Hạng F
15/11/06
6.383
1.287
113
Tp Hồ Chí Minh
Các yêu cầu chung của việc độ chế, thay thế hệ thống điện xe ô tô.
- Các tiện nghi ( option ) theo xe được nhà sản xuất thiết kế nhiều ít tuỳ theo loại xe. Tuy nhiên các option này có thể không đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của chủ xe do thiếu, yếu hoặc công nghệ lạc hậu. Chính vì vậy phát sinh nhu cầu độ chế nhằm bổ sung các khiếm khuyết đó chẳng hạn như là: hệ thống âm thanh (CD/DVD), hệ thống chiếu sáng nội thất-ngoại thất (đèn trần-táp lô , đèn pha ) và hệ thống điều khiển- an ninh ( autolock-remote) .
- Việc thay đổi thiết kế này ít nhiều ảnh hưởng đến công suất tiêu thụ và độ an toàn của xe. Do đó để an toàn trước hết phải tính được công suất tiêu thụ của phụ tải mới trang bị và hệ thống điện hiện tại. Tiếp theo đó là chọn vật liệu ( dây nguồn- vật liệu cách điện) và cách thức thi công thích hợp.
- Hệ thống điện trên xe ô tô khác hoàn toàn hệ thống điện gia dụng. Nó chịu sự khắc nghiệt về nhiệt độ, độ rung thay đổi liên tục do đó đòi hỏi vật liệu chắc chắn hơn và kỹ thuật thi công phức tạp hơn. Nhằm bảo đảm sự an toàn về tính mạng và tài sản của các bác và người thân đi trên xe, trước khi độ chế hệ thống điện trên xe các bác dành ít thời gian đọc loạt bài để hiểu rõ hơn việc mình sắp làm. Các bác đã biết rồi hay không thích được quyền giử yên lặng, xin đừng câu móc- chọc ngoáy và cũng xin đừng tâng bốc.

 
Last edited by a moderator:
Hạng F
15/11/06
6.383
1.287
113
Tp Hồ Chí Minh
DÂY ĐIỆN CHO Ô TÔ , TÍNH TOÁN VÀ CHỌN DÂY.
-Các hư hỏng trong hệ thống điện ô tô ngày nay chủ yếu bắt nguồn từ dây dẫn vì đa số các linh kiện bán dẫn đã được chế tạo với độ bền khá cao. Ôtô càng hiện đại, số dây dẫn càng nhiều thì xác xuất hư hỏng càng lớn. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít người chú ý đến đặc điểm này, kết quả là trục trặc của nhiều hệ thống điện ôtô xuất phát những sai lầm trong đấu dây. Bài viết này nhằm giới thiệu với bạn đọc những kiến thức cơ bản về dây dẫn trên ôtô, giúp người đọc giảm bớt những sai sót trong sửa chữa hệ thống điện ôtô.
Dây dẫn trong ô tô thường là dây đồng có bọc chất cách điện là nhựa PVC. So với dây điện dùng trong nhà, dây điện trong ô tô dẫn điện và được cách điện tốt hơn. (Rất tiếc là do nguồn cung cấp loại dây này ít nên ở nước ta, thợ điện và giáo viên dạy điện ô tô vẫn sử dụng dây điện nhà để đấu điện xe!). Chất cách điện bọc ngoài dây đồng không những có điện trở rất lớn (1012Q/mm) mà còn phải chịu được xăng dầu, nhớt, nước và nhiệt độ cao, nhất là đối với các dây dẫn chạy ngang qua nắp máy (của hệ thống phun xăng và đánh lửa). Ở môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao, tốc độ lão hóa nhựa cách điện tăng đáng kể. Hậu quả là lớp cách điện của dây dẫn bắt đầu bong ra gây tình trạng chập mạch trong hệ thống điện.
Thông thường tiết diện dây dẫn phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy trong dây. Tuy nhiên, điều này lại bị ảnh hưởng không ít bởi nhà chế tạo vì lý do kinh tế. Dây dẫn có kích thước càng lớn thì độ sụt áp trên đường dây càng nhỏ nhưng dây cũng sẽ nặng hơn. Điều này đồng nghĩa với tăng chi phí do phải mua thêm đồng. Vì vậy mà nhà sản xuất cần phải có sự so đo giữa hai yếu tố vừa nêu. Ở bảng sau sẽ cho ta thấy độ sụt áp của dây dẫn trên một số hệ thống điện ô tô và mức độ cho phép.
iw72.png


Nhìn chung, độ sụt áp cho phép trên đường dây thường nhỏ hơn 10% điện áp định mức. Đây cũng là yếu tố làm cho đèn xe không được sáng lắm mà các bác phải thay dây dẫn to hơn cùng rờ le để cải tạo hệ thống chiếu sáng đã từng làm trước đây .
-Để có độ uốn tốt và bền, dây dẫn trên xe được bện bởi các sợi đồng có kích thước nhỏ. Các cỡ dây điện sử dụng trên ô tô được giới thiệu trong bảng sau.
wihz.png


Từ bảng này các bác sẽ chọn được kích cỡ dây thích hợp chuẩn bị cho công việc sắp tới.
- Hình dưới đây cho thấy sự khác biệt giửa dây chuyên dùng cho ô tô và điện gia dụng.
njxe.jpg

Dây màu xanh lá là dây chuyên dùng cho ô tô đường kính 1mm dây trắng là dây điện gia dụng 1mm ( dây đôi ) của Daphaco. Phần lõi giửa đường kính bằng nhau nhưng phần nhựa của dây điện ô tô mỏng hơn và tốt hơn. Giá thành dây điện ô tô tất nhiên là đắt hơn ( cuộn dây xanh em mua năm rồi ở Nhật Tảo là 220kvnđ/kg). Nếu các bác dùng trong khoang hành khách có thể mua dây điện mềm của Cadivi cũng đáng tin tưởng.
Lưu ý các bác hiện nay do giá đồng nguyên liệu rất cao nên nhiều nhà sản xuất độn dây nhôm vào để hạ giá thành, loại này dây nhẹ và dễ gãy không thích hợp dùng trên xe ô tô .
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
15/11/06
6.383
1.287
113
Tp Hồ Chí Minh
Mối nối an toàn-vật liệu cách điện.
* Sau khi tính toán lựa chọn cỡ dây việc kế tiếp là nối dây để cấp điện cho thiết bị hoặc tín hiệu điều khiển. Yêu cầu chính của nối dây: bảo đảm độ bền cơ học, dẫn điện tốt và bảo đảm tính thẩm mỹ. Lưu ý dây dẫn càng ít mối nối càng tốt và đừng nên quá tiết kiệm dùng dây tạp nối lại với nhau.
*Thông thường mối nối có 2 dạng : nối dài và phân nhánh. Để thực hiện việc nối dây phải thực hiện các bước:
- Bóc vỏ cách điện
- Cạo sạch lõi, dây điện cũ thường bị oxy hoá nên phải cạo sạch để mối nối dẫn điện tốt.
- Nối dây
- Xiết chặt
- Kiểm tra mối nối
- Hàn mối nối nếu thấy cần thiết ( những mối nối công suất lớn , môi trường ẩm ướt rung động mạnh)
- Bọc cách điện mối nối bằng băng keo cách điện hoặc bao mối nối bởi ống gen nhiệt.
4nl7.png

* Minh hoạ bằng hình thực tế.
-Bóc vỏ cách điện ( tuốc dây)
z0gz.jpg

- Chuẩn bị ống gen nhiệt, ống này đường kính 3mm sau khi nung nóng đường kính co lại còn 1,5mm
du30.jpg

lồng vào dây dẫn
5wv1.jpg

- Xoắn bằng kềm, nếu những nơ cần công suất lớn và rung động mạnh cần hàn chì mối nối cho bảo đảm.
8z1c.jpg

-dịch chuyển ống gen nhiệt vào vị trí che cả phần mối nối và phần vỏ dây
p4jy.jpg


-hơ lửa
zrlz.jpg

- Sau khi hơ lửa ống gen thắt chặt vào mối nối và vỏ nhựa làm cho độ bám của mối nối tốt hơn và chống thấm cũng tuyệt.
ckxb.jpg

- quấn băng keo thêm cho lớp cách điện dày hơn, quấn băng keo gối đầu nhau để băng dính tốt.
td6y.jpg

bkrc.jpg

- Hoàn hảo
5hch.jpg

- Với mối nối phân nhánh
emw2.jpg

tách làm đôi số sợi dây đồng cần nối vào dây chính
emw2.jpg

Xoắn dây về 2 hướng của điểm nối, hàn chì mối nối nếu cần
lwl3.jpg

6suh.jpg

jm08.jpg



* <span style=""background-color: #ffff00;"">Một lưu ý quan trọng: Khi nối hai hay nhiều dây dẫn điện, chúng ta phải nối so le. Cách làm này là để đảm bảo sự chắc chắn về cơ học và hạn chế tối đa chập mạch khi có một mối nối bị đứt ra hoặc băng keo cách điện sút ra. Xong nên dùng băng keo điện quấn riêng biệt từng sợi để đảm bảo an toàn.</span>


* Một cách khác nối dây bằng các trạm đô mi nô nhựa
1313469510.nv.jpg

1304048459.nv.jpg

đầu cos lưỡi và càng
1270198042.nv.jpg
1270624024.nv.jpg


hoặc
1270198566.nv.jpg

Với mạch phân nhánh dùng những thứ này
x669PP607-o_INSTAL.jpeg
pRS1C-4450006_rshalt1_dt.jpg


C531352-63.jpg


Với những đầu nối chuyên nghiệp kiểu này rất đẹp, an toàn thi công nhanh nhưng giá thành rất cao và không phải là dễ mua. Ngoài ra nó còn chiếm thể tích lớn nên ở nơi chật hẹp không dùng được, Khi thi công các bác còn ràng buộc nó để tránh những rung động tự do - nguồn gốc tiếng ồn không mong muốn trên xe.

P/s : Các bác thông cảm hình không được rõ lắm do em chỉ có 2 tay, tay
cầm máy tay cầm dây .... nên hình 2 tay xoắn dây em không chụp được.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
8/10/10
6.364
2.031
113
Q7 - Sài Gòn
Bác cho thông tin để anh em biết nhé, em stick lên trên.
Đây sẽ là những kiến thức kinh nghiệm quý báo cho các bác muốn chế, độ mà đụng đến hệ thống điện của xe.
 
Hạng F
15/11/06
6.383
1.287
113
Tp Hồ Chí Minh
lovecar nói:
Lâu lắm mới gặp nick này, hạng F rồi đấy, có thể lái cont 40".
Hẹn gặp bác Tư tuần sau.
Ban nick này OSPD được thưởng 1300USD nè, refund 100 em bao đi nhậu phè cánh nhạn luôn.
SMOKIN.GIF
Còn chần chờ gì nữa?:D