<span style=""color: #ff0000;"">
Đến Sapa, nhớ mua heo gác bếp</span>
[style="color: #ff0000;"]
[/style]
<span style=""color: #ff0000;""></span>
Người dân ở vùng cao thường làm món heo gác bếp để dự trữ vào lúc mưa bão, đông giá, không ra chợ được. Nhưng với du khách từ miền xuôi, heo gác bếp là món ẩm thực độc đáo.
Heo gác bếp là món ăn phổ biến của nhiều người dân <span style=""color: #ff0000;"">Sa Pa</span>. Hầu như nhà nào cũng có món này. Món heo gác bếp xuất hiện ở chợ và dần trở thành đặc sản đối với khách du lịch.
Hầu như nhà nào trong các bản làng cũng nuôi ít nhất vài con heo. Heo nuôi ở bản được thả rông, không ăn các loại thức ăn tăng trọng mà chủ yếu ăn rau, củ. Người ta nuôi heo chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. Nuôi nhiều mới bán chợ.
Khi mổ heo, chủ nhà thường ăn phần đầu và chân. Phần thịt còn lại được cắt thành lát dài, tẩm ướp gia vị rồi treo trên giàn bếp. Nhiều ngày, khói bay lên bám vào thịt tạo một màu nâu đen. Ăn thử món này mới cảm nhận được vị ngon độc đáo của nó. Heo vận động nhiều nên thịt săn chắc, phần mỡ cứng và giòn. Gia vị lâu ngày thấm vào thịt cùng với mùi khói tạo hương vị đặc trưng của món ăn. Thịt heo gác bếp mặn mòi nên chỉ ăn với cơm trắng thôi cũng thấy "đã miệng" rồi.
Người dân ở vùng cao thường làm món heo gác bếp để dự trữ vào lúc mưa bão, đông giá, không ra chợ được. Chỉ cần đến giàn bếp lấy xuống miếng thịt heo là có được bữa ăn cho cả gia đình. Nhưng với du khách từ miền xuôi, heo gác bếp là món ẩm thực độc đáo.
Đến <span style=""color: #ff0000;"">Sa Pa</span>, khách đừng quên hỏi mua heo gác bếp về làm quà cho người ở nhà. Và tất nhiên, khách cũng đừng quên thưởng thức món ăn này ngay tại bếp nhà của người Mông.
<span style=""color: #0000ff;"">
Sưu tầm ! - Theo Cần Thơ Online, internet. </span>