Tập Lái
15/12/19
0
1
0
33
dothocungtamlinh.com
Tỉnh / Thành
Hà Nội
Quận / Huyện
Huyện Hoài Đức
Địa chỉ
Thôn Đồng - Sơn Đồng - Hoài Đức - Hà Nội
Số điện thoại
0901701102
Giá
100000000
Đồ Thờ Cúng Tâm Linh chuyên làm những mẫu tượng Phật sơn son thếp vàng, thếp bạc đẹp được nhiều người yêu thích.

Là một trong nhiều cơ sở chuyên sản xuất đồ thờ tượng Phật của làng nghề Sơn Đồng - Hoài Đức, Hà Nội chúng tôi luôn tự hào đã tạo ra hàng trăm, hàng ngàn sản phẩm đẹp tới nhiều đình chùa, nhà thờ, phòng thờ trên cả nước.

Những sản phẩm chủ chốt như tượng thờ Tứ Phủ, tượng Phật Sơn Đồng đã được khẳng định trong mấy chục năm qua.

Thêm nữa là hoành phi câu đối và cuốn thư câu đối. Đây là những đồ thờ không thể thiếu khi trang trí ban thờ, phòng thờ. Mọi người thường ưa chuộng hoành phi câu đối gỗ mít hoặc hoành phi câu đối gỗ gụ . Nếu có điều kiện tài chính hơn thì mua hoành phi câu đối gỗ hương. Và hoành phi câu đối gỗ dổi cũng được nhiều người đón nhận.
Đồ thờ tượng Phật sơn son thếp vàng

Nói đến điêu khắc đồ thờ, người ta thường nghĩ ngay đến làng nghề Sơn Đồng và Kiêu Kỵ nổi tiếng bởi các sản phẩm tượng phật đẹp được chạm khắc rất tỉ mỉ. Nhưng ít ai biết rằng, ngoài chạm khắc, còn có một nghề vô cùng đặc biệt với nhiệm vụ “trang điểm” và thổi hồn cho những pho tượng Phật. Đó là nghề sơn son thếp vàng.

Cùng với kỹ thuật đục, tac, chạm, khắc thì thếp vàng là một trong những khâu quan trọng để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Không chỉ làm bật lên vẻ đẹp, đây còn là khâu cuối cùng với vai trò lưu giữ độ bền của món đồ theo thời gian. Nghe tưởng đơn giản nhưng thếp vàng chính là bước khó khăn nhất, bởi nó đòi hỏi người nghệ nhân phải có kỹ thuật cao và phải thấy được sự thiêng liêng cao quý của nghề thì mới làm được.
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
15/12/19
0
1
0
33
dothocungtamlinh.com
Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hoành phi câu đối đã trở thành những vật dụng không thể thiếu. Nó không những làm không gian thờ cúng trở nên sang trọng hơn mà còn thể hiện những mong ước, truyền tải về cuộc sống. Hoành phi câu đối được treo tại các gia đình, nhà thờ tổ, chùa…

Ở hai cột phía trước bàn thờ hoặc trên tường có treo mỗi bên một câu đối. Màu trên câu đối thường dùng là màu vàng, đỏ hoặc đen tùy theo từng loại. hoành phi câu đối thường được làm bằng đồng. Cũng như bức hoành phi ngoài dùng để trang trí, câu đối còn ghi lại những lời dạy về giá trị đạo đức truyền thống của tổ tiên, ca ngợi công đức của dòng họ gia tộc hoặc cầu mong thái bình, thịnh vượng. Phía trước câu đối là cửa võng thờ làm không gian thờ cúng trở nên tĩnh lặng và sang trọng hơn.

Một lưu ý quan trọng khi lựa chọn hoành phi câu đối đó chính là chữ viết trên đó. Hoành phi câu đối có nhiều mục đích treo như các nhà thờ họ, chùa và gia đình. Không phải tùy tiện mà có thể treo hoành phi câu đối theo ý thích của cá nhân được. Mỗi chữ trên hoành phi hay đôi câu đối đều cần phải lựa chọn cho phù hợp. Có loại chỉ được dùng cho nhà thờ họ, có loại chỉ dùng cho đền chùa, có loại treo ở bàn thờ gia tiên.

- Khi treo hoành phi câu đối gia chủ cần lưu ý đến kích thước của bàn thờ để treo các bộ hoành phi sao cho phù hợp tránh to quá hoặc nhỏ quá mất cân đối. Với những bàn thờ có kích thước 1m35 thì chỉ nên treo bộ hoành phi 1m35 hoặc nhỏ hơn, bàn thờ có kích thước 1m55 thì nên treo bộ 1m55, bàn thờ 1m75 thì có thể treo bộ hoành phi câu đối 1m75 hoặc 1m55. Với những bàn thờ lớn hơn thì đặt theo yêu cầu cho phù hợp.

- Bức hoành phi bao giờ cũng được treo chính giữa bàn thờ và trên cùng, hướng ra ngoài, cố định và ít di chuyển, tạo cảm giác bền vững, lâu dài. Góc treo nghiêng khoảng 25 đến 30 độ để có thể nhìn thấy một cách rõ nhất và đẹp nhất. Đôi câu đối được treo ở hai bên và hơi thấp xuống so với hoành phi, có thể treo từ mặt bàn thờ trở lên nằm trong mép bàn thờ hoặc bên ngoài đều được, tùy theo không gian để treo cho phù hợp.

Hoành phi câu đối trở thành vật dụng không thể thiếu trong bàn thờ gia tiên. Nó thể hiện tài năng của con người trong việc chơi chữ và thể hiện mong ước với chữ. Những bức hoành phi câu đối bằng gỗ, sơn son thếp vàng thật đẹp và ý nghĩa riêng phù hợp với từng không gian của gia đình.
 
Tập Lái
15/12/19
0
1
0
33
dothocungtamlinh.com
Con cả, con thứ đều có thể sử dụng bàn thờ án gian sơn son thếp vàng. Bàn thờ ở nhà con thứ được gọi là bàn thờ vọng.

Bàn thờ vọng là một loại bàn thờ mà những người sống ở xa quê, ít có điều kiện về nhà con trai trưởng dịp giỗ Tết lập nên. Ngoài ra, bàn thờ vọng được lập ở gia đình có gia chủ là con trai thứ trong nhà. Bàn thờ vọng vẫn có thể sử dụng chất liệu sơn son thếp vàng để tăng tính trang trọng, uy nghi cho không gian thờ cúng.
"Vọng bái ", nghĩa là vái lạy từ xa. Ngày xưa, khi triều đình có những điển lễ lớn, các quan trong triều tập trung trước sân rồng làm lễ, các quan ở các tỉnh hoặc nơi biên ải, thiết lập hương án trước sân công đường, thắp hương, nến, hướng về kinh đô quỳ lạy Thiên tử. Khi nghe tin cha mẹ hoặc ông bà mất, con cháu chưa kịp về quê chịu tang, cũng thiết lập hương án ngoài sân, hướng về quê làm lễ tương tự. Các bàn thờ thiết lập như vậy chỉ có tính chất tạm thời, sau đó con cáo quan xin về cư tang ba năm.

Kể từ đó, bàn thờ vọng được hình thành, chỉ có những người sống xa quê mới lập bàn thờ vọng. Những người ở gần quê, dù giàu hay nghèo cũng phải về nhà người con trai trưởng hoặc trưởng họ làm lễ trong dịp giỗ Tết, chú hoặc ông chú vẫn phải đến nhà cửa trưởng làm lễ dù cửa trưởng chỉ thuộc hàng thấp như cháu, chắt... Do đó, không có tục lập bàn thờ vọng đối với đời thứ ba ngay tại quê. Nếu người con trưởng mất hoặc sống xa quê, người con thứ kế tiếp con trưởng được lập bàn thờ chính, còn bàn thờ tại nhà con trưởng là bàn thờ vọng.

Tuy nhiên, ngày nay nhiều người con thứ muốn lập bàn thờ vọng để thờ cúng thắp hương cho tổ tiên vào ngày giỗ Tết thì có thể xin phép trưởng họ để lập bàn thờ riêng tại nhà. (Chỉ thờ cúng không tổ chức tụ tập linh đình tại nhà con thứ lập bàn thờ vọng).

Cách lập bàn thờ vọng:

Trước khi lập bàn thờ vọng, chủ nhà phải về sang nhà thờ họ để báo cáo với tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép chuyển một vài lư hương phụ hoặc một vài nén hương đang cháy giở đến bàn thờ vọng để thắp tiếp.

Nếu có nhà riêng, tương đối rộng rãi khang trang, thì bàn thờ đặt hẳn một phòng riêng chuyên để thờ cúng cho tôn nghiêm. Nếu đặt bàn thờ gia thần riêng, thì phải đặt thấp hơn bàn thờ gia thần một ít.

Nếu không có phòng riêng thì đặt kết hợp phòng khách, phải đặt cao hơn chỗ tiếp khách. Bàn thờ đặt hướng về quê chính để gia chủ vái lạy thuận hướng về quê chính.
 
