Status
Không mở trả lời sau này.
Sau khi có thông tin bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xóa bỏ hình thức chia lô, bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị và chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng, không ít doanh nghiệp kinh doanh bất động sản choáng váng.

>> Bộ Xây dựng đề nghị xóa hình thức phân lô, bán nền

Khó khả thi?

Theo ông Đào Văn Quang, phó tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng Ba Đình, việc xóa bỏ hình thức phân lô bán nền sẽ gây khó cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh bất động sản vừa và nhỏ, bởi các tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn thường được các ngân hàng đứng sau bảo trợ tín dụng. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực này thường “tự bơi” tìm nguồn vốn, như huy động vốn trước từ người dân có nhu cầu đầu tư.

Các cơ quan chức năng phải rà soát pháp luật về đất đai để đơn giản và minh bạch trong trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, chống đầu cơ, lũng đoạn thị trường

Ông Quang cho hay, nếu kiến nghị trên được đưa vào thực tế thì thị trường bất động sản sẽ có biến động lớn và nguồn cung sẽ hẹp lại do các dự án triển khai không có nguồn vốn. Bên cạnh đó, việc cấm bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị và chủ đầu tư phải hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng là rất khó khả thi, bởi nhiều hộ gia đình có nhu cầu thay đổi kiến trúc nội thất riêng. Ông Quang dẫn chứng, trong khu đô thị Ciputra mà gia đình ông đang cư ngụ, có đến 90% hộ thay đổi kiến trúc nội thất.

Ông Bùi Văn Việt, giám đốc công ty cổ phần Huy Hoàng Land cũng cho rằng việc xóa hình thức phân lô bán nền và cấm bán nhà xây thô sẽ làm cho thị trường bất động sản dễ lâm vào nguy cơ “mất thăng bằng”, dự án đang triển khai sẽ đổ vỡ, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ phải gánh chịu đầu tiên. Trong khi đó, hầu hết các dự án bất động sản đang triển khai vốn đã được cơ quan chức năng và chính quyền thẩm định cho phép thực hiện thì các cơ quan này hầu như không có trách nhiệm gì.

"Nhà nước không bao quát được bộ mặt đô thị mà cấm phân lô bán nền là biểu hiện của quản lý yếu kém và phi thực tế, bởi lẽ các dự án đều qua khâu thẩm định của cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực này”, ông Việt bức xúc nói. Ông Việt cũng đề xuất khi dự án đã được quy hoạch xong, nên cho phân lô bán nền kèm những ràng buộc cụ thể. Điều này sẽ giải quyết được phần nào nhu cầu bức xúc về nhà ở của người dân và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Hà, cục trưởng cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (bộ Xây dựng), hiện có tình trạng hàng loạt dự án ở các thành phố được xây dựng nhưng không hình thành được đô thị. Ông Hà dẫn chứng tại Hà Nội và Bắc Ninh có nhiều biệt thự hàng tỷ đồng để hoang, xây thô xong rồi phơi nắng, gây mất mỹ quan đô thị. “Nếu để chia lô, bán nền tiếp thì doanh nghiệp có lợi nhưng phát triển đô thị không thành”, ông Hà phân tích.

Cũng theo ông Hà, thời gian tới bộ Xây dựng sẽ đưa ra một số giải pháp như quy hoạch đủ quỹ đất để phục vụ nhu cầu phát triển nhà ở; rà soát tình hình sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới, thu hồi đất đã giao nhưng sử dụng không đúng quy định hoặc quá thời hạn mà không triển khai thực hiện.

Nên theo lộ trình

Theo một số nhà kinh doanh bất động sản tại Hà Nội, việc bộ Xây dựng đề xuất tiến tới chấm dứt sử dụng tiền mặt trong các giao dịch bất động sản, nhất là đối với các hợp đồng huy động vốn, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, giao dịch thuê nhà ở thì nên theo lộ trình.

Ông Đào Văn Quang cho rằng đề xuất này chưa nên áp dụng ngay vì phần lớn người dân chưa có thói quen giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Ông cho rằng để áp dụng phương thức này thì ngân hàng phải đổi mới phương thức giao dịch và giảm bớt các loại phí. Việc chấm dứt các hợp đồng huy động vốn, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai cũng phải có lộ trình, vì hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ sức nếu không có sự trợ giúp từ nguồn vốn của các nhà đầu tư, trong khi ngân hàng đang siết chặt cho vay bất động sản.

Ông Phạm Sĩ Liêm, phó chủ tịch tổng hội xây dựng Việt Nam cũng đồng tình việc cần có lộ trình để người dân làm quen với phương thức thanh toán mới, vì ngay chuyện trả lương qua thẻ ATM hiện nay vẫn còn lình xình về các loại phí khiến người dân nảy sinh tâm lý lo ngại.

Việc chấm dứt các hợp đồng huy động vốn, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhà nước phải hoàn thiện khung pháp lý, hạn chế rủi ro cho người dân và doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản.

Theo ông Liêm, trong tình trạng hiện nay, nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu ban hành chính sách thuế đủ mạnh để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí và làm mất mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải rà soát pháp luật về đất đai để đơn giản và minh bạch trong trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, chống đầu cơ, lũng đoạn thị trường.

“Đừng để khi có những “bong bóng” bất động sản vỡ ra, cơ quan chức năng lại đổ lỗi cho các doanh nghiệp “ lách luật” là không được, vì luật là phải chặt chẽ”, ông Liêm nói.

Kiểu này chắc đất nền lên giá vù vù quá
 
USS confirmed
Hạng C
28/7/10
840
4
18
45
Sài Gòn
Không biết tình hình như thế nào sắp đến nữa, nhưng trong đó em thấy có ưu đãi và ủng hộ cho người thu nhập giá thấp và người mua có nhu cầu thật sự
 
Status
Không mở trả lời sau này.