tự động mình lắp vào xe ấy mà ). Con vợ 2 em cũng xài projector TaiWan, nếu lắp được thì ko cần đổi Mer làm gì.
Bác nào lĩnh hội cái vụ này ngâm cứu chế tạo cho AE OS nhờ đê.
RE: Đèn "mắt liếc" ! Đèn "đảo tròng" !
Tiếp tục đề tài nêu trên , chúng ta nhắc lại một vài khái niệm sơ lược về Hệ thống đèn Xenon , bơi vì Vario X bắt nguồn từ cơ sở của hệ thống chiếu sáng bằng đèn xenon . Ánh sáng mạnh , ít tỏa nhiệt và tiêu tốn ít công suất là những đặc điểm nổi bật của xe non , ngoài ra , người ta còn có thể lựa chọn các dải quang phổ khả kiến khác nhau theo sở thích hoặc yêu cầu sử dụng cụ thể , đặc biệt , nhằm thay thế toàn diện hệ thống đèn cổ điển xài bóng hai tim , người ta sản xuất ra hệ thống đèn Bì Xenon , với nó , người ta có thể sử dụng chức năng đèn cốt và pha trên cùng một bóng đèn dẫu rằng nó chỉ có duy nhất một tim chứa khí phát sáng mà thôi ! Đây cũng là chỗ mà chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa một hệ thống Xenon nguyên thủy và những cải biên của nó , vốn có nguồn gốc từ châu Á ! Một bộ xenon nguyên thủy sử dụng biện pháp khác với một bộ Xenon non cải biên khi nháy đèn pha ! Sự khác nhau đó là cơ bản , không thể nhầm lẫn và hiển nhiên là cách xa nhau về đẳng cấp !
Trên hình ở đoạn trước , chúng ta thấy ngoài thấu kính , buồng chứa bóng Xenon phát sáng thì còn có một nhóm cơ cấu bao gồm những tấm chắn mỏng được điều khiển bởi một Nam châm điện , những tấm chắn đó nằm giữa đường đi của nguồn sáng từ bóng đèn tới thấu kính , nhờ vậy , nó quyết định mức độ sử dụng nguốn sáng cũng như nó định hướng nguồn sáng phát qua thấu kính chiếu ra ngoài . thông qua tiếp điểm bật đèn Pha hoặc tắt đèn Pha , tấm chắn đó cản bớt hoặc mở rộng nguồn sáng tạo nên hiệu quả nháy đèn như ta lâu nay vẫn thấy , ở đây không có vấn đề tắt hay bật đèn ! Đó chính là Bi -xenon .
Ở vài loại xe khác , người ta thiết kế hẳn một cặp đèn khác để đảm nhận chức năng đèn pha hoặc sương mù , ta thấy điều này ngay ở cả những dòng xe cao cấp !
Phát triển ý tưởng về màng chắn , Vario X ra đời với một hình dáng tương tự , khác nhau chăng chính là ở hệ thống chắn và phân chia ánh sáng , mà hình vẽ và nguyên lý được mô tả khái quát dưới đây :
Tiếp tục đề tài nêu trên , chúng ta nhắc lại một vài khái niệm sơ lược về Hệ thống đèn Xenon , bơi vì Vario X bắt nguồn từ cơ sở của hệ thống chiếu sáng bằng đèn xenon . Ánh sáng mạnh , ít tỏa nhiệt và tiêu tốn ít công suất là những đặc điểm nổi bật của xe non , ngoài ra , người ta còn có thể lựa chọn các dải quang phổ khả kiến khác nhau theo sở thích hoặc yêu cầu sử dụng cụ thể , đặc biệt , nhằm thay thế toàn diện hệ thống đèn cổ điển xài bóng hai tim , người ta sản xuất ra hệ thống đèn Bì Xenon , với nó , người ta có thể sử dụng chức năng đèn cốt và pha trên cùng một bóng đèn dẫu rằng nó chỉ có duy nhất một tim chứa khí phát sáng mà thôi ! Đây cũng là chỗ mà chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa một hệ thống Xenon nguyên thủy và những cải biên của nó , vốn có nguồn gốc từ châu Á ! Một bộ xenon nguyên thủy sử dụng biện pháp khác với một bộ Xenon non cải biên khi nháy đèn pha ! Sự khác nhau đó là cơ bản , không thể nhầm lẫn và hiển nhiên là cách xa nhau về đẳng cấp !
