Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
Châu Á – Thái Bình Dương hiện đang chứng kiến một sự bùng nổ làn sóng tiếp nhận tàu ngầm. Dự đoán tới 2025, khu vực này sẽ là nơi neo đậu của khoảng 150 chiếc tàu ngầm điện – diesel.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #3366ff;"">Type 041, tàu ngầm tuần tra điện – diesel mới nhất của Trung Quốc.</span>

Bài viết dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quát về các chương trình tàu ngầm đang cực kỳ sôi động trong khu vực.

Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc (PLAN) hiện là đơn vị có số lượng tàu ngầm lớn nhất trong khu vực. Hạm đội tàu ngầm của quốc gia này ước có tính khoảng 60 chiếc nhưng theo Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ con số này có thể lên tới 75 chiếc. Trung bình mỗi năm Trung Quốc chế tạo 2,5 chiếc, nghĩa là các tàu ngầm cũ sẽ nhanh chóng được thay thế bằng những lớp có khả năng tác chiến cao hơn.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #3366ff;"">Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Thương (Type 093) của PLAN</span>

Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) hiện đại nhất là lớp Thương (Type 093) được đưa vào sử dụng năm 2006. Type 095, loại SSN mới hơn mà theo phỏng đoán của Mỹ, có hoạt động thủy âm giống với tàu ngầm Akula I của Nga, nhiều khả năng sẽ được đưa vào sử dụng năm 2015 và sẽ có tới 5 chiếc được sản xuất.
Type 093 và Type 095 là những tàu ngầm dự kiến sẽ được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM) hiện đại. Trung Quốc đang phát triển các nhóm tác chiến tàu sân bay nên sẽ cần đến nhiều tàu SSN hơn để tháp tùng. Bởi vậy, có thể nước này sẽ duy trì các tàu lớp Hán (Type 091/091G) cũ hơn trong một thời gian nhất định.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #3366ff;"">Type 041, tàu ngầm tuần tra điện – diesel mới nhất của PLAN</span>

Dựa trên thiết kế của tàu Type 092, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo thế hệ thứ hai của Trung Quốc là lớp Tấn (Type 094). Chiếc đầu tiên đã hạ thủy năm 2007 trong khi chiếc thứ hai được đưa vào sử dụng năm 2009. Được biết, Trung Quốc sẽ đóng 6 chiếc, mỗi chiếc trang bị 12 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) với tầm bắn 8.000 km, khiến các mục tiêu như Guam, Hawaii, Ấn Độ hay Nga dễ dàng nằm trong tầm với. Hiện nay, PLAN đang phát triển tàu ngầm năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo thế thệ thứ ba.
Bên cạnh đó, các tàu ngầm tuần tra điện – diesel cũng là một bộ phận quan trọng trong hạm đội tàu ngầm của PLAN. Mới nhất là lớp Nguyên (Type 041), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 5/2004. Chiếc thứ hai được hạ thủy tháng 9/2010 và theo kế hoạch sản xuất hiện tại, dự kiến sẽ lên tới 15 chiếc. Trung Quốc còn có 13 tàu lớp Tống (Type 039/039G) cũ hơn và 13 tàu lớp Kilo mua của Nga từ 1995.
Cũng trong tháng 9/2010, một tàu ngầm SSK trang bị hệ thống cung cấp động lực không phụ thuộc vào không khí ngoài (AIP) chưa rõ tên đã được hạ thủy ở Vũ Hán. Nó lớn hơn tàu ngầm lớp Nguyên 1/3 lần, do đó có thể thực hiện các sứ mệnh trên biển ở tầm xa hơn, vươn ra ngoài Chuỗi đảo thứ nhất. Một số chuyên gia phân tích quốc phòng phỏng đoán lớp tàu cải tiến này có thể được sử dụng để bắn tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 trước khi tích hợp cho Type 094.

Nhật Bản
Tiềm lực hải quân Trung Quốc đang gia tăng là nguyên nhân chính khiến Nhật Bản phải mở rộng hạm đội tàu ngầm của nước này. “Định hướng chương trình quốc phòng tài khóa 2011” đã vạch rõ lộ trình nâng 16 tàu điện – diesel của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) hiện nay lên con số 22. Đây là lần đầu tiên trong 36 năm qua Nhật Bản quyết định mở rộng hạm đội tàu ngầm của mình.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #3366ff;"">Tàu ngầm lớp Soryu có độ choán nước lớn hơn bất cứ tàu ngầm nào trước đó của Nhật Bản từ Thế chiến thứ II</span>

Các tàu ngầm tấn công SSK chạy bằng điện – diesel của Nhật Bản khá lớn về kích cỡ và nằm trong số những tàu tiên tiến nhất thế giới. Hạm đội tàu ngầm hiện nay của Nhật có 11 tàu lớp Oyashio 2.750 tấn. Tàu Oyashio JDS đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1998 và chiếc cuối cùng thuộc lớp này được biên chế năm 2008. Loại mới nhất là tàu Soryu 2.900 tấn. Với chiều dài 84m, Soryu trở thành tàu ngầm lớn nhất của Nhật Bản kể từ Thế chiến thứ II. Chiếc đầu tiên thuộc loại này được Nhật Bản chính thức đưa vào sử dụng tháng 3/2009 và chiếc thứ 4 vừa nhận nhiệm vụ tháng 3/2012. Thêm 3 tàu nữa sẽ được Nhật Bản đưa vào biên chế trong các năm 2013, 2015 và 2016. So với thế hệ tàu trước đó, Soryu cần số thủy thủ đoàn ít hơn dù hệ thống cảm biến và vũ khí được trang bị tương tự.
Để duy trì nhịp độ sản xuất vững chắc, Nhật Bản giữ tốc độ phát triển gần như mỗi năm một tàu với các đơn đặt hàng lần lượt dành dành cho Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi và Tập đoàn đóng tàu Kawasaki.

Hàn Quốc
Một cường quốc tàu ngầm khác ở khu vực Đông Á chính là Hàn Quốc. Nước này phải triển khai công nghệ tiên tiến để đối phó với lực lượng ngầm rất đáng kể của Triều Tiên. Hải quân Hàn Quốc (ROKN) đã đề ra chương trình 3 giai đoạn để cải tiến các lực lượng chiến đấu dưới nước, trong đó giai đoạn đầu tiên (KSS-I) sẽ phát triển 9 tàu ngầm Type 209/1200 (Chang Bogo). Năm ngoái, sau một thời gian đấu thầu quốc tế, Sagem đã được lựa chọn là đối tác hiện đại hóa loại tàu này bằng các hệ thống dẫn đường quán tính Sigma 40XP.Đến giai đoạn 2 (KSS-II), các tàu trên sẽ dần được thay thế bằng tàu Type 214. 3 trong số các tàu lớp Son Won-Il 1.860 tấn thuộc loại này đã được đặt hàng trong gói đầu tiên năm 2000. Chiếc thứ nhất được đưa vào sử dụng tháng 1/2008 và chiếc thứ 3 vào tháng 12/2009. Những tàu này được trang bị hệ thống tác chiến và sonar của Tập đoàn Atlas Elektronik.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #3366ff;"">KSS-I sẽ phát triển 9 tàu ngầm Type 209/1200 (Chang Bogo)</span>

