Hạng C
27/9/07
604
26
28
49
www.namvu.com.vn
Đèn sương mù chứ không phải “sương mờ”

24312681_1708385169201303_2894506794711837264_n.jpg


⚠⚠⚠Nếu bạn quan tâm đến ôtô, chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh một cặp đèn có màu vàng đục được gắn vào từ chiếc xe nhỏ xinh như Matiz cho đến những chiếc xe bệ vệ như Land Cruiser. Có mặt trên mọi cửa hàng “đồ chơi” ôtô ở Việt Nam, trong nhiều năm qua các bộ đèn sương mù có xuất xứ từ Trung Quốc là lựa chọn duy nhất khi người lái xe cần tăng khả năng chiếu sáng. Các bộ đèn này có kích thước và hình dạng khá phong phú, hầu hết đều không có nhãn hiệu hoặc nhái theo một số nhãn hiệu nổi tiếng như PIAA, NARVA hoặc Hella. Với giá bán khá rẻ chỉ từ 200 đến 300 nghìn đồng một bộ, đèn sương mù TQ rất phù hợp cho một số bác tài thích gắn lên xe để …“cho nó đẹp”. Liệu những bộ đèn sương mù này có giúp bạn vượt qua những chặng đường mù sương, khi tầm nhìn chỉ giới hạn trong vòng 5-10m? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến cấu tạo, hoạt động và cách sử dụng một bộ đèn sương mù thực sự.

⏩⏩⏩Tại sao đèn sương mù có màu vàng: Ánh sáng ban ngày mà chúng ta có thể quan sát được tạo nên từ nhiều màu sắc như đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Trong dải quang phổ trên, các màu xanh và tím có bước sóng ngắn nhất và có xu hướng hội tụ phía trước võng mạc của mắt, gây cảm giác bị nhòe khi chúng ta cố tập trung quan sát. Trong điều kiện tầm nhìn tối thiểu như khi có sương mù dày đặc, các màu lạnh này sẽ làm tăng độ lóa và làm giảm đáng kể khả năng quan sát. Đó là lý do tại sao các bộ đèn sương mù thường loại bỏ các màu lạnh và chỉ phát ra ánh sáng màu vàng.

927504-77-7-mau-ewierkeeqn8pqergi7dz.jpg



“Tấm gương” phía trước đầu xe: Khi khi có sương mù dày đặc, các giọt sương lơ lửng trong không khí sẽ phản chiếu hầu hết ánh sáng do đèn xe tạo ra. Vì thế nếu bạn bật đèn pha khi gặp sương mù thì phía trước xe của bạn sẽ có một “tấm gương” rực sáng, khiến bạn không thể quan sát bất cứ vật gì đằng sau “tấm gương” này. Tuy vậy, do mặt đường thường có nhiệt độ cao hơn không khí nên lớp không khí bên dưới sát với mặt đường cũng được hâm nóng chút ít, làm cho mật độ các giọt sương ở đây thấp hơn bên trên. Đây chính là “lỗ thủng” của tấm gương để các bộ đèn sương mù có thể chiếu xuyên qua màn sương dày đặc. Để có thể chiếu xuyên “lỗ thủng” này, các bộ đèn sương mù cần phải có luồng sáng mạnh và sắc nét chiếu xuống mặt đường, không được tán xạ lên trên để tránh phản chiếu ánh sáng ngược trở lại mắt người lái xe.

927505-77-den-smu--small--wz7lqrojf3praxqk0sty.jpg

A. Luồng sáng của đèn pha
B. Đèn pha bị phản xạ lên mắt người lái xe khi có sương mù
C. Luồng sáng của đèn sương mù
D. Đèn sương mù không gây phản xạ lên mắt người lái xe

Một bộ đèn sương mù tốt cũng cần phải quét rộng sang hai bên lề đường để soi rõ mép đường, giúp cho xe không lao vào bờ vực thẳm, tụt bánh xuống rãnh thoát nước hoặc va vào các cọc tiêu. Luồng sáng quét rộng cũng giúp chiếu sáng các góc cua gấp tốt hơn khi lái xe trên đèo núi với các cua tay áo liên tục.

927508-77-beam-71630-ultimafog-copy-taiph8yl68jgzvu-w_db.jpg



✔✔✔Thử nghiệm với một chiếc đèn sương mù NARVA Maxim 150 dùng bóng đèn 12V 55W đem lại kết quả hoàn toàn nhưu ý muốn. Mặc dù khá nhỏ (đường kính 15cm) nhưng chiếc đèn này tạo ra luồng sáng vàng rất mỏng và sắc nét, quét cực rộng từ mép đường bên này sang mép đường bên kia. Với góc quét cực rộng lên đến 75 độ và cường độ sáng cao, đèn sương mù NARVA Maxim 150 giúp người lái xe có khả năng quan sát toàn bộ chiều rộng mặt đường ở ngay trước đầu xe, xuyên qua bên dưới màn sương dày đặc mà không gây phản xạ lên phía trên. Đó là nhờ thiết kế rất ưu việt bao gồm:
- Chóa đèn bằng thép dập, lớp phản xạ bằng nhôm bay hơi có độ chính xác quang học rất cao.
- Mặt kính bằng thủy tinh chịu lực cao cấp có nhiều lăng trụ dọc để khuyếch tán ánh sáng theo phương ngang.
- Chụp bóng đèn bên trong chóa đèn ngăn các tia sáng chiếu trực tiếp từ bóng đèn ra phía trước, chỉ cho phép các tia sáng phản xạ song song từ mặt phản xạ ra bên ngoài.
- Tấm chắn ở phía trên mặt đèn ngăn các tia sáng tán xạ lên trên.

927509-77-quang-sang-den-narva--small--tnqucnkwndzdqnv5l8jm.jpg



Bộ đèn sương mù NARVA Maxim 150 được sản xuất tại Thụy Điển là nơi có rất nhiều sương mù và bão tuyết. Tại Việt Nam, các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên với nhiều đèo núi và sương mù là những địa điểm rất phù hợp cho bộ đèn này.
Thông tin thêm: http://www.namvu.com.vn/den-suong-mu-maxim-150-10082341.html

24232117_1708385422534611_1269388649520360733_n.jpg


Sử dụng đèn sương mù hợp lý: Như chúng tôi đã trình bày ở trên, một bộ đèn sương mù đúng nghĩa cần phải chiếu gần và quét rộng. Vì thế, bạn nên chỉnh bộ đèn sương mù của mình sao cho luồng sáng chiếu trong khoảng 20m trở lại. Như thế, luồng sáng sẽ ít bị phản xạ lên trên và cường độ sáng phía trước mũi xe cũng tăng lên. Khi gặp sương mù nhiều, bạn chỉ nên dùng đèn sương mù và đèn vị trí (nấc P trên công tắc đèn pha) để cảnh báo các xe đang đến gần. Tuyệt đối không dùng đèn pha hoặc cốt theo xe để tránh bị chói mắt do phản xạ.



927518-77-chinhdensuongmu-0zccdddwdabgw3vyqral.jpg



Một điều khá bất ngờ: bật đèn sương mù khi lái xe với tốc độ trung bình và thời tiết bình thường KHÔNG giúp bạn quan sát xa hơn, ngược lại nó còn làm GIẢM khả năng nhìn xa của bạn. Đó là vì đèn sương mù sẽ làm tăng độ sáng của phần đường 20-30m ngay phía trước mũi xe, mà với tốc độ trung bình thì quãng đường này là quá gần để bạn có thể xử lý các chướng ngại. Trong khi đó, độ sáng của phần đường nằm xa hơn vẫn không thay đổi. Sự tương phản này khiến cho khả năng quan sát các vật thể ở xa sẽ kém đi. Ngoài ra, đèn sương mù nếu không được lắp đặt chắc chắn còn tăng độ lóa cho người lái xe ngược chiều.