Trên hình ở đoạn trước , chúng ta thấy ngoài thấu kính , buồng chứa bóng Xenon phát sáng thì còn có một nhóm cơ cấu bao gồm những tấm chắn mỏng được điều khiển bởi một Nam châm điện , những tấm chắn đó nằm giữa đường đi của nguồn sáng từ bóng đèn tới thấu kính , nhờ vậy , nó quyết định mức độ sử dụng nguốn sáng cũng như nó định hướng nguồn sáng phát qua thấu kính chiếu ra ngoài . thông qua tiếp điểm bật đèn Pha hoặc tắt đèn Pha , tấm chắn đó cản bớt hoặc mở rộng nguồn sáng tạo nên hiệu quả nháy đèn như ta lâu nay vẫn thấy , ở đây không có vấn đề tắt hay bật đèn ! Đó chính là Bi -xenon .
Ở vài loại xe khác , người ta thiết kế hẳn một cặp đèn khác để đảm nhận chức năng đèn pha hoặc sương mù , ta thấy điều này ngay ở cả những dòng xe cao cấp !
Phát triển ý tưởng về màng chắn , Vario X ra đời với một hình dáng tương tự , khác nhau chăng chính là ở hệ thống chắn và phân chia ánh sáng , mà hình vẽ và nguyên lý được mô tả khái quát dưới đây :
RE: Đèn "mắt liếc" ! Đèn "đảo tròng" !
Vẫn còn các bác ạ , để từ từ tôi nhớ lại và tìm hình cho nó xôm tụ ! Vụ này mà tự chế được thì hay ra phết các Bác nhỉ
Vẫn còn các bác ạ , để từ từ tôi nhớ lại và tìm hình cho nó xôm tụ ! Vụ này mà tự chế được thì hay ra phết các Bác nhỉ
RE: Đèn "mắt liếc" ! Đèn "đảo tròng" !
...không khác gì các loại thiết bị chiếu sáng ở sân khấu " Đèn màu , nhạc giật " về nguyên lý , Vario X biến đổi chế độ chiếu sáng nhờ vào một ống hình trụ có gắn các loại màng chắn sáng khác nhau , vị trí của các màng chắn này , cũng nằm giữa nguồn sáng và thấu kính , được điều khiển bởi một đọng cơ điện , thay vì một nam châm điện như ở cơ cấu Bi Xenon thông thường , nhờ vậy , nguồn sáng có thể thay đổi tới 5 mức khác nhau ứng với 5 màng chắn riêng biệt , hiệu quả có thể hình dung như việc ta có 5 bộ bóng Xenon với độ K khác nhau để tùy cơ ứng biến theo hoàn cảnh , cần phải nói thêm là việc điều khiển này thực hiện theo cơ chế tự động hoàn toàn , cảm biến ánh sáng , cảm biến tốc độ và độ ẩm cùng với cảm biến mưa , tuyết , sương mù ...sẽ quyết định xem đèn Xenon chuyển sang mức sáng nào ! Bản thân một chiếc đèn như vậy có thể sx được ở rất nhiều nơi , nhưng một hệ thống cảm biến và điều khiển nó thì đến nay ngoài Hella chưa có ai làm được ( Nguồn quảng cáo của Hella , không phải của Der Fahrer )
Đèn liếc của Hella nhanh chóng phát triển và được chấp nhận do một thực trạng giao thôngđáng buồn là : Có tới 40% tai nạn giao thông gây chết người là xảy ra vào ban đêm , mặc dù khi đó , lượng lưu thông chỉ bằng 20% so với ban ngày . Đúng ra mà kể , thì từ những năm 60 của thế kỷ trước , hãng Renaul đã sx ra chiếc xe đầu tiên có bộ đèn biết liếc ngang liếc xéo , với truyền động cơ khí hoàn toàn mà đến nay vẫn được phép lưu hành , nhưng tất cả