Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
18/6/13
49
0
0
(VTC News) – Theo GS. Đặng Hùng Võ, bi kịch thực sự của bất động sản Việt Nam sẽ rơi vào cuối năm nay. Sẽ còn nhiều đại gia bất động sản “ngã ngựa” hơn nữa.

Trước việc ngày càng có nhiều các công ty bất động sản phải đóng cửa, có đại gia phải bán nhà, bán xe, thậm chí có người còn lâm vào vòng lao lý. Mới đây nhất là vụ bắt giữ ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch Vina Megastar đang khiến dư luận xôn xao vì không biết số phận của các dự án do công ty này thực hiện sẽ đi đâu về đâu.

Nguyên nhân do thị trường đi xuống, do kinh tế khó khăn thì đã rõ, nhưng theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên nhân chủ quan chính là lối làm ăn chộp giật đã khiến cho nhiều đại gia phải “ngã ngựa” như thời gian gần đây.

Liên tiếp đại gia "ngã ngựa"

- Thời gian gần đây liên tục xuất hiện thông tin về việc nhiều ông chủ của doanh nghiệp bất động sản đứng trước nguy cơ phải phá sản, ôm nợ nần, thậm chí đã có người bị rơi vào vòng lao lý. Phải chăng do tình hình của thị trường bất động sản đã đến lúc “báo động đỏ”?


dang-hung-vo.jpg
GS. Đặng Hùng Võ

Bối cảnh kinh tế khó khăn chung chỉ là một phần. Tôi cho rằng, nguyên nhân chính là do lối làm ăn chộp giật của các doanh nghiệp.

Không ít các doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam năng lực tài chính yếu, dùng nguồn vốn chính là đi vay ngân hàng. Trong khi đó, lãi suất lại cao, có thời kỳ lên đến gần 30%. Với mức trả lãi này, nếu không đẩy giá nhà lên cao thì chắc doanh nghiệp cũng khó có thể lãi được.

Tôi cho rằng, việc “ngã ngựa” là chuyện tất yếu với những doanh nghiệp làm ăn chộp giật. Giống như một đoàn ngựa đang phi rất nhanh thì đột nhiên dừng lại, không ngã mới là lạ.

Trước kia, khi thị trường “sốt nóng”, nhiều ông chủ phất lên nhờ bất động sản, trở thành các đại gia, tiêu tiền không tiếc tay, đổi xe, đổi nhà như thay áo, lúc nào xung quanh cũng đầy chân dài bu bám. Thì nay, thị trường đi xuống, họ phải chấp nhận thôi.

- Nhưng câu chuyện của thị trường bất động sản Việt Nam không đơn giản là “ai làm nấy chịu”. Khi các đại gia “ngã ngựa”, số phận của các dự án sẽ chưa biết đi đâu về đâu và các khách hàng cũng sẽ chịu thiệt?


news-pbdes.gif
Bây giờ thực chất mọi việc vẫn chỉ đang nằm im, xem có gì có thể giải cứu được thì giải cứu. Từ nay đến cuối năm, tính kịch liệt sẽ bùng bổ vì vấn đề vốn bao gồm nợ xấu, nợ đọng vẫn chưa được giải quyết.
news-pbdes-2.gif
GS. Đặng Hùng Võ
Tôi xin nói là khách hàng mua dự án từ giai đoạn trước những người có nhu cầu thực là rất ít, chủ yếu là mua để đầu cơ. Vì đa số các dự án thực hiện trong giai đoạn này là dự án trung bình và giá cao, nên chủ yếu dân buôn bất động sản, muốn tìm kiếm lợi ích từ thị trường.

Cái chết của họ là vì lợi nhuận, nên coi thường pháp luật, không đánh giá và tìm hiểu kỹ về dự án, năng lực chủ đầu tư. Họ coi thị trường như một bức tranh màu hồng, siêu lợi nhuận, vì vậy tính rủi ro trong các thương vụ mua bán này cũng rất cao.

Tôi cho rằng đã là đầu tư thì thắng – thua là chuyện bình thường. Trước đây họ có thể kiếm được lợi ích từ thị trường, thì nay thị trường khó khăn, họ phải chấp nhận thôi.

- Tất nhiên khách hàng cũng có lỗi, nhưng điều đó không có nghĩa chủ đầu tư cứ thu tiền rồi bỏ mặc dự án?

Đúng vậy. Như tôi đã nói ở trên, nhiều chủ đầu tư Việt Nam luôn nuôi dưỡng tư tưởng làm ăn chộp giật. Khi có dự án thì huy động vốn của người dân, vay tiền ngân hàng. Có tiền thì lại không xây dựng mà đem đi đầu tư dự án khác, rồi lại bán,…Và cuối cùng tiền của khách hàng đi đâu và bỏ vào túi ai thì chỉ còn cách “bắc thang lên hỏi ông trời”.

Thị trường bất động sản Việt Nam và một số nước có cơ chế chuyển đổi không có một lộ trình hợp lý để dẫn dắt người mua, tất cả chỉ tập trung vào việc có tiền để đầu tư.

Quản lý nhà nước cũng không chuyên nghiệp, không dẫn dắt được thị trường. Nhà đầu tư chỉ chăm chăm vào lợi nhuận. Ai cũng nghĩ 1 năm tới lợi nhuận sẽ rất nhiều.

Câu chuyện huy động vốn rồi chiếm dụng vốn ở Việt Nam dường như quá dễ dàng. Chỉ khi thị trường bất lợi nó mới thể hiện tính 2 mặt, sống dao thành lưỡi dao.

- Chủ đầu tư thì “ngã ngựa”, tài sản còn lại chưa biết có đủ để trả nợ không, vậy khách hàng phải làm thế nào để lấy lại được tiền của mình?

Sẽ có 3 kịch bản có thể xảy ra. Hoặc là chủ đầu tư cùng khách hàng sẽ bắt tay nhau vượt qua khó khăn. Thực tế cũng có một số dự án khách hàng chấp nhận đóng tiền trước tiến độ để chủ đầu tư có tiền hoàn thiện dự án.

Kịch bản thứ hai thì xấu hơn và thực tế đã xảy ra phổ biến suốt gần 2 năm qua. Đó là khách hàng đấu tranh với chủ đầu tư. Đấu tranh có thể bằng hình thức biểu tình hoặc kiện nhau ra tòa. Thậm chí dùng cả xã hội để xử nhau.

Kịch bản thứ 3 có lẽ đang diễn ra phổ biến nhất. Chủ đầu tư phó mặc cho khách hàng, còn khách hàng thì chấp nhận chờ đợi cho thị trường tốt lên.

Xu hướng phá sản sẽ gia tăng


- Tâm lý chờ đợi có lẽ cũng chỉ có giới hạn vì theo như đánh giá của các chuyên gia, thị trường chưa biết đến bao giờ sẽ “ấm” lên?


Tôi cho rằng bi kịch thực sự của bất động sản Việt Nam sẽ rơi vào cuối năm nay. Sẽ còn nhiều đại gia bất động sản “ngã ngựa” hơn nữa.

Bây giờ thực chất mọi việc vẫn chỉ đang nằm im, xem có gì có thể giải cứu được thì giải cứu. Từ nay đến cuối năm, tính kịch liệt sẽ bùng bổ vì vấn đề vốn bao gồm nợ xấu, nợ đọng vẫn chưa được giải quyết.

Thị trường sẽ tiếp tục vỡ vì bất động sản giá cao tồn đọng vẫn còn nguyên, chưa chuyển đổi được công năng.

Câu chuyện giải quyết nợ xấu sẽ là câu chuyện của nhiều người có tiền tìm cách giải quyết lẫn nhau nhằm đảm bảo an toàn tài sản của mình.

Việc giải quyết nợ xấu ngay cả khi giao cho công ty quản lý nợ cũng không giải quyết được câu chuyện của những người góp vốn khi chủ đầu tư chính không có tiền để trả.

Một trong những giải pháp mà nhiều doanh nghiệp hiện nay buộc phải chấp nhận làm để tồn tại là hạ giá nhà

- Vậy theo ông từ nay đến cuối năm sẽ có làn sóng hạ giá nhà mới không?

Tôi cho rằng ở phân khúc nhà giá rẻ sẽ khó hạ thấp hơn mức như hiện nay, tức là dưới 15 triệu đồng/m2, trừ khi áp dụng công nghệ xây dựng mới.

Còn ở phân khúc giá cao thì tùy theo chủ đầu tư và cung – cầu thị trường quyết định.

Từ nay đến cuối năm, xu hướng phá sản cũng sẽ gia tăng. Ở các nước có hệ thống pháp luật lành mạnh thì phá sản người mua vẫn không bị thiệt hại. Nhưng hệ thống pháp luật ở Việt Nam chưa hoàn thiện, nên rất có thể khách hàng sẽ là người bị thiệt.

Xin cảm ơn ông!
 
Hạng B1
23/6/13
79
0
8
35
quangdanh.com
Thị trường căn hộ sẽ “thức tỉnh” vào cuối năm 2013
CafeLand - Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2013 của Cushman & Wakefield, mặc dù thị trường căn hộ bán dự báo vẫn còn ảm đạm. Tuy nhiên, với gói hỗ trợ cho vay từ Chính phủ được phê duyệt dự kiến sẽ có tác động tích cực lên thị trường từ cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014.
cw-1373628286.jpg