Tháng 1/2007, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố ý định mua thêm 6 tàu lớp Type 214 trang bị các pin nhiên liệu sử dụng màng điện phân polime (PEM) của Siemens cho phép thời hoạt động dưới nước lên tới 3 tuần. Trong gói KS-II thứ hai này, công ty đóng tàu và kỹ thuật biển Daewoo (DSME) sẽ chuyển giao chiếc thứ nhất và chiếc thứ 3 vào năm 2014 còn Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai sẽ đóng chiếc thứ hai.
Công tác thiết kế cho giai đoạn 3 (KS-III) với việc trang bị các tên lửa hành trình phóng thẳng đứng Cheon Ryong đã bắt đầu vào năm 2007 mặc dù việc chuyển giao chiếc đầu tiên phải lùi tới tận năm 2020 do ngân sách bị cắt giảm. Dù chưa xuất hiện chi tiết thiết kế nào của KS-III nhưng năm ngoái, Hàn Quốc đã tiết lộ những hình ảnh của tàu ngầm KSS-500A 510 tấn với dự định thay thế cho các tàu ngầm nhỏ lớp Dolgorae dùng cho các chiếc dịch đặc biệt. Tàu ngầm mini KSS-500A có thể đóng vai trò thử nghiệm cho một kế hoạch KS-III lớn hơn và dự đoán 5 chiếc sẽ được sản xuất trong năm nay.

Malaysia
Tiếp giáp với Eo biển Malacca và vùng Biển Đông nhiều căng thẳng, Malaysia quản lý một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) khá rộng lớn. Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) đã sử hữu một cặp tàu ngầm Scorpène do công ty đóng tàu hải quân Pháp DCNS và hãng Navantia Tây Ban Nha phát triển. Hai tàu này hiện được bố trí chiến lược tại Vịnh Sepangga ở Sabah.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #3366ff;"">Tàu ngầm Scorpene của Malaysia</span>

Có thể nói, Malaysia đóng vai trò như một nước thử nghiệm cho bất kỳ quốc gia nhỏ nào có kế hoạch mua tàu ngầm, đặc biệt theo cách chỉ cần 2 tàu đã đủ ngốn một phần lớn ngân sách hải quân. Giá mua 2 chiếc Scorpène là 4,3 tỷ ringgit Malaysia (MYR) nhưng duy trì chúng trong 5 năm đầu tiên đã tiêu tốn tới 3 tỷ MYR.

Singapore
Hải quân Singapore (RSN) hiện đang vận hành 3 tàu ngầm lớp Challenger thuộc biên chế của liên đội 171. Những chiếc tàu điện – diesel này được Singapore mua lại của Hải quân Thụy Điển tính đến nay đã hơn 40 năm tuổi. Nhóm này đang được bổ trợ thêm hai tàu ngầm lớp Archer 1.500 tấn, cũng là những tàu đã qua sử dụng của Hải quân Thụy Điển. Tầu ngầm RSS Archer đã được đưa vào sử dụng ngày 2/12/2011 và chiếc Swordsman dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay. Đáng chú ý, các tàu này được nâng cấp với hệ thống cung cấp động lực không phụ thuộc vào không khí ngoài (AIP) Kockums Stirling Mk III qua một ống cắm 12m trên thân tàu.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #3366ff;"">RSS Archer, một trong hai tàu ngầm hiện đại nhất của Singapore</span>

Tất cả các hệ thống dữ liệu tác chiến, kiểm soát vũ khí, sonar tàu kéo chống thủy lôi/vật cản đều được hiện đại hóa và dự kiến sẽ phục vụ trong thời gian từ 15-20 năm tới. Các tàu ngầm Archer sẽ hoạt động hiệp đồng cùng 6 tàu frigate lớp Formidable cũng như các trực thăng SH-60B Seahawk mà RSN vừa mới đầu tư.
Tàu ngầm lớp Archer sẽ mang lại cho Singapore khả năng tương đương với các nước láng giềng trong khu vực. Tuy nhiên, việc sở hữu chúng cũng có thể được xem là bước đệm đối với các tàu thậm chí còn hiện đại hơn trong tương lai khi Singapore có khả năng tham gia vào chương trình A26 của Thụy Điển.
(Còn nữa)
http://khampha.vn/khoa-hoc/diem-mat-tau-ngam-cua-cac-nuoc-chau-a-c7a2975.html









 
Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
Re:Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

.......Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á (tiếp)

