Chuyên
16/6/22
634
544
93
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đề cập đến công tác điều hành tỷ giá, kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho cung ứng xăng dầu, nâng cao hiệu quả chính sách cấp bù lãi suất 2% trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023.

b9n.png


Về điều hành lãi suất tín dụng và tỷ giá, Thống đốc cho biết, bối cảnh năm 2022 có nhiều khó khăn hơn so với những đánh giá vào cuối năm 2021, xu hướng lạm phát kéo dài hiển hiện ở khắp các nước trên thế giới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất cao và dự kiến sẽ vẫn tiếp tục tăng ở mức cao, đồng đô la Mỹ tăng mạnh khiến nhiều đồng tiền khác suy giảm, mất giá. Những diễn biến như vậy khiến ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đều gặp khó khăn.

Trong khi đó, ở trong nước, diễn biến của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán tác động mạnh đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng. Chính sách tiền tệ được giao nhiều nhiệm vụ, đa mục tiêu, ngay trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng cao, Ngân hàng Nhà nước vẫn được giao nhiệm vụ ghìm giữ lãi suất. "Đây thực sự là nhiệm vụ khó khăn, thách thức", bà Hồng nói.

Tuy vậy, theo Thống đốc, trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, đồng bộ với liều lượng vào các thời điểm hợp lý; qua đó, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức bình quân 9 tháng là 2,73%, năm 2022 ước đạt dưới 4%. Đây là mức thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực, là yếu tố góp phần cho tăng trưởng kinh tế đạt mức dự kiến 8% cho cả năm nay.

Đối với tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã theo dõi sát và điều hành linh hoạt ở mức độ phù hợp để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Đặc biệt, trên thị trường tiền tệ, thanh khoản ngân hàng thậm chí có dư thừa trong 9 tháng, mặt bằng lãi suất chỉ tăng 0,3-0,4% so với cuối năm trước.

Tuy nhiên, sang tháng 10, bà Hồng cho biết, thị trường tiền tệ, ngoại hối biến động mạnh do tác động bởi tâm lý kỳ vọng. Đặc biệt, trên thị trường có các thông tin không đúng sự thật ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng.

"Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động, linh hoạt và xác định trọng tâm thời gian này phải đảm bảo ổn định hoạt động hệ thống ngân hàng và sẵn sàng cung ứng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu chi trả cho các tổ chức tín dụng", bà Hồng thông tin.

Đối với thị trường ngoại hối, Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước phải chủ động cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hơn. Trong ngắn hạn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, phải đánh đổi giữa các mục tiêu như để ổn định thị trường ngoại hối phải chấp nhận tỷ giá tăng cao và với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khi tỷ giá tăng cao nhưng ổn định được thị trường ngoại hối...
b8.jpeg


Lý giải điều này, Thống đốc nói rằng, trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ, phải xác định mục tiêu trọng tâm trọng điểm trong giai đoạn đó là gì, với điều kiện phục vụ mục tiêu chính là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Liên quan đến vấn đề tháo gỡ khó khăn cung ứng xăng dầu mà Bộ Công thương đề xuất hôm 18/10, Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công thương phải có đánh giá chi tiết, cụ thể, phân tích những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng khan hiếm, rối loạn cung ứng và có những giải pháp phù hợp.

Bà Hồng nói rằng, trong điều hành, Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh xăng dầu; đồng thời đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng phải đáp ứng cho lĩnh vực kinh doanh này.

Về chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, về thực tiễn, số lượng hỗ trợ còn ít, những phân tích, đánh giá nguyên nhân của các đại biểu Quốc hội là hoàn toàn chính xác.

Về vấn đề này, Thống đốc cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành tiến hành đánh giá, khảo sát trong thời gian tới và báo cáo tổng thể với Chính phủ và Quốc hội.​

Xem thêm: