Đi 290 km/h trên Autobahn có gì đặc biệt?
Autobahn như một "đặc sản" của người Đức. Thú vị hơn khi ngoài tốc độ, còn nhiều điều đặc biệt khác thử thách bản lĩnh của người điều khiển xe.
Autobahn nổi tiếng với tốc độ xe cho phép lưu thông ít nơi nào trên thế giới có được. Tavarish Hernandez, sáng lập và là cây viết chính của trang mua bán xe hơi APiDA, đã có dịp trải nghiệm tốc độ "xé gió" cùng chiếc Porsche Cayenne Turbo S mạnh 577 mã lực:
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Cao tốc Autobahn, Đức. Ảnh:
Imgur.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vượt qua hấp lực tốc độ
Con số gần 13.000 km chiều dài thực sự kích thích những người đam mê tốc độ. Autobahn có thiết kế xuyên suốt, chuyển đổi hướng đi thông qua hệ thống cầu vượt, không có điểm dừng, giao cắt. Vì thế, đạt đến tốc độ giới hạn của những chiếc xe phổ thông không phải là điều quá khó để thực hiện.
Nhiều người lầm tưởng rằng, thoải mái đạp chân ga để “về đích” nhanh nhất, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy. Tốc độ càng cao, quá trình đốt cháy nhiên liệu càng diễn ra nhanh. Nhất là những pha bứt tốc hoặc đạt đỉnh tốc độ trong một thời gian dài. Trong khi các điểm tiếp nhiên liệu trên Autobahn đặt cách xa nhau.
Nếu tính toán việc dừng xe trong khoảng 10 phút để chuyển làn, tìm trạm xăng. Riêng quá trình tiếp nhiên liệu sau đó mất gần 20 phút. Như vậy, chạy xe với tốc độ 290 km/h không hẳn “về đích” nhanh hơn xe khác thường xuyên duy trì tốc độ 240 km/h. Chưa kể tốc độ càng cao, rủi ro càng lớn.
Cao tốc “chưa” hoàn thiện
Autobahn khởi công xây dựng vào năm 1913 và được sử dụng như một đường đua dài 19 km ở miền Nam nước Đức. Sau lần đầu mở rộng năm 1930, Adoft Hitler cho mở rộng tuyến đường này thêm lần nữa trước khi thế chiến thứ II nổ ra. Đến năm 1942, hơn 3.900 km đường cao tốc được xây dựng, nối kết hầu hết các thành phố lớn của Đức. Chiến tranh qua đi cũng là lúc Autobahn phát triển ngày càng lớn về quy mô lẫn chất lượng.
Để đảm bảo an toàn mức cao nhất có thể trên Autobahn, hàng nghìn camera quan sát, cảm biến hoạt động liên tục để phát hiện những điểm hỏng hóc trên cao tốc. Mỗi ngày, đội bảo dưỡng chạy xe trên cao tốc để kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu lồi, lõm hoặc các vết nứt (nếu có) trên mặt đường.
Hàng nghìn xe chuyên dụng làm việc hàng ngày trên cao tốc, đảm bảo các biển báo, thanh chắn đường, mặt đường luôn sạch, giúp tài xế dễ dàng quan sát. Vì thế, bên cạnh những tuyến đường mới có thể xây dựng thêm, việc bảo dưỡng cho Autobahn là công việc bắt buộc và xuyên suốt. Như thể tuyến đường cao tốc lớn nhất nước Đức vẫn đang “hoàn hiện”.
Phanh xe quan trọng hơn động cơ
Một chiếc xe có thể di chuyển trên Autobahn với động cơ không hoàn hảo, nhưng hệ thống phanh phải tốt nhất có thể. Trung tâm cứu hộ cao tốc Autobahn với nhiệm vụ giải cứu những xe chết máy, sửa chữa tại chỗ để người lái có thể trở lại hành trình. Nhưng phanh xe hỏng hoặc kém chất lượng, hậu quả xảy ra thường rất khủng khiếp.
Căng tinh thần, mỏi thể chất
Thiết kế thông minh và dựa trên nền tảng kỹ thuật hiện đại giúp cho Autobahn là nơi cho sự tự do và an toàn. Tất nhiên hai yếu tố này phần lớn phụ thuộc vào ý thức người lái.
Mức độ rủi ro càng lớn khi tốc độ của xe càng tăng cao. Trên Autobahn, tốc độ hoặc làm thỏa mãn sự phấn khích đối với những người đã quen, hoặc “át vía” những người mới lái xe lần đầu.
Cơ thể không làm việc quá nhiều nhưng đòi hỏi phản ứng nhanh nhạy, chính xác khi điều khiển xe trên cao tốc. Tâm trí và sự tập trung được đẩy lên cao độ. Vì những bất cẩn nhỏ cũng khiến người lái ôm hận, thậm chí trả giá bằng cái chết. Những tình huống phanh gấp của xe trước có thể khiến tài xế phía sau không kịp xử lý. Tai nạn liên hoàn xảy ra là điều dễ hiểu.
Phạm Trung
Theo
Jalopnik