Châu Á – Thái Bình Dương hiện là khu vực đang chứng kiến nhiều chương trình lớn mở rộng số lượng và khả năng hoạt động của các tàu ngầm.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #0000ff;"">Một tàu ngầm lớp Collins của Australia</span>

Thái Lan
Theo xu thế các nước láng giềng, Hải quân Hoàng gia Thái Lan (RTN) cũng đang cân nhắc mua thêm tàu ngầm. Tháng 3/2011, một sỹ quan hải quân Thái Lan đã đề cập tới việc mua hai tàu ngầm Type 206A đã qua sử dụng từ Hải quân Đức với giá mặc cả là 220 triệu USD. Mặc dù vậy, vẫn chưa rõ liệu Quốc hội Thái Lan có phê chuẩn kế hoạch này.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #0000ff;"">Tàu ngầm Type 206A đã qua sử dụng của Hải quân Đức mà Thái Lan định mua</span>

Tháng 10 năm ngoái, Tư lệnh hải quân Hoàng gia Thái Lan cho biết RTN sẽ tiếp tục thúc ép Quốc hội về việc mua tàu ngầm. Tuy nhiên, các khả năng của quân đội Thái Lan không phải lúc nào cũng đáp ứng được tham vọng của họ. Nguy cơ hiện hữu nhất là bất cứ tàu ngầm nào trong tương lai, có thể, cuối cùng sẽ chịu chung số phận nằm yên trong cảng giống như tàu sân bay mà nước này từng mua của Tây Ban Nha.

Indonesia
Một nước nữa cũng đang phấn đấu nâng cấp hạm đội tác chiến ngầm của mình là Indonesia, quốc gia đã mua hai tàu ngầm lớp Chakra (Type 209/1300) từ Đức năm 1981. Tháng 12/2011, Indonesia ký một hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD với công ty đóng tàu và kỹ thuật biển Daewoo (DSME) để mua 3 tàu Type 209/1200. Bộ 3 này sẽ được chuyển giao cho Indonesia vào năm 2020, với 2 chiếc đầu tiên đóng tại Hàn Quốc và chiếc thứ ba sẽ được đóng trong nước bởi Viện kỹ thuật hải quân Indonesia. Đảo quốc này thậm chí còn muốn sở hữu số tàu ngầm nhiều hơn nữa.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #0000ff;"">Tháng 12/2011, Indonesia ký hợp đồng 1,1 tỷ USD mua 3 tàu Type 209/1200 của Hàn Quốc</span>

Các quan chức Hải quân Indonesia từng đề cập tới con số 12, tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi số tiền nhiều hơn hiện có. Xét tới thực tế Indonesia nằm ở vị trí gần Eo biển chiến lược Malacca, việc mua bán này sẽ mang lại cho Jakarta tầm ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực.

Việt Nam
Tháng 12/2009, Việt Nam đã đặt mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo (Project 636) cùng các vũ khí, trang thiết bị đi kèm với giá 3,2 tỷ USD. Các tàu này sẽ được đóng tại Nga với mật độ trung bình mỗi năm một chiếc và chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao trong năm tới.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #0000ff;"">Tàu ngầm lớp Kilo (Project 636) mà Việt Nam sẽ mua của Nga</span>

Với 6 tàu ngầm có khả năng bắn tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM), Hải quân Việt Nam đã đạt một bước tiến lớn. Hiện một căn cứ tàu ngầm đang được Việt Nam xây dựng tại Cam Ranh, Khánh Hòa với sự trợ giúp của phía Nga.