Tập Lái
15/12/19
0
1
0
33
dothocungtamlinh.com
Ngai thờ (hay còn gọi là Ỷ thờ):Ngai thờ là một đồ thờ cúng không thể thiếu trong truyền thống văn hóa thờ cúng của người dân Việt Nam. Ngai thờ được bày trên bàn thờ cúng gia tiên trên bàn thờ bên cạnh các đồ thờ cúng khác. Nó có thể làm bằng gỗ, bằng đồng và nhiều loại chất liệu khác. Ngai thờ còn tượng trưng cho chiếc ghế dành cho tổ tiên thuộc hàng cao nhất để có thể quan sát, chứng giám và phù hộ cho toàn bộ con cháu trong gia đình, dòng tộc.
Những ai mới được thờ Ngai?
Thờ ngai chỉ thờ dành riêng

Ông bà Tổ họ, Chi riêng nhà mình

Thờ ngôi ngai là đẹp xinh

Hai ngai nhỏ đúng luật trình trên ban.

Thờ chung không đúng luật sang

Ngai chỉ thờ một rõ ràng không hai (1 vong)

Còn lại thờ chung ngoài ngai

Không thờ thứ tự trên ngai ý trần
Về chất liệu: Ngai thờ thường được làm bằng gỗ sơn thếp cầu kỳ, tỷ mỉ, hoặc bằng đồng. Ngai thờ thường được lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ vì vậy Ngai thờ thường được làm bằng chất liệu gỗ bền chắc, không bị mối mọt, được bảo quản, sơn thếp thường xuyên. Ngày nay ngoài chất liệu gỗ, người ta còn dùng thêm chất liệu đồng với nhiều ưu điểm về độ bền, mầu sắc…v..v.. Tuy nhiên gia chủ nên cân đối hài hòa giữa các yếu tố phong thủy để lựa chọn chất liệu phù hợp.
Về mẫu mã: Ngai thờ có nhiều mẫu mã khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, họa tiết thanh thoát đến cầu kỳ, Khi chọn mua ngai thờ, các bạn nên cân nhắc về yếu tố nội thất xung quanh ban thờ để phù hợp với tổng thể chung. Ban thờ hiện đại sẽ phù hợp với ngai thờ có họa tiết đơn giản, Ban thờ truyền thống họa tiết nhiều hơn ban nên chọn loại tương đương nhiều họa tiết nếu cùng niên đại về văn hóa thì càng tốt. Có thể chọn ngai thờ được chế tác theo mẫu mã truyền thống như: 2 tay ngai là đôi rồng ngậm ngọc minh châu, tượng trưng cho sự tôn nghiêm, mặt tựa được chạm chữ thọ, trên đỉnh là hình mặt nguyệt, xung quanh ngai là những trụ đồng tròn…v…v…

Khám thờ: Khám thờ khác ngai thờ ở chỗ Khám thờ có cửa mở ra đóng lại bên trong đặt các linh vị tổ tiên (Bài Vị) , ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ Thần Chủ. Thờ Thần Chủ là thờ từ bốn đời trở lên; Gồm 4 đời: Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Trên bàn thờ Ông Tổ một họ bao giờ cũng có riêng một Thần Chủ, Thần Chủ này để lại mãi mãi. Tại các gia từ, các nhà phú quý mới lập thần chủ để thờ, và đã lập thần chủ phải có đủ thần chủ từ bốn đời trở lên, kể từ người gia trưởng. Ấy là thần chủ của ky cụ, ông và cha tức là cao, tằng, tổ, khảo.
Hiện nay do xã hội phát triển nên cũng còn ít người duy trì tục thờ Thần Chủ này. Tục thờ này chủ yếu xuất hiện ở các nhà thờ họ, nơi mà tất cả các con cháu cùng một dòng họ lập chung một bàn thờ vị Thủy Tổ, gọi là Từ đường của dòng họ (Từ đường có nghĩa là nhà thờ). Nhiều Họ do lớn lên chia thành nhiều Chi, mỗi Chi lại đông con cháu nên ngoài việc tham gia ngày giỗ toàn họ còn có ngày giỗ tổ riêng của Chi Họ. Các Chi đều có nhà thờ riêng, gọi là bản Chi từ đường. Trên bàn thờ này cũng có bài vị của Ông Tổ gọi là Thần CHủ bản chi. Thần Chủ này cũng như Thần Chủ của Thủy Tổ họ sẽ được thờ mãi mãi. Dù không còn phổ biến nhưng nó cũng là một nét đẹp trong phong tục Việt Nam để tưởng nhớ Tổ Tiên, Nguồn Cội.