Giao Thông
22/3/19
1.114
2.720
131
34
Ga trước Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức) tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên gồm sảnh, khu bán vé, phòng chức năng, lối ra vào tàu... đạt 99% khối lượng.

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Sau 10 năm thi công, tuyến Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoàn thành khoảng 92% tiến độ. Toàn tuyến có 11 ga trên cao: Văn Thánh, Tân Cảng, Thảo Điền, An Phú, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái, Thủ Đức, Khu công nghệ cao, Suối Tiên, Bến xe Miền Đông mới và 3 ga ngầm là Ba Son, Bến Thành, Nhà Hát Thành phố.

Thời điểm hiện tại, trong 11 ga trên cao, ga trước Khu công nghệ cao có tiến độ nhanh nhất, dự tính hoàn thiện năm nay. Các ga trên cao còn lại hiện đạt tiến độ hơn 90%.

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Nhà ga gồm tầng trệt và hai tầng lầu, dài 150 m, rộng 23 m, cao 22 m. Ngay lối vào tầng trệt là cầu thang chính dẫn lên khu vực bán vé, sảnh chờ. Hai bên cầu thang bộ là thang cuốn và thang máy (che bạt xanh) đã được lắp đặt. Tầng này có các hạng mục như khu kỹ thuật, sảnh đón khách, hệ thống bể nước, phòng cháy chữa cháy, bãi giữ xe...

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Khoảng không gian dưới tầng trệt đang được công nhân trải nhựa để làm bãi giữ xe cho khách đi metro.

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Tầng trên rộng khoảng 1.200 m2, là khu vực mở, được thiết kế làm nơi bán và soát vé, phòng hành chính, quầy bán đồ lưu niệm, phòng kỹ thuật, hệ thống phòng cháy chữa cháy... đã hoàn thiện cơ bản.

Sàn tầng này lát gạch men, trần được lợp vật liệu nhôm với hệ thống chiếu sáng thiết kế dạng vòng tròn. Theo nhà thầu, thời gian tới sẽ hoàn thiện các hạng mục như đèn, cổng thu phí, lối soát vé, quầy thông tin...

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Ngoài 6 thang bộ, toàn bộ nhà ga có ba thang cuốn và hai thang máy để phục vụ hành khách từ tầng trệt lên trên cao.

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Khu vực kiểm tra lại vé, phòng làm việc của nhân viên vận hành tại ga Khu công nghệ cao. Đối diện là các phòng bán vé, quầy bán đồ lưu niệm.

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Quanh các cột, tường ở sảnh chờ là các ô trống để lắp bảng quảng cáo điện tử.

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Tầng trên cùng là nơi tàu đỗ đón trả khách đã xong phần lợp mái, đường ray, hệ thống điện, cáp, lối lên xuống... Mái lợp bằng tôn, thiết kế dạng mở với khoảng hở rộng cỡ 2 m ở giữa lấy ánh sáng tự nhiên, tạo thông thoáng cho nhà ga.

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Hai lối đi bên đường ray lát gạch men và có thiết kế những lối đi màu vàng dành riêng cho người khuyết tật. Lối vào tàu có lắp đặt mỗi bên 24 cửa bằng chất liệu nhôm, kính. Dưới lối vào được vẽ các mũi tên chỉ hướng ra, vô cho khách khi tàu dừng đón trả khách.

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Hai bên hông nhà ga lắp đặt hệ thống thông gió bằng nhôm, giúp không khí thông thoáng, lấy ánh sáng tự nhiên. Ở trên trần và hai bên hông nhà ga sắp tới sẽ hoàn thiện hệ thống cáp, camera, dây tín hiệu, chiếu sáng...

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Toàn tuyến metro đang được lắp đặt thiết bị hệ thống cung cấp điện, trong đó đường điện trên cao ở ga Khu công nghệ cao cơ bản hoàn thiện.

Cuối tháng 8, toàn bộ 17 đoàn tàu được cho chạy tại depot Long Bình, TP Thủ Đức, trước khi chạy thử đoạn trên cao vào cuối năm nay để chuẩn bị thử nghiệm trên tuyến chính.

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM, Metro Số 1 tổng đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, dài gần 20 km từ Bến Thành đến depot Long Bình và dự kiến chạy thương mại vào quý 4 năm tới.

Diện mạo ga trên cao Metro Số 1 sau hơn 10 năm thi công

Lộ trình tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên.

Xem thêm:
Theo Vnexpress
 
  • Like
Reactions: Viethung12776
Hạng D
22/1/19
4.456
8.229
113
Hoãn nữa rồi.
Tàu điện ngầm của thủ đô bị hoãn tới 2025 mà tàu của tỉnh lẻ lại đi vào vận hành đúng hẹn thì coi sao được ...
Tỉnh lẻ được đầu tư cái sân bay thứ 2 vì cái sân bay cũ trong nội thành bị ai đó lỡ tay làm chệch hướng quy hoạch, gây quá tải. Thì thủ đô cũng đề xuất được làm sân bay thứ 2, dù sân bay cũ vốn đã nằm ở ngoại thành, quy hoạch chỉnh chu, có sẵn đường cao tốc kết nối và plan nâng công suất lên 100tr khách. Hay khi tỉnh lẻ được xúc tiến khép kín vành đai 2 và khởi động vđ 3 sau rất nhiều năm bị trì hoãn, thì vài tuần sau thủ đô cũng phải được xúc tiền vđ 4 mới là hợp lý nha bro ...
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
19/5/19
138
585
96
Ở đây có bác nào rành về công nghệ đường sắt cho em hỏi là công nghệ dẫn điện overhead line như metro số 1 này của bọn Nhật ở SG với dẫn điện qua third rail như cát linh hà đông của Tung Của ngoài HN cái nào ưu việt hơn nhỉ? Đi Nhật thì thấy toàn là kiểu 1, mà đi Sing đi Tàu thì thấy toàn là kiểu 2? Không hiểu cái nào xịn hơn?
 
Hạng D
11/2/11
1.352
2.502
143
www.falkentire.com
Ở đây có bác nào rành về công nghệ đường sắt cho em hỏi là công nghệ dẫn điện overhead line như metro số 1 này của bọn Nhật ở SG với dẫn điện qua third rail như cát linh hà đông của Tung Của ngoài HN cái nào ưu việt hơn nhỉ? Đi Nhật thì thấy toàn là kiểu 1, mà đi Sing đi Tàu thì thấy toàn là kiểu 2? Không hiểu cái nào xịn hơn?
Không phải xịn hơn mà là phù hợp hơn.

Dây điện nó ở trên thì nó không bị dính nước khi ngập. Mấy đoạn vô hầm lỡ mà nó ngập thì sau khi bơm nước ra đỡ phải bảo trì lại đường dẫn điện.
 
Hạng D
22/1/19
4.456
8.229
113
Không phải xịn hơn mà là phù hợp hơn.

Dây điện nó ở trên thì nó không bị dính nước khi ngập. Mấy đoạn vô hầm lỡ mà nó ngập thì sau khi bơm nước ra đỡ phải bảo trì lại đường dẫn điện.
Một phần nữa là Sing, Tàu làm sau nên cũng muốn cái gì đó mới mẻ, có dấu ấn riêng hơn. Trong con mắt của người dân thì rõ là đường điện ẩn sẽ đẹp mắt và "xịn" hơn là đi lộ thiên rồi.