Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
17/5/13
460
15
18
<h2>Thuận theo lời kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của chính quyền TP.Đà Nẵng, Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL - DLG) đã đầu tư hơn 130 tỉ đồng để xây dựng Bến xe (BX) phía Nam (Đà Nẵng). Công trình được xây dựng đẹp, đạt chuẩn cấp 1, nhưng suốt gần hai năm qua, BX không một bóng người.</h2>Mỗi sáng thức dậy, ĐLGL phải lo đủ 20 triệu đồng để trả lãi cho công cuộc đầu tư này và tương lai chưa biết bao giờ chấm dứt. Lý do dẫn đến ĐLGL "sụp hầm" phải chăng từ nguyên nhân đó là đối thủ “chia sẻ” nguồn lợi với cơ sở BX trung tâm hiện nay của TP vốn hoạt động lâu đời, lại được hỗ trợ khá tốt từ cơ chế, chính sách tài chính, đất đai của chính quyền.

DLG.jpg
Đường vào Bến xe phía Nam, Tập đoàn Đức Long vẫn phải thuê của dân vì chính quyền chưa giải tỏa dân ra khỏi bến xe.

Từ hơn 2 năm qua, Công ty CP Tập đoàn ĐLGL long đong ngược xuôi, đội đơn chạy khắp các cửa, từ chi nhánh phòng thương mại ngay tại địa phương mình (Gia Lai) đến chính quyền Đà Nẵng, rồi kêu ra tận đến Phó Thủ tướng Chính phủ để “xin” sự quan tâm, cứu doanh nghiệp BX Phía Nam Đà Nẵng của mình đang đứng trên bờ vực phá sản. Sự sụp đổ của dự án này đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế chung của cả tập đoàn hiện nay và trong tương lai.
Ngọt mật...
Tháng 4.2005, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng lúc bấy giờ là ông Hoàng Tuấn Anh đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông công chính Đà Nẵng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Nội dung quy hoạch về hệ thống bến xe, dự kiến đến năm 2010, thành phố sẽ có 2 bến xe trung tâm - phía bắc, dự kiến phục vụ cho các tuyến xe đi đến các tỉnh phía bắc đất nước; phía nam dành cho các xe đi các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên.
Thời điểm ban hành quy hoạch, Đà Nẵng đã có một BX trung tâm thuộc sự điều hành của Cty cổ phần vận tải và quản lý BX Đà Nẵng, trước nằm trong trung tâm, nay đã được chính quyền thành phố cấp đất, đưa toàn bộ hoạt động của BX về phường Hòa An (quận Cẩm Lệ), nằm trên trục quốc lộ 1, cách trung tâm hơn 10km, đóng vai trò như một BX trung tâm ở phía bắc thành phố.
Trên tinh thần xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng lúc bấy giờ, chính quyền TP.Đà Nẵng đã kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng BX Phía Nam. Và Công ty CP Tập đoàn ĐLGL là doanh nghiệp (DN) được chọn trong số nhiều lời đề nghị, vì lý đo đơn vị đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông, xây dựng điều hành BX, đồng thời khả năng tài chính bảo đảm cho công việc đầu tư xây dựng một BX vận tải khách phù hợp với quy hoạch chung cho một thành phố hiện đại trong tương lai.
Ông Phạm Anh Hùng - Tổng GĐ Tập đoàn Đức Long - tâm sự: “Khi đăng ký đầu tư vào công trình này, chúng tôi chan chứa hy vọng vì quy hoạch hệ thống giao thông, vận tải của thành phố rất rành mạch, chi tiết. Từ Thành ủy, UBND thành phố đến các ngành liên quan động viên rất nhiều và tạo mọi điều kiện thông thoáng để DN đầu tư thuận lợi nhất, ai ngờ đâu!”.