Ấn Độ
Ngày 23/1/2012, Ấn Độ tái gia nhập câu lạc bộ 6 quốc gia đầu tiên sở hữu tàu ngầm hạt nhân (SSBN). Để giúp các thủy thủ quen với SSBN, Hải quân Ấn Độ (IN) đã thuê của Nga tàu ngầm lớp Akula (Project 971) trọng lượng 8.140 tấn trong vòng 10 năm với giá xấp xỉ 1 tỷ USD. Được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất (LACM) Klub-S (một dạng tên lửa cải tiến cho các tàu Kilo của Ấn Độ), INS Chakra đã cập cảng Visakhapatnam hồi đầu tháng 4. Ấn Độ hiện đang đàm phán với Nga thuê thêm một chiếc Akula nữa.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #0000ff;"">Tàu ngầm INS Chakra được Ấn Độ thuê của Nga trong 10 năm</span>

Dựa trên công nghệ Nga, SSBN nội địa đầu tiên do Ấn Độ tự thiết kế đã được hạ thủy ngày 26/7/2009 theo chương trình đóng tàu công nghệ cao (ATV) của nước này. Chiếc Arihant 6.000 tấn dự kiến sẽ bắt đầu chạy thử trên biển và sẽ mang theo 12 tên lửa đạn đạo K-15 (tầm bắn 750km) hoặc 4 tên lửa K-4 ( tầm bắn 3.500km) phát triển trên nền tảng tên lửa Agni-III. Ấn Độ dự kiến sẽ vận hành 5 tàu ngầm hạt nhân vào năm 2020, gồm hai chiếc thuê của Nga và ba chiếc lớp Arihant.
Ngoài ra, Ấn Độ vẫn còn 14 tàu ngầm thông thường khác đã có tuổi. Nước này đang hiện đại hóa 10 tàu ngầm lớp Sindhughosh (Kilo/Project 877EKM) đã đưa vào sử dụng từ 1986 - 2000 với phần lớn các thiết bị được nội địa hóa. Số còn lại là 4 chiếc lớp Shishumar (Type 209/1500) cũ hơn. Tuy nhiên, hạm đội tàu điện – diesel này dự kiến sẽ được Ấn Độ nhanh chóng thay thế trong thập kỷ tới.
Thực hiện kế hoạch hiện đại hóa, Ấn Độ đã đặt hàng 6 tàu ngầm Scorpène Project 75 với hệ thống cung cấp động lực không phụ thuộc vào không khí ngoài (AIP) MESMA do công ty Mazagon Dock chế tạo ở Mumbai. Các tàu này sẽ được trang bị thủy lôi Black Shark và tên lửa Exocet. Chiếc đầu tiên dự tính sẽ được chuyển giao năm 2015. Tuy nhiên, các tàu Scorpènes này mới chỉ là sự khởi đầu vì năm ngoái, Ấn Độ đã gửi đề xuất cung cấp thông tin đến các công ty DCNS, Navantia, Rubin và HDW cho 6 tàu ngầm thuộc Project 75I trị giá 6 tỷ USD. Các tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos dự đoán sẽ được tích hợp với loại tàu này.

Pakistan
Pakistan thành lập liên độ tàu ngầm năm 1964. Liên đội này có 3 tàu ngầm điện – diesel lớp Khalid (Agosta 90B), trong đó chiếc thứ nhất và chiếc thứ 2 được lắp ráp tại Karachi. Chiếc Agosta 90B 1.980 tấn cuối cùng được trang bị hệ thống cung cấp động lực không phụ thuộc vào không khí ngoài (AIP) MESMA, thiết bị cũng đang được nâng cấp cho hai tàu đầu tiên.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #0000ff;"">Hamza, 1 trong 3 tàu ngầm lớp Khalid (Agosta 90B) của Pakistan</span>

Hải quân Pakistan cũng đã đặt hàng 2 chiếc Agosta 70 cũ hơn và tháng 6/2010, công ty DCNS của Pháp đã nhận được hợp đồng nâng cấp chúng bằng hệ thống tác chiến tích hợp cho tàu ngầm (SUBTICS). Năm 2006, Pakistan tuyên bố mua các tàu ngầm tấn công SSK (Pháp) để thay thế cho những chiếc Agosta 70. Dù gần đạt thỏa thuận mua 3 tàu Type 214 của Đức, Pakistan lại quay sang hợp tác với Trung Quốc để mua tới 6 tàu ngầm có trang bị AIP. Trong đó, được biết 4 chiếc sẽ đóng tại Trung Quốc và 2 chiếc cuối sẽ đóng tại Pakistan.

Australia
Một cường quốc tàu ngầm nữa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là Australia. Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) hiện đang vận hành 6 tàu ngầm lớp Collins với vòng đời sử dụng sẽ hết hạn vào 2026. RAN đang tìm cách thay thế bằng các tàu ngầm tự thiết kế trong nước theo dự án SEA 1000. Sách trắng Quốc phòng 2009 của Australia tái khẳng định ý định việc tăng gấp đôi hạm đội tàu ngầm hiện nay lên con số 12 từ năm 2025. Lớp tàu ngầm mới sẽ lớn hơn, hoạt động tĩnh lặng hơn, ở tầm xa hơn, nhanh hơn và trang bị tốt hơn so với các tàu ngầm hiện nay.
Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

<span style=""color: #0000ff;"">Một tàu ngầm lớp Collins của Australia</span>

Châu Á – Thái Bình Dương hiện là khu vực đang chứng kiến nhiều chương trình lớn mở rộng số lượng và khả năng hoạt động của các tàu ngầm. Thị trường khu vực này dự kiến đạt tổng giá trị 44 tỷ USD từ nay đến 2021 (chiếm 23,6% tổng thị phần quốc tế). Con số này rõ ràng sẽ có những tác động to lớn tới tác chiến ngầm trong khu vực.

http://khampha.vn/khoa-ho...au-a-tiep-c7a3074.html







 
21/9/11
1.696
33.548
113
Re:Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

Các nước Châu Á tốn bao nhiêu tiền bạc công sức mới có được số lượng tàu ngầm trên. Thế mới biết tiềm lực của Phát Xít Đức thế nào, các nay 70 năm họ có đội tàu ngầm gấp đôi số lượng trên.
 
Hạng B2
12/7/08
319
6
0
Re:Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

Hiện nay, Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về số lượng tàu ngầm diesel-điện và đứng thứ ba thế giới (sau Mỹ và Nga) về tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm.

Theo ước tính, trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện nay đang có khoảng 75 chiếc tàu ngầm (tính cả những chiếc vừa hòan thành trong năm 2010), trong đó có:

5 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo (1 chiếc lớp Hạ và 3-4 chiếc lớp Tấn); 8 chiếc tàu ngầm nguyên tử (4 chiếc lớp Hán và 3-4 chiếc lớp Đường); 60 chiếc tàu ngầm diesel-điện (10 chiếc lớp Nguyên, 13 chiếc lớp Tống, 17 chiếc lớp Minh, 12 chiếc lớp “Kilo” và 8 chiếc lớp Romeo)...

tau-ngam-trung-quoc-1-1.jpg


Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn đang sở hữu 2 chiếc tàu ngầm lớp Golf và Vũ Hán để sử dụng cho mục đích thử nghiệm (thử các loại vũ khí tên lửa mới trước khi chính thức trang bị cho các lớp tàu ngầm khác trong biên chế hoặc trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt).

Tiềm năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được đánh giá theo tỷ lệ số vũ khí trang bị trên tàu ngầm so với tổng số vũ khí dự bị hiện có.

Cụ thể, lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc được trang bị 36 quả tên lửa đạn đạo chống ngầm (chiếm 3,3% nguồn dự trữ tên lửa hạt nhân chiến lược), 146 tên lửa đối hạm (chiếm 9,9% nguồn dự trữ tác chiến của loại tên lửa này trong Hải quân Trung Quốc), 1.182 ngư lôi (chiếm 82,4%) và 2.068 thủy lôi (chiếm 31,5% nguồn dữ trữ tác chiến của các loại vũ khí này trong Hải quân Trung Quốc).Trong biên chế thời chiến, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc được tổ chức và biên chế thành 6 cụm tàu tác chiến chia đều cho 3 Hạm đội: Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải.