Cushman & Wakefield dự báo, vào cuối 2013 hoặc đầu năm 2014 thị trường căn hộ sẽ bớt khó khăn. Ảnh: Thanh Thịnh
Theo ước tính của Cushman & Wakefield, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 10.000 căn hộ bán vẫn chưa được tiêu thụ và tỉ lệ hấp thụ của thị trường này vẫn sẽ còn giữ ở mức thấp.
Để thích ứng với thị trường, nhiều nhà đầu tư bước đầu thay đổi diện tích căn hộ và đưa ra nhiều gói thanh toán linh động. Về trung hạn, nguồn cung căn hộ bán tại Hà Nội sẽ giảm do quy định hạn chế phát triển nhà ở thương mại do UBND thành phố Hà Nội đề xuất.
Trên thị trường căn hộ Tp.HCM, số lượng căn hộ bán được chuyển đổi công năng để cho thuê ngày càng nhiều. Giá bán căn hộ tiếp tục giảm và xu hướng này dự kiến còn kéo dài nếu như các điều khoản cho vay không được điều chỉnh.
Theo ông Jonathan Tizzard, tân giám đốc bộ phận định giá và nghiên cứu thị trường của Cushman & Wakefield Việt Nam, trong quý 2, giá thuê văn phòng hạng A tại Hà Nội tiếp tục giữ ổn định so với quý trước. Trong khi đó, giá thuê văn phòng hạng B có mức giảm 2% so với quý trước. Đặc biệt, tỉ lệ trống cao kết hợp với việc chào thuê của một số văn phòng mới hoàn thành sẽ đặt áp lực giảm giá cao hơn lên thị trường.
Thị trường văn phòng Tp.HCM chứng kiến sự sụt giảm nhẹ về giá thuê trong quý 2/2013. Nguồn cung mới được tung ra thị trường trong ngắn và trung hạn dự kiến sẽ tác động đến giá thuê cũng như tỷ lệ lấp đầy. Thị trường văn phòng tại Tp.HCM sẽ tiếp tục là thị trường của khách thuê.
Cushman & Wakefield kết luận, thị trường bất động sản Việt Nam đang trong xu hướng suy thoái. Giới đầu cơ không còn đầu tư, các phân khúc chỉ còn lại những khách hàng với nhu cầu mua/ thuê để sử dụng.
Trong bối cảnh đầy rẫy khó khăn, các nhà đầu tư tiến hành nghiên cứu kĩ càng, có tầm hiểu biết sâu rộng về thị trường, đồng thời biết điều chỉnh thiết kế công trình cho phù hợp sẽ tiếp tục tiêu thụ được sản phẩm.
Thanh Thịnh
 
Hạng B2
20/7/11
271
2
18
49
Tăng trưởng GDP bình quân 6 tháng đầu năm khoảng 4.9% (theo số liệu chính thức). Ngân hàng thế giới dự kiến tăng trưởng cả năm 2013 khoảng 5.3%, và lạm phát dự kiến sẽ là 8.2%.
http://vneconomy.vn/20130712020857544P0C9920/wb-lam-phat-2013-cua-viet-nam-co-the-o-muc-82.htm

Như vậy, lãi suất thực bình quân khoảng -3% (âm), nghĩa là người dân sẽ nghèo đi khoảng 3%. Trong khi đó, giá nhà đất thì cao ngất ngưỡng so với thu nhập bình quân của người dân. Trong tình hình này mà bất động sản không èo uột mới lạ.

Theo em, thì trong vài năm tới không có gì sáng sủa cả.
 
Hạng B1
4/6/12
74
2
0
Thằng tung, kẻ hứng không biết tin ai nữa. Nói tóm lại như bác Phan đã nói là cho chúng nó chết hết đi!
 
Hạng D
2/3/11
2.336
32.203
113
Chưa thấy bds nổ bao giờ, hy vọng sắp được mãn nhãn nay mai.
 
Hạng B1
12/1/13
73
10
8
41
Ngân hàng đang thừa đọng vốn mà. Chắc bđs sẽ lại "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" nay mai. Cứ ôm chân nhau mà hy vọng đi.
 
Tập Lái
15/3/12
23
1
3
Bạn bè em giờ toàn đi thuê căn hộ mà ở, để vốn kiếm cơ hội làm ăn hay gởi ngân hàng. Vậy là khỏi lo nó lên hay xuống cho mệt đầu.
 
Hạng B2
20/7/11
271
2
18
49
SGTT.VN - “Cho chết hai phần ba, cứu phần còn lại”, “Không cần cứu và không thể cứu bất động sản bằng tiền”… những phát ngôn gây sốc gần đây của ông Nguyễn Văn Đực, phó tổng giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, phó chủ tịch hiệp hội Bất động sản TP.HCM là lời cảnh tỉnh trước hiệu ứng domino đang cuốn các doanh nghiệp bất động sản vào “thảm hoạ sóng thần” nợ xấu, nguy cơ thâu tóm và phá sản hàng loạt. Ông dám nói những lời nghịch nhĩ vì tin rằng sự chân thành của mình có lợi cho đời sống người dân, cho kinh tế đất nước.

http://sgtt.vn/Loi-song/181837/Nhung-loi-nghich-nhi-chan-thanh.html
 
Hạng B2
20/7/11
271
2
18
49
Tháo chạy khỏi thị trường bất động sản

Dự án hoàn tất nhưng bán không được dẫn đến hàng tồn kho tăng lên trong khi vẫn phải trả lãi suất, đáo hạn ngân hàng… là những nguyên nhân khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản (BĐS) cố tháo chạy khỏi thị trường.

http://www.sggp.org.vn/xaydungdiaoc/2013/7/324404/
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.