Sau 18 tháng thi công, ĐLGL đã tập trung nguồn vốn hơn 130 tỉ đồng đầu tư giai đoạn 1, xây dựng BX Phía Nam TP.Đà Nẵng khang trang, hiện đại nhất thời điểm này và đưa vào sử dụng vào tháng 6.2012. Và đó cũng là bắt đầu cho con đường đầy chông gai của DN này tại Đà Nẵng.
“Chết” kẻ tiên phong
“BX mà vắng hơn cả chùa Bà Đanh”! Đó là nhận xét chung của nhân viên cũng như tất cả ai lỡ bước vào BX Phía Nam Đà Nẵng bây giờ. Từ khi đưa vào sử dụng (6.2012) đến nay (2.2014) tròn 20 tháng, nhưng cơ sở hạ tầng giao thông này chưa từng đón được một hành khách, chứ đừng nói cả một chuyến xe khởi hành từ đây đi các tỉnh miền Nam hay Tây Nguyên.
Cả một BX rộng hơn 30.000m2 khang trang, rộng rãi nhưng hoang vắng. Bãi đậu xe hơn 10.000m2, được đổ bêtông sạch đẹp, nay chỉ có cỏ dại mọc đầy; trong phòng đợi những dãy ghế được xếp gọn lại đóng dày bụi điêu tàn. Nhân viên phục vụ ban đầu 30 người, nay còn 5 người với một giám đốc mỗi ngày dạo qua một lượt, bảo dưỡng lau chùi cho nó không quá xuống cấp, bệ rạc. Một tài sản trăm tỉ đang buồn thiu xuống cấp, nhìn mà xót xa cho DN.
Khác với hình ảnh hào sảng trong ngày khánh thành cách đây gần 2 năm, ông Phan Xuân Viên - GĐ Công ty Đức Long Đà Nẵng - không giấu được sự mệt mỏi, buồn rầu nói: “Thật sự chúng tôi không hình dung được có một ngày lâm vào tình trạng này. Ở Lâm Đồng, Gia Lai hai bến xe do chúng tôi xây dựng hoạt động rất tốt, còn ở đây thì tê liệt hoàn toàn trong suốt thời gian từ ngày khai trương đến giờ. Toàn bộ hoạt động giao thông vận chuyển khách hiện nay của thành phố đều tập trung hết về BX Phía Bắc; không có một phân luồng, trích tuyến nào cho BX Phía Nam theo quy hoạch chung của địa phương đã được phê duyệt”.
Với vị trí là đầu mối giao thông quan trọng có cảng biển, sân bay quốc tế, Đà Nẵng là một trong những địa phương mà ĐLGL có dự án đầu tư được cho là khả thi nhất. Thế nhưng, trái ngược đến 180 độ, công trình đã hoàn thành mà ĐLGL không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền thành phố. Tính đến nay, có đến vài mươi lá đơn kêu cứu gửi đến các cửa, nhưng cũng chỉ được nhận những cú lắc đầu quyết liệt.
Trong một văn bản mới nhất (11.2013), chính quyền TP.Đà Nẵng chốt hạ: “UBND thành phố không thể can thiệp, điều chỉnh việc đăng ký khai thác và hoạt động kinh doanh vận tải tuyết cố định đã đăng ký tại BX trung tâm thành phố; yêu cầu Cty CP Đức Long Đà Nẵng tiếp tục vận động và có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các DN vận tải vào đăng ký”. Câu trả lời này có ý nghĩa như một sự đóng sập trước hy vọng cứu vãn dự án của ĐLGL.
Vì sao chính quyền Đà Nẵng một mực giữ thái độ kiên quyết buộc ĐLGL phải “tự” cạnh tranh với BX Phía Bắc đã có hoạt động lâu đời, vốn trước đây là doanh nghiệp công ích của địa phương, hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách cho đến cơ chế nguồn vốn, cơ sở hạ tầng? Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập phân tích trong bài sau.


http://vietstock.vn/2014/02/dlg-sup-ham-o-da-nang-cuoi-tam-tham-do-la-ho-den-737-332952.htm
 
Status
Không mở trả lời sau này.