Trong đó tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo được biên chế cho lực lượng hạt nhân chiến lược, các tàu ngầm đa nhiệm như tàu ngầm nguyên tử và tàu ngầm diesel-điện được biên chế cho lực lượng thông thường.

Trong biên chế thời bình, tất cả số tàu ngầm này đều được tổ chức và biên chế thành các cụm và lữ đoàn tàu ngầm, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Chỉ huy các Hạm đội.

Hạm đội Bắc Hải đảm nhiệm tác chiến ở khu vực Hoàng Hải và vịnh Bột Hải với biên chế tác chiến gồm: 2 đội tàu ngầm nguyên tử (1 chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ, 2 chiếc lớp Tấn, 4 chiếc lớp Hán mang số hiệu từ 402 đến 405; 4 chiếc lớp Thượng đang triển khai tại căn cứ hải quân Syaopindao và Nanyang; 2 lữ đòan tàu ngầm diesel-điện (13 chiếc lớp Tống, Minh và Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Qingdao và Lushun. Ngoài ra, tại căn cứ hải quân Syaopindao hiện nay còn triển khai cả tàu ngầm thử nghiệm mang tên lửa đối hạm Vũ Hán mang số hiệu 351 và tàu ngầm mang tên lửa lớp Golf mang số hiệu 200.

tau-ngam-trung-quoc-1-2.jpg


Hạm đội Đông Hải đảm nhiệm tác chiến ở vùng biển phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả eo biển Đài Loan với biên chế tác chiến gồm: 1 lữ đoàn tàu ngầm (4 chiếc tàu ngầm diesel-điện dự án 877/636, 6 chiếc lớp Tống, một vài chiếc dự án 636 EM và lớp Minh, lớp Romeo) triển khai tại căn cứ hải quân Sichugan.

Hạm đội này khi cần thiết cũng có thể sử dụng cả căn cứ hải quân ở Thượng Hải và Ninbo để bố trí và triển khai lực lượng tác chiến nhanh, kịp thời ngăn chặn mọi nguy cơ tiềm năng có thể xảy ra.

Hạm đội Nam Hải. Đây là một trong những Hạm đội được Trung Quốc tập trung đầu tư nhiều kinh phí, vũ khí, trang thiết bị quân sự nhất bởi vì nó đảm nhiệm khu vực tác chiến trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và vịnh Tonkin (vịnh Bắc Bộ).

Theo đánh giá sơ bộ của ngành hải dương Trung Quốc, trữ lượng dầu khí dưới Biển Đông là hơn 50 tỷ tấn, chủ yếu nằm ở độ sâu từ 500 mét đến 2.000 mét. Gần đây, người ta tiếp tục phát hiện ở Biển Đông còn có một trữ lượng băng cháy (một loại năng lượng sạch cho tương lai) khổng lồ.

Bên cạnh đó, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua Eo biển Malacca. Do vậy, bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc.

Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực.


tau-ngam-trung-quoc-1-3.jpg


Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng cẳng. Để giải quyết những vấn đề này, “chiến lược biển xanh" cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, bên cạnh việc thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng “Hạm đội tác nghiệp biển sâu” Trung Quốc nhận thấy cần tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Nam Hải để bảo vệ vững chắc nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ và vị trí địa-chiến lược ở khu vực này.

Hiện nay, trong biên chế tác chiến của Hạm đội Nam Hải gồm 1 chiến đoàn tàu ngầm (tàu ngầm diesel-điện lớp Tống, Minh, Romeo) và một vài chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636EM triển khai tại căn cứ hải quân Lushun.

Nguồn VTC http://vtc.vn/311-283473/...-trung-quoc-ra-sao.htm

_____________
Vinaleaks <span style=""color: #0000ff;"">[link]http://www.basam.info/[/link]</span>
,
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
22/8/07
1.406
7
38
40
Sài Gòn
Re:Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

150 chiếc mà TQ chiếm hết 1/2 , khủng thật .Có khi nào nhiều quá nó đi đụng nhau không nhỉ :D
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Re:Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

Theo thống kê của 1 trang web thì tới đầu năm 2011, các nước có số lượng tàu ngầm như sau:

1) Mỹ: 75
2) Trung Quốc: 63
3) Triều Tiên: 58
4) Nga: 48
5) Iran: 19
6) Turkey: 16
7) Nhật Bản: 16
8) Ấn Độ: 15
9) Hàn Quốc: 14
10) Anh Quốc: 11
---
11) Pháp: 10
12) Hy Lạp: 8
13) Ý, Na-Uy, Úc: 6
14) Brazil, Ba Lan, Thụy Điển, Pakistan: 5
15) Algeria, Chile, Đức, Đài Loan, Canada, Ai Cập, Tây Ban Nha: 4
16) Nam Phi, Do Thái, Argentina: 3
17) Indô, Lybia, Bồ Đào Nha, Mã Lai: 2
18) Ukraine: 1
---

Tuy vậy, 5 năm sau thì tình hình sẽ khác. Lúc đó Việt Nam sẽ bắt đầu có tên trong top 15. Rồi dần là top 10.

Thật ra, số đông chưa chắc đã là tốt. Hàng nhiều nhưng chưa chắc đã là "khủng"... Có thể trong tương lai Trung Quốc sẽ có nhiều tàu ngầm hơn Mỹ về số lượng. Nhưng về chất lượng thì không sao bì được. Đó là vì toàn bộ tàu ngầm của Mỹ đều có sử dụng năng lượng hạt nhân. Chúng có thể hoạt động trên 30 năm mà không phải nạp nhiên liệu và có thể "nằm ngầm" cho đến khi nào thủy thủ... hết đồ ăn mới trồi lên. Tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ có khả năng định vị chính xác và khi nằm án binh bất động dưới đáy biển vẫn không bị luồng nước đẩy trôi đi do tính tự cơ động trở lại vị trí đã chọn.

Còn tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc thì thường hay nằm tại cảng vì chất lượng kém, cơ động ồn ào, lại thêm khả năng bắn tên lửa từ dưới nước khi đang di chuyển vẫn còn nhiều nghi ngờ là chưa thực hiện được. Có nhiều thông tin về việc tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc bị các sự cố hạt nhân nhỏ nhưng họ cố tình dấu diếm.

Muốn có đội hải quân tàu ngầm mạnh thì thực chất phải có khả năng diệt tàu ngầm vượt trội hơn. Đó là điều Trung Quốc chưa có. Hiện nay, tàu ngầm Virginia vẫn tuần du Biển Đông như đi chợ. Thỉnh thoảng trồi lên như ở vịnh Subic chẳng hạn, để nhắc nhở Trung Quốc chớ có "cà chớn" ở bãi cạn Scarborough.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
20/10/11
1.070
1.422
113
Re:Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

trong thời gian vN có đủ 6 kilo thì các nước kia cũng đã tăng theo rồi, việc chạy đua vũ trang là điều ko tránh khỏi.
 
T34
Hạng C
20/5/10
856
9
18
Hotline 0903.611.243
Re:Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

Oh, Việt Nam mình hiện có 2 chiếc rùi mà ( của Anh Triều Tiên " cho tặng" ) mấy năm rùi.....:D:D:D:D
 
Hạng F
22/10/09
8.170
31.923
113
Re:Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

có khi nào Mỹ xúi TQ chạy đua vỏ trang như thời cold war. chạy một hồi rồi bung máy sụp đổ luôn
 
Hạng F
8/4/09
5.635
416
83
51
đâu nhỉ?
Re:Điểm mặt tàu ngầm của các nước châu Á.

Lượng là để hù, chất mới là để wánh! Giống kiểu xe máy Khựa 10 chiếc 50 chai xài 3 năm, xe nhựt bổn 1 chiếc 50 chai xài 30 chục năm kkkkk!!!!