các lái xe đều biết và thấm thía về sự khác biệt địa hình gây ra khó khăn như thế nào khi chạy trong đem tối , chỉ cần đơn cử việc chay cao tốc và chạy trong thành thành phố . Do vậy , ngoài việc biết liếc , một bộ đèn thông minh còn phả biết điều hòa ánh sáng , nâng , hạ tầm xa và đóng mở biên độ chiếu sáng như hình minh họa dưới đây , chứ một cơ cấu chuyển hướng ánh sáng đơn giản không thể thỏa mãn tốt các điều kiện và địa hình giao thông khác nhau :
Khi chạy thành phố , khỏang cách giữa các thành phần giao thông gần nhau , nhiều cua hẹp , gãy khúc , ánh sáng ngoài việc chuyển hướng thì còn phải hạ thấp , mở rộng về hai bên , cường độ vừa phải :
hoặc :
Trên đường nông thôn :
Khi ra Xa lộ , tốc độ xe lớn , yêu cầu nhìn xa hơn , không gian tối hơn , đèn phải hoạt động ở một chế độ khác : Chiếu xa hơn , mạnh hơn , những phải hạ tầm sáng bên phía đối diện để khỏi làm chói mắt người chạy ngược , không ảnh hưởng người vượt bên trái ...vv
Tóm lại , ngoài việc đảo tròng , điều chỉnh gần xa , nguồn sáng trong oto còn có thể tỏa rộng hay thu hẹp , tăng hay giảm cường độ sáng nhờ vào việc thay đổi tâm sáng từ nguốn tới thấu kính và sắp xếp hệ thống chắn sáng theo các lập trình chọn lọc . Một giản đồ sơ lược về đặc tuyến chiếu sáng dưới đây của Audi cho thấy điều đó :
Hình ảnh một bộ Bi Xenon trong thực tế của Audi Avant :
Bên cạnh đó , những chức năng phụ như kiểu bật đèn khi trời đủ tối , hạ đèn khi có xe chạy đối diện ....càng làm cho thế giới ánh sáng của otô thêm phần linh động và hấp dãn người đam mê !
Đèn chiếu sáng đã trở thành điểm kết tinh của rất nhiều thành tựu trong ngành công nghiệp SX xe hơi .
Năm nay , người ta đang miệt mài nghiên cứu cơ chế đèn chiếu sáng mới cho xe hơi , chiếc xe Volvo SCC (Safety Concept Car) được trang bị Hệ thống đèn mà nguồn sáng ( Bóng đèn ) nằm tách biệt với bầu đèn , ánh sáng do bóng xenon phát ra được truyền dẫn và hội tụ trong tâm của Chóa đèn Parabol , sau đó được khuyếch tán có định hướng thông qua các mặt kích sọc ! Điều này mở ra khả năng mới trong công nghệ chế tạo bóng đèn , bóng có thể nằm ở đâu đó , kích thước tùy thích , hình dạng tùy thích ...và dần dần tiến tới loại bỏ hệ thống chân cắm rườm ra , đa dạng như hiện nay , lại nhờ đó có thể chế tạo bầu đèn hoàn toàn kín , nâng cao tuổi thọ và chất lượng cho bầu đèn .
Ý tưởng dùng Diot phát quang ( LED ) làm đèn chiếu sáng cho xe cũng không phải là xe lạ , ví dụ như chiếc VW Gold 5 sau đây :
và ít lâu sau lại xuất hiện hòanh tráng hơn ở xe Audi :
đến 2008 , người ta sẽ thấy loại đèn này trên khắp thế giới , tiết kiệm kinh khủng , tuổi thọ quá dài lâu , lại quá rẻ và dễ thay thế , chẳng bao giờ đứt hết bóng cả .
Chuyện đèn đuốc kể mãi không hết , còn những thứ khác thì kể đến bao giờ !?
...không khác gì các loại thiết bị chiếu sáng ở sân khấu " Đèn màu , nhạc giật " về nguyên lý , Vario X biến đổi chế độ chiếu sáng nhờ vào một ống hình trụ có gắn các loại màng chắn sáng khác nhau , vị trí của các màng chắn này , cũng nằm giữa nguồn sáng và thấu kính , được điều khiển bởi một đọng cơ điện , thay vì một nam châm điện như ở cơ cấu Bi Xenon thông thường , nhờ vậy , nguồn sáng có thể thay đổi tới 5 mức khác nhau ứng với 5 màng chắn riêng biệt , hiệu quả có thể hình dung như việc ta có 5 bộ bóng Xenon với độ K khác nhau để tùy cơ ứng biến theo hoàn cảnh , cần phải nói thêm là việc điều khiển này thực hiện theo cơ chế tự động hoàn toàn , cảm biến ánh sáng , cảm biến tốc độ và độ ẩm cùng với cảm biến mưa , tuyết , sương mù ...sẽ quyết định xem đèn Xenon chuyển sang mức sáng nào ! Bản thân một chiếc đèn như vậy có thể sx được ở rất nhiều nơi , nhưng một hệ thống cảm biến và điều khiển nó thì đến nay ngoài Hella chưa có ai làm được ( Nguồn quảng cáo của Hella , không phải của Der Fahrer )
Đèn liếc của Hella nhanh chóng phát triển và được chấp nhận do một thực trạng giao thôngđáng buồn là : Có tới 40% tai nạn giao thông gây chết người là xảy ra vào ban đêm , mặc dù khi đó , lượng lưu thông chỉ bằng 20% so với ban ngày . Đúng ra mà kể , thì từ những năm 60 của thế kỷ trước , hãng Renaul đã sx ra chiếc xe đầu tiên có bộ đèn biết liếc ngang liếc xéo , với truyền động cơ khí hoàn toàn mà đến nay vẫn được phép lưu hành , nhưng tất cả các lái xe đều biết và thấm thía về sự khác biệt địa hình gây ra khó khăn như thế nào khi chạy trong đem tối , chỉ cần đơn cử việc chay cao tốc và chạy trong thành thành phố . Do vậy , ngoài việc biết liếc , một bộ đèn thông minh còn phả biết điều hòa ánh sáng , nâng , hạ tầm xa và đóng mở biên độ chiếu sáng như hình minh họa dưới đây , chứ một cơ cấu chuyển hướng ánh sáng đơn giản không thể thỏa mãn tốt các điều kiện và địa hình giao thông khác nhau :
Khi chạy thành phố , khỏang cách giữa các thành phần giao thông gần nhau , nhiều cua hẹp , gãy khúc , ánh sáng ngoài việc chuyển hướng thì còn phải hạ thấp , mở rộng về hai bên , cường độ vừa phải :
hoặc :
Trên đường nông thôn :
Khi ra Xa lộ , tốc độ xe lớn , yêu cầu nhìn xa hơn , không gian tối hơn , đèn phải hoạt động ở một chế độ khác : Chiếu xa hơn , mạnh hơn , những phải hạ tầm sáng bên phía đối diện để khỏi làm chói mắt người chạy ngược , không ảnh hưởng người vượt bên trái ...vv
Tóm lại , ngoài việc đảo tròng , điều chỉnh gần xa , nguồn sáng trong oto còn có thể tỏa rộng hay thu hẹp , tăng hay giảm cường độ sáng nhờ vào việc thay đổi tâm sáng từ nguốn tới thấu kính và sắp xếp hệ thống chắn sáng theo các lập trình chọn lọc . Một giản đồ sơ lược về đặc tuyến chiếu sáng dưới đây của Audi cho thấy điều đó :
Hình ảnh một bộ Bi Xenon trong thực tế của Audi Avant :
Bên cạnh đó , những chức năng phụ như kiểu bật đèn khi trời đủ tối , hạ đèn khi có xe chạy đối diện ....càng làm cho thế giới ánh sáng của otô thêm phần linh động và hấp dãn người đam mê !
Đèn chiếu sáng đã trở thành điểm kết tinh của rất nhiều thành tựu trong ngành công nghiệp SX xe hơi .
Năm nay , người ta đang miệt mài nghiên cứu cơ chế đèn chiếu sáng mới cho xe hơi , chiếc xe Volvo SCC (Safety Concept Car) được trang bị Hệ thống đèn mà nguồn sáng ( Bóng đèn ) nằm tách biệt với bầu đèn , ánh sáng do bóng xenon phát ra được truyền dẫn và hội tụ trong tâm của Chóa đèn Parabol , sau đó được khuyếch tán có định hướng thông qua các mặt kích sọc ! Điều này mở ra khả năng mới trong công nghệ chế tạo bóng đèn , bóng có thể nằm ở đâu đó , kích thước tùy thích , hình dạng tùy thích ...và dần dần tiến tới loại bỏ hệ thống chân cắm rườm ra , đa dạng như hiện nay , lại nhờ đó có thể chế tạo bầu đèn hoàn toàn kín , nâng cao tuổi thọ và chất lượng cho bầu đèn .
Ý tưởng dùng Diot phát quang ( LED ) làm đèn chiếu sáng cho xe cũng không phải là xe lạ , ví dụ như chiếc VW Gold 5 sau đây :
và ít lâu sau lại xuất hiện hòanh tráng hơn ở xe Audi :
đến 2008 , người ta sẽ thấy loại đèn này trên khắp thế giới , tiết kiệm kinh khủng , tuổi thọ quá dài lâu , lại quá rẻ và dễ thay thế , chẳng bao giờ đứt hết bóng cả .
Chuyện đèn đuốc kể mãi không hết , còn những thứ khác thì kể đến bao giờ !?
Last edited by a moderator:
RE: Đèn "mắt liếc" ! Đèn "đảo tròng" !
Quá đã luôn bác Der nhỉ,mong được tiếp tục nhận được nhiều bài nữa của bác nhé,để AE trên OS có điều kiện mở rộng thêm kiến thức rất hữu ích.Cám ơn bác Der nhiều về công sức bác bỏ ra để sưu tầm tài liệu và biên dịch rồi post lên forum.
Quá đã luôn bác Der nhỉ,mong được tiếp tục nhận được nhiều bài nữa của bác nhé,để AE trên OS có điều kiện mở rộng thêm kiến thức rất hữu ích.Cám ơn bác Der nhiều về công sức bác bỏ ra để sưu tầm tài liệu và biên dịch rồi post lên forum.
RE: Đèn "mắt liếc" ! Đèn "đảo tròng" !
Bữa vừa rồi em đọc trên Otoxemay số 43 nó cũng nói về cái loại đèn này như bác Đè nói, nhưng nó gọi là hệ thống chiếu sáng thông minh - chức năng chiếu sáng chủ động.
Các loại đèn này được trang bị cho dòng E-Class của Mercedes Benz.
Đọc xong nhưng biết mình không mơ được 1 em này nên không chú ý lắm, nhân bài bác Đề mới thấy càng ngày người lái xe càng được thoải mái và dễ điều khiển xe hơn nhỉ.
Trong khi xe lắp trong nước lại ăn xén ăn bớt để lời nhiều thấy nản thiệt.
Kính bác đè ra phá 1 ly
Bữa vừa rồi em đọc trên Otoxemay số 43 nó cũng nói về cái loại đèn này như bác Đè nói, nhưng nó gọi là hệ thống chiếu sáng thông minh - chức năng chiếu sáng chủ động.
Các loại đèn này được trang bị cho dòng E-Class của Mercedes Benz.
Đọc xong nhưng biết mình không mơ được 1 em này nên không chú ý lắm, nhân bài bác Đề mới thấy càng ngày người lái xe càng được thoải mái và dễ điều khiển xe hơn nhỉ.
Trong khi xe lắp trong nước lại ăn xén ăn bớt để lời nhiều thấy nản thiệt.
Kính bác đè ra phá